Ko đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn ạ
mình cho bạn xin một vé báo cáo
Ko đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn ạ
mình cho bạn xin một vé báo cáo
Dòng nào dưới đây nói về tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong đoạn đối thoại sau:
- Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.
- Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?
(Làng, Kim Lân)
A. Đây là câu chuyện của những người cùng làng.
B. Đây là câu chuyện diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
C. Đây là câu chuyện nói về lòng yêu làng, yêu quê hương.
D. Đây là câu chuyện của những người nông dân chất phác ở miền trung du.
Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.
(1) Bắt đầu trình bày
(2) Trình bày nội dung chính
(3) Chuyển qua chủ đề khác
(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày
- Đã xem xét tất cả những phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án...
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để bảo đảm công việc xử lí phế thải...
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu...
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất...
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là...
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là... làm việc ở Công ti...trong...năm...
- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu...
"Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…"
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
"Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…" Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4
Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?
Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!
Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!
Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choản. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!
Đăm Săn: - Đi thôi! Bây giờ phải trở về bến nước của ta.
Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?
A. Đăm Săn
B. Mtao Mxây
C. Dân làng Mtao Mxây
D. Tôi tớ của Mtao Mxây
Nhìn lên tán cây, nó như chợt thấy lại cả một mùa xuân năm trước đang trở về. Cũng con chim én mạnh mẽ với lưng đầy nắng mới. Cũng tầng tầng lá xanh phục sinh sau một mùa đông lê thê. Cũng mẹ tôi, hấp háy cặp mắt nhìn về phía ngõ làng đang muốn rộn ràng đàn con trẻ. (Trích Phía một mùa xuân, Lan Chi) a. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. c. Tìm câu chủ đề của đoạn văn. Đoạn văn được triển khai theo trình tự nào? d. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn. e. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của tuổi thanh xuân trong cuộc đời mỗi người.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)
Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.