Bài 1:
Xét 2 TH :
1) p chẵn :
p là số nguyên tố chẵn nên nó chỉ có thể là 2, nhưng 2 không thể là tổng 2 số nguyên tố vì 2 là số nguyên tố nhỏ nhất ---> TH 1 không có số nào.
2) p lẻ :
Giả sử p = m+n (m,n là số nguyên tố).Vì p lẻ ---> trong m và n có 1 lẻ, 1 chẵn
Giả sử m lẻ, n chẵn ---> n = 2 ---> p = m+2 ---> m = p-2 (1)
Tương tự, p = q-r (q,r là số nguyên tố).Vì p lẻ ---> trong q và r có 1 lẻ, 1 chẵn
Nếu q chẵn ---> q = 2 ---> p = 2-r < 0 (loại)
---> q lẻ, r chẵn ---> r = 2 ---> p = q - 2 ---> q = p+2 (2)
(1),(2) ---> p-2 ; p ; p+2 là 3 số nguyên tố lẻ (3)
+ Nếu p < 5 ---> p-2 < 3 ---> p-2 không thể là số nguyên tố lẻ
+ Nếu p = 5 ---> (3) thỏa mãn ---> p = 5 là 1 đáp án.
+ Nếu p > 5 :
...Khi đó p-2; p; p+2 đều lớn hơn 3
...- Nếu p-2 chia 3 dư 1 thì p chia hết cho 3 ---> p ko phải số nguyên tố (loại)
...- Nếu p-2 chia 3 dư 2 thì p+2 chia hết cho 3 ---> p+2 ko phải số n/tố (loại)
Vậy chỉ có 1 đáp án là p = 5.
Bài 1:
Gọi p1-p2=p=p3+p4 với p1, p2, p, p3, p4 là các số nguyên tố
Do p là tổng của hai số nguyên tố p3 và p4 nên p là số lẻ
=> p3 và p4 phải có một số nguyên tố chẫn và một số nguyên tố lẻ
Giả sử p4=2
Do p là hiệu của hai số nguyên tố p1 và p2 nên p1-p2 là số lẻ =>, p1 lẻ, p2 chẵn
Do đó p2=2
Như vậy ta có p1-2=p=p3+2
=> p3,p,p1 là 3 số nguyên tố liên tiếp cách nhau 2 đơn vị
Chỉ có 3 số như vậy là 3,5,7
=>p3=3,p=5,p1=7
Thử lại 7-2=5=3+2
Vậy: Số nguyên tố cần tìm là 5
* Đáp án : p = 5
* Giải thích các bước giải :
Trường hợp 1 : p chẵn
Vì p là số nguyên tố chẵn nên nó chỉ có thể là 2, nhưng 2 không thể là tổng 2 số nguyên tố vì 2 là số nguyên tố nhỏ nhất .
⇒ p không tồn tại
Trường hợp 2 : p lẻ
Giả sử p = m + n ( m,n là số nguyên tố ). Mà p lẻ ⇒ trong m và n có 1 lẻ, 1 chẵn
Nếu m là số lẻ, n là số chẵn ⇒ n = 2 ⇒ p = m+2 ⇒ m = p-2 (1)
Tương tự, p = q - r ( q,r là số nguyên tố ).Vì p là số lẻ ⇒ trong q và r có 1 lẻ, 1 chẵn
Xét : q chẵn ⇒ q = 2 ⇒ p = 2 - r < 0 ( loại )
⇒ q là số lẻ , r là số chẵn ⇒ r = 2 ⇒ p = q - 2 ⇒ q = p+2 (2)
Từ (1) , (2) ; ta thấy p - 2 ; p ; p + 2 là 3 số nguyên tố lẻ (3)
+ Nếu p < 5 ⇒ p - 2 < 3 ⇒ p - 2 không thể là số nguyên tố lẻ
+ Nếu p = 5 ⇒ (3) thỏa mãn ⇒ p = 5 .
+ Nếu p > 5 ⇒ p - 2 ; p ; p + 2 đều lớn hơn 3
+ Nếu p - 2 : 3 dư 1 thì p chia hết cho 3 ⇒ p không phải số nguyên tố ( loại )
+ Nếu p-2 chia 3 dư 2 thì p+2 chia hết cho 3 ---> p+2 ko phải số nguyên tố ( loại )
⇒ p chỉ có thể là : 5
Vậy p = 5.