Lời giải:
Cảm nhận của bà khách khi gặp vị bác sĩ là hình ảnh vị bác sĩ khác xa so với trí tưởng tượng của bà.
Lời giải:
Cảm nhận của bà khách khi gặp vị bác sĩ là hình ảnh vị bác sĩ khác xa so với trí tưởng tượng của bà.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Bác sĩ Y-éc-xanh
1. Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
2. Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ, không là ủi, trông ông như một vị khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
3. Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình:
- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao ?
Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối :
- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
Ngừng một chút, ông tiếp:
-Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên.
4. Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn trên bờ cát.
- Y-éc-xanh : nhà khoa học Pháp, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa Hà Nội, gắn bó gần như cả đời với Việt Nam.
- Ngưỡng mộ : tôn kính và mến phục
- Dịch hạch : bệnh lây rất nguy hiểm, gây sốt, nổi hạch.
- Nơi góc biển chân trời : nơi xa xôi
- Nhiệt đới : vùng khí hậu nóng ẩm.
- Toa hạng ba : toa tàu khách hạng rẻ tiền
- Bí ẩn : có điều kín đáo, khó hiểu ở bên trong.
- Công dân : người dân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.Bác sĩ Y-éc-xanh đến từ đất nước nào ?
A. Nước Pháp
B. Nước Mĩ
C. Nước Anh
Điểm nào của vị bác sĩ khiến bà khách chú ý ?
A. Đôi mắt đầy bí ẩn
B. Đôi tay gân guốc
C. Gương mặt trầm ngâm
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà bác học và bà cụ
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Gía ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
- Nhà bác học : người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học.
- Cười móm mém : cười mà miệng và má hõm vào do rụng hết răng.
Ê – đi- xơn là nhà bác học nổi tiếng của nước nào ?
A. Mĩ
B. Anh
C. Pháp
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Nghe – viết bài: “Bác sĩ Y-éc-Xanh” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 47. (Đoạn viết: Bà khách ước ao …………………trí tưởng tượng của bà).
Vì sao bà khách lại có mong muốn được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
A. Vì bà ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch
B. Vì bà tò mò muốn biết điều gì đã khiến ông gắn bó với miền đất lạ để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới
C. Cả a và b đều đúng
Ông khác gì so với sự tưởng tượng của bà ?
Vì sao bà khách ao ước gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết:
Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
b. Phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên cho thấy hình ảnh người bà như thế nào?
Dựa vào các tranh, kể lại chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh theo lời của bà khách :