bài 1 :
viết 1 đoạn văn về chủ đề vẻ đẹp của cánh đồng lúa, trong đó có sử dụng phương thức miêu tả và các biện pháp so sánh ,ẩn dụ,.....
đoạn văn từ 10 đến 15 câu trong đó gạch chân chỉ rõ các biện pháp tu từ đã sử dụng
bài 2
hãy kể lại 1 buổi tập trung đầu năm ở trường em
Viết 1 đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về tình bạn của Dế Mèn và Dế Trũi trong văn bản Người bạn đường đầu tiên . Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ láy , 1 từ ghép ( hoặc 1 câu có mở rộng cụm danh từ / động từ / tính từ )
Viết một đoạn văn ngắn (từ 8 – 10 câu), chứng minh rằng: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn. (Gợi ý: Em hãy dùng câu "Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn" để làm luận điểm của đoạn văn, dùng những luận cứ - gồm lí lẽ và dẫn chứng - để làm rõ cho luận điểm đó.)
em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ đến 200 chữ nói về cảm nghĩ ngày đầu tiên đi học trong đó sử dụng từ láy và quan hệ từ
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.
2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.
3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.
"Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...người phục vụ"
a)Đoạn văn trích từ văn bản nào?Của ai?Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì?
b)Đoạn văn làm rõ đức tính giản dị của Bác ở phương diện nào?Em hãy tìm một ví dụ trong thơ cũng nói về sự giản dị của Bác?Qua đó giúp em học tập được gì từ con người Bác
c)Xác định trạng ngữ và cho biết công dụng của nó trong đoạn văn trên
d)Nêu đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn trên
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một chi tiết trong truyện "Người thầy đầu tiên" của tác giả Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, trong đó có sử dụng ít nhất 3 phó từ (đi kèm danh từ, động từ, tính từ)
Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”
a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)
d. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông.
PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)
Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)