Bài 1 : Khi cộng 1 số tự nhiên với 107, 1 học sinh đã chép nhầm số hạng thứ 2 thành 1007 nên được kết quả là 1996. Tìm tổng đúng của 2 số đó.
Bài 2 : Khi nhân 1 số tự nhiên với 5 423, 1 học sinh đã đặt các tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng nên được kết quả là 27 944. Tìm tích đúng của phép nhân đó.
Bài 3 : Khi chia 1 số tự nhiên cho 101, 1 học sinh đã đổi chỗ chữ số hàng trăm và hàng đơn vị của số bị chia, nên nhận được thương là 65 và dư 100.
Tìm thương và số dư của phép chia đó.
Bài 4 : Cho 2 số, nếu lấy số lớn chia cho số nhỏ được thương là 7 và số dư lớn nhất có thể có được là 48. Tìm 2 số đó.
Bài 1: Số hạng thứ nhất là 1996 - 1007 = 989
Tổng đúng là 989 + 107 = 1096
Bài 4: Số dư lớn nhất có thể là 48 nên số chia (tức số bé) là 49
Số bị chia (tức số lớn) là 49 x 7 + 48 = 391
Bài 2:
Khi đặt các tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng tức là học sinh đó đã lấy thừa số thứ nhất lần lượt nhân với 3; 2; 4; 5 rồi cộng lại. Vì: 3+ 2 + 4+ 5= 14
nên tích sai lúc này bằng 14 lần thừa số thứ nhất. Vậy thừa số thứ nhất là:
27944: 14= 1996
Tích đúng là:
1996 5423=10824308
Đáp số: 10824308
Số sai hơn số ban đầu là:
1007-107=900
Tông hai số ban đầu là:
1996-900=1096
Đ/S:1096