Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yumy Kang

Bài 1: Tìm số nguyên tố p sao cho p vừa là tổng vừa là hiệu của 2 số nguyên tố.

Bài 2: Cho a,b,c,d là các số tự nhiên khác 0 thỏa mãn a 2 + b2 + c+d2 là hợp số.

Bài 3: Cho a,b,c,d là các số tự nhiên khác 0 thỏa mãn a 2 + b c+d2. Chứng minh rằng a+b+c+d là hợp số.

phung viet hoang
26 tháng 12 2014 lúc 19:08

Bài 1:

Xét 2 TH : 
1) p chẵn : 
p là số nguyên tố chẵn nên nó chỉ có thể là 2, nhưng 2 không thể là tổng 2 số nguyên tố vì 2 là số nguyên tố nhỏ nhất ---> TH 1 không có số nào. 

2) p lẻ : 
Giả sử p = m+n (m,n là số nguyên tố).Vì p lẻ ---> trong m và n có 1 lẻ, 1 chẵn 
Giả sử m lẻ, n chẵn ---> n = 2 ---> p = m+2 ---> m = p-2 (1) 
Tương tự, p = q-r (q,r là số nguyên tố).Vì p lẻ ---> trong q và r có 1 lẻ, 1 chẵn 
Nếu q chẵn ---> q = 2 ---> p = 2-r < 0 (loại) 
---> q lẻ, r chẵn ---> r = 2 ---> p = q - 2 ---> q = p+2 (2) 
(1),(2) ---> p-2 ; p ; p+2 là 3 số nguyên tố lẻ (3) 

+ Nếu p < 5 ---> p-2 < 3 ---> p-2 không thể là số nguyên tố lẻ 
+ Nếu p = 5 ---> (3) thỏa mãn ---> p = 5 là 1 đáp án. 
+ Nếu p > 5 : 
...Khi đó p-2; p; p+2 đều lớn hơn 3 
...- Nếu p-2 chia 3 dư 1 thì p chia hết cho 3 ---> p ko phải số nguyên tố (loại) 
...- Nếu p-2 chia 3 dư 2 thì p+2 chia hết cho 3 ---> p+2 ko phải số n/tố (loại) 

Vậy chỉ có 1 đáp án là p = 5.

Lê Mạnh Tiến
11 tháng 5 2020 lúc 16:41

ko biết làm

Khách vãng lai đã xóa
Boss
21 tháng 11 2020 lúc 22:14

Bài 1:

Gọi p1-p2=p=p3+p4 với p1, p2, p, p3, p4 là các số nguyên tố

Do p là tổng của hai số nguyên tố p3 và p4 nên p là số lẻ

=> p3 và p4 phải có một số nguyên tố chẫn và một số nguyên tố lẻ

Giả sử p4=2

Do p là hiệu của hai số nguyên tố p1 và p2 nên p1-p2 là số lẻ =>, p1 lẻ, p2 chẵn

Do đó p2=2

Như vậy ta có p1-2=p=p3+2

=> p3,p,p1 là 3 số nguyên tố liên tiếp cách nhau 2 đơn vị

Chỉ có 3 số như vậy là 3,5,7

=>p3=3,p=5,p1=7

Thử lại 7-2=5=3+2

Vậy: Số nguyên tố cần tìm là 5

Khách vãng lai đã xóa
Lưu Phúc Bình An
15 tháng 10 2023 lúc 9:07

How???

minh
30 tháng 3 lúc 16:32

* Đáp án : p = 5

* Giải thích các bước giải :          

Trường hợp 1 :  p chẵn 

Vì p là số nguyên tố chẵn nên nó chỉ có thể là 2, nhưng 2 không thể là tổng 2 số nguyên tố vì 2 là số nguyên tố nhỏ nhất . 

⇒ p không tồn tại

Trường hợp 2 :  p lẻ

Giả sử p = m + n ( m,n là số nguyên tố ). Mà p lẻ ⇒  trong m và n có 1 lẻ, 1 chẵn

Nếu m là số lẻ, n là số chẵn ⇒  n = 2 ⇒ p = m+2 ⇒ m = p-2 (1)

Tương tự, p = q - r ( q,r là số nguyên tố ).Vì p là số lẻ ⇒  trong q và r có 1 lẻ, 1 chẵn

Xét : q chẵn ⇒  q = 2 ⇒  p = 2 - r < 0 ( loại ) 

⇒  q là số lẻ , r là số chẵn ⇒  r = 2 ⇒  p = q - 2 ⇒  q = p+2 (2)

Từ (1) , (2) ; ta thấy  p - 2 ; p ; p + 2 là 3 số nguyên tố lẻ (3) 

+ Nếu p < 5 ⇒ p - 2 < 3 ⇒  p - 2 không thể là số nguyên tố lẻ

+ Nếu p = 5 ⇒ (3) thỏa mãn ⇒  p = 5 .

+ Nếu p > 5 ⇒ p - 2 ; p ; p + 2 đều lớn hơn 3

+ Nếu p - 2 : 3 dư 1 thì p chia hết cho 3 ⇒  p không phải số nguyên tố ( loại ) 

+ Nếu p-2 chia 3 dư 2 thì p+2 chia hết cho 3 ---> p+2 ko phải số nguyên tố ( loại ) 

⇒ p chỉ có thể là : 5

Vậy p = 5. 


Các câu hỏi tương tự
Lê Đông Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
muradsieuga
Xem chi tiết
Tạ Quý Mùi
Xem chi tiết
hoàng văn huy
Xem chi tiết
Đỗ Đức Mạnh
Xem chi tiết
Lưu Minh Quân
Xem chi tiết