Amino axit T no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 3,00 gam T tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 3,88 gam muối. Công thức cấu tạo của T là
A. H2N–CH(CH3)–COOH
B. H2N–(CH2)2–COOH
C. H2N–(CH2)3–COOH
D. H2N–CH2–COOH
Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở (phân tử mỗi peptit chỉ chứa một loại gốc của α-amino axit no, có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn 47,28 gam E cần vừa đủ 1,98 mol O2, thu được N 2 , H 2 O và 1,68 mol C O 2 . Thủy phân hoàn toàn 0,08 mol E trong dung dịch NaOH, thu được a gam muối của alanin và b gam muối của một amino axit T. Giá trị của b là
A. 33,36.
B. 16,68.
C. 11,64.
D. 23,28.
Hỗn hợp E gồm hai peptit có công thức phân tử C n H m O z N 4 v à C x H y O 7 N t (đều mạch hở và được tạo thành từ các amino axit no, phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Thủy phân hoàn toàn E trong 650 mL dung dịch NaOH 0,8M, thu được dung dịch T. Để tác dụng hoàn toàn với T cần vừa đủ 80 mL dung dịch HCl 1M; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 71,04 gam O 2 . Giá trị của m là
A. 58,84.
B. 54,16.
C. 56,50.
D. 49,48.
Hỗn hợp E gồm a mol peptit T (X-Ala-Ala), b mol amino axit X, c (mol) amin Y (X là anino axit no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH,Y là amin no, đơn chức, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon với X). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch F chứa 51,3 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch HCl dư,sau phản ứng hoàn toàn thu được 74,85 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 46,2.
B. 42,5.
C. 45,7.
D. 40,8.
Hỗn hợp Y gồm hai amino axit (no, mạch hở, phân tử mỗi chất chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn m gam Y, thu được N2, 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Nếu cho m gam Y tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 3,28
B. 4,16
C. 3,68
D. 4,80
Hỗn hợp E gồm 3 amino axit no, mạch hở, phân tử chỉ chứa nhóm amino và nhóm cacboxyl; trong E có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 20 : 7. Cho 8,00 gam E tác dụng vừa đủ với 80 mL dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 8,00 gam E cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc); dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20 gam
B. 26 gam
C. 18 gam
D. 24 gam
Hai peptit mạch hở là tripeptit E và pentapeptit T đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 3,024 lít khí O 2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm thu được gồm C O 2 , H 2 O v à N 2 vào dung dịch B a O H 2 dư, tạo thành 23,64 gam kết tủa. Thủy phân hoàn toàn 4a mol T trong dung dịch HCl dư; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 44,60.
B. 38,84.
C. 40,28.
D. 38,48.
Cho 0,04 mol amino axit T (mạch hở, phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G bằng khí O2, thu được N2, Na2CO3, 2,64 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Phân tử khối của T là
A. 89
B. 75
C. 117
D. 103
Cho α-amino axit X (no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được muối khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z bằng khí O2, thu được N2, Na2CO3, 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Tên gọi của X là
A. axit α-aminoaxetic
B. axit α-aminopropionic
C. axit α-aminobutiric
D. axit α-aminoisovaleric