Ôn tập cuối năm phần hình học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trân Vũ

Bài 1: Cho \(\Delta\)ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 12cm, AC = 16cm.

a/ Chứng minh: \(\Delta\)ABC đồng dạng \(\Delta\)HBA. Từ đó suy ra: AB.AC = AH.BC

b/ Tính BC, AH

c/ Gọi AD là tia phân giác của góc HAC ( D \(\in\) HC ). Kẻ CK \(\perp\)AD. Chứng minh: \(CK^2=KD.KA\)

d/ Chứng minh: góc HKA = HCA

Bài 2: Hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có AD = 8cm, EF = 6 cm, CG = 3 cm. Tính độ dài đường chéo AG.

Bài 3: Cho \(\Delta\)ABC vuông tại A (AB < AC), vẽ đường cao AH (H \(\in\) BC).

a/ Chứng minh: \(\Delta\)HBA đồng dạng với \(\Delta\)ABC từ đó suy ra: \(AB^2=BH.BC\)

b/ Kẻ tia phân giác AD của \(\Delta\)ABC. Cho AB = 12cm, AC = 16cm. Tính BD, CD.

c/ Từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AD tại N. Kẻ trung tuyến AM của \(\Delta\)ABC, AM cắt CN tại K.

Chứng minh: AH.AK = AN.AD

Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 5 2022 lúc 8:32

Bài 3: 

a: Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có

góc HBA chung

DO đó: ΔHBA\(\sim\)ΔABC

SUy ra: BA/BC=BH/BA

hay \(BA^2=BH\cdot BC\)

b: \(BC=\sqrt{12^2+16^2}=20\left(cm\right)\)

Xét ΔABC có AD là phân giác

nên BD/AB=CD/AC

=>BD/3=CD/4

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{BD}{3}=\dfrac{CD}{4}=\dfrac{BD+CD}{3+4}=\dfrac{20}{7}\)

Do đó: BD=60/7(cm); CD=80/7(cm)


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thùy Trang
Xem chi tiết
Hoa Hoa
Xem chi tiết
Thương Trần
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Ngưu Kim
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Gallavich
Xem chi tiết
Minh Hoàng Lê
Xem chi tiết
Phạm Đức Hoàng
Xem chi tiết