cho mình hỏi về môn tin nha!!!
- Qua các bài thực hành trước, khi nhập dữ liệu thường gặp phải những bất cập nào?
- Làm thế nào để giải quyết những bất cập đó?
- Theo em nên bổ sung những dữ liệu còn thiếu vào hàng và cột nào? Để bổ sung cần thực hiện thao tác gì?
- Nêu các cách để sao chép và di chuyển dữ liệu
- Phân biệt sao chép công thức và di chuyển công thức
Mọi người trả lời giúp mình với! Thật sự cảm ơn mọi người
trình bày cách chọn các đối tượng trên trang tính
thanh công thức có vai trò gì
nêu hai kiểu dữ liệu thường gặp.Ví dụ cho mỗi loại làm thế nào để phân biệt 2 loại dữ liệu này
Câu 1 : Muốn sửa dữ liệu trong 1 ô tính mà không cần nhập lại ta thực hiện như thế nào ?
Câu 2 : Nêu cách chọn 1 ô , 1 hàng
Câu 3 : Em hãy tự tạo 1 bảng chi tiêu gia đình trong 1 tháng và xác định số chi ít nhất , nhiều nhất
Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?
b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?
c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã.Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”.Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác.Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm.Đêm nào bố cũng ngâm nước hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc.Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp nổi.
Bố đi chân đất.Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu.Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước , xuống bùn để câu quăng.Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ.Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm.Cái thúng câu bao lần chà đi đi xát lại bằng sắn thuyền.Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm…Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông- đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải , nó theo bố đi xa lắm.
Bố ơi!Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy:đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
( Duy Khán, Tuổi thơ im lặng )
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2.Xác định ít nhất 2 từ láy, 2 từ ghép chính phụ có trong đoạn trích.
Câu 3 . Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
Từ nội dung đoạn trích , em hãy viết đoạn văn ngắn từ 7-8 câu thể hiện niềm vui khi được sống trong tình yêu thương của gia đình.
I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
(Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1. Câu chuyện trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Căn cứ nào để em xác định như vậy? Kể tên một truyện em đã được học cũng thuộc loại truyện này.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh:
- Con Cáo
- Chùm nho
- Giàn nho cao
- Cây nho thấp
Câu 3. Đọc lại đoạn văn sau:
- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Theo em, có phải con cáo thực sự không thích những chùm nho nên mới rời đi không? Hành động của con cáo gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4. Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?
Câu 5. Em hãy đặt một nhan đề cho văn bản và giải thích vì sao em đặt nhan đề đó.
II. Thực hiện bài tập sau:
Câu 6. Cho câu văn sau:
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp.
a. Giải thích nghĩa của từ “chén”?
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “chén” và đặt câu với 1 từ tìm được.
Câu 7. Cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói, dấu hiệu nào cho biết điều đó?
Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ?
Câu 8. Ghi lại 3 từ ngữ diễn tả tâm trạng con Cáo khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”.
III. Tập làm văn:
Trong cuộc sống, em đã từng gặp tình huống khó khăn như con Cáo trong câu chuyện trên chưa? Em đã xử lý như thế nào. Hãy viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện đó của em.
ai giúp mk mk tích cho
Nguyên nhân, biện pháp phòng chống cận thị?
Tìm hiểu cơ chế của mắt ?
Nếu nhìn gần thường xuyên trong thời gian dài thì sẽ xảy ra các hậu quả gì?
cơ chế điều tiết của mắt ?
chiều cao bàn ghế đối với học sinh trung học cơ sở?
chọn đèn có công xuất như thế nào để đủ ánh sáng khi học tập?
ngồi như nào là đúng tư thế?
giữ khoảng cách khi ngồi là bao nhiêu?
Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng... là được.
Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu?