Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau :
a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xem
thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?
Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húc
mõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một
bát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ vừa thơm . Chít chít , anh em ơi , lại đây
chén đi thôi !”
Bác Nòi Đồng run như cầy sấy : “ Bùng bông . ái ái ! Lạy các cậu , các
ông , ăn thì ăn , nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất . Cái chạn cao như thế này ,
tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp , chết mất ! (Nguyễn Đình Thi)
b.Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối tít , tỏ ra dáng bộ
vui mừng .
Anh Dâu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như
kẻ sắp bị tù tội
Cái Tí , thằng Dần cũng vỗ tay reo :
- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !...
Mặc kệ chúng nó , anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa ,
nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản ,
anh ta lăn kềnh ra trên chiếc chiếu rách . Ngoài đình , mõ đập chan chát , trống
cái đánh thùng thùng , tù và thổi như ếch kêu . (Ngô Tất Tố)
help meeeeee
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Anh Mịch nhăn nhó, nói:
- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:
- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.
- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?
- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.
- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?
A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.
B. Quan hệ họ hàng.
C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.
D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.
Tìm thán từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng làm gì?
a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
c. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!
(Cô bé bán diêm - Andercen)
d. Ha ha! Một lưỡi gươm!
CÁCH NHÌN
Trước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi”.
Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên, chùi hết dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác. Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chỗ cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ mới này. Chẳng mấy chốc, chiếc mũ của cậu bé bỗng đầy tiền. Ngừơi nào đi ngang qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng. Buổi chiều hôm đó, người đàn ông đã ghi lạitấm bảng đến để xem mọi việc như thế nào. Cậu bé nhận ra những bước chân của ông nên liền hỏi: “Chú là người đã viết lại tấm bảng cho cháu vào sáng nay phải không? Chú đã viết gì thế?” Người đàn ông nói: “Chú chỉ viết sự thật. Chú chỉ viết lại những gì cháu viết nhưng theo một cách khác!” Người đàn ông đó đã viết: “Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng tôi không thể thấy điều đó được”. Bạn nghĩ tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai đều có nội dung giống nhau? Tất nhiên, cả hai tấm bảng đều nói cho mọi người biết rằng cậu bé bị mù. Nhưng tấm bảng đầu tiên chỉ nói một cách đơn giản là cậu bé bị mù. Còn tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ rất may mắn khi nhìn thấy được cuộc sống hôm nay thật đẹp. Và tấm bảng thứ hai đã mang lại hiệu quả cao hơn.
Em có suy nghĩ gì khi đọc mẩu chuyện trên?
Nguyên nhân mắc lỗi lôgic của câu “ Các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc,... đều phơi bày cảnh sống khổ cực của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám” là gì ?
A. Truyện Lão Hạc không phải của Ngô Tất Tố hoặc Nguyễn Công Hoan.
B. Tên tác phẩm Lão Hạc không cùng loại với tên tác giả.
C. Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan còn sáng tác cả sau Cách mạng.
D. Cả A, B, C đều sai.
Tác giả của tác phảm Lão Hạc là ai ?
1. Ngô Tất Tố 2. Nguyễn Công Hoan 3. Nguyên Hồng 4. Nam Cao
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích.
Câu 3. Tìm từ tượng hình có trong câu sau: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.”
Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.
Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:
a) Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
(Sự tích Hồ Gươm)
c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)
Câu 1
Vào một hôm, có một vị công trình sư đã từng đến Nam Cực công tác, đang ngồi ăn thịt trong nhà, cảm giác mùi vị rất lạ bèn hỏi vợ đây là thịt gì? Vợ nói là thịt chim cánh cụt. Người kỹ sư trầm mặc một lúc, lấy dĩa cắm vào cổ họng mình. Câu hỏi là: Tại sao?
Câu 2
Một người nam giới bị mắc bệnh kinh niên, đi khắp nơi để chữa bệnh, cuối cùng đã được một bệnh viện chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng ngồi trên tàu hỏa trở về quê, đột nhiên anh ta kêu khóc thảm thiết, sau khi điên cuồng làm bị thương mấy hành khách, liền đâm vỡ cửa sổ, nhảy ra ngoài. Kết quả bị cuốn vào bánh xe tàu, nát bét. Tại sao?
Câu 3
Một đôi nam nữ đang đi dạo bên hồ, cô bạn gái trượt chân ngã xuống sông, sau khi giãy giụa một lát, liền chìm nghỉm. Người con trai hoảng loạn lao xuống sông, nhưng không cứu được cô bạn gái. Mấy năm sau, người con trai quay lại chốn đau thương, nhìn thấy một ông già đang câu cá. Cậu phát hiện ra những con cá bị ông già câu lên đều rất sạch sẽ, bèn hỏi ông già, sao trên người những con cá không có rong rêu. Ông già trả lời: Con sông này chưa bao giờ có rong rêu. Cậu con trai nghe xong, không nói câu nào, bèn lao mình xuống sông tự vẫn. Tại sao?
Câu 4
Một người đàn ông đâm đầu xuống cát ở sa mạc, chết, bên cạnh là mấy chiếc va li hành lý. Trong tay nạn nhân cầm một nửa que diêm. Người này vì sao mà chết?
Câu 5
Hai chị em gái tham gia đám tang của mẹ. Trong đám tang, cô em gái nhìn thấy một anh chàng rất đẹp trai, nên đã say mê. Đáng tiếc thay, sau khi đám tang kết thúc, anh chàng này cũng biến mất. Mấy hôm sau, cô em gái lấy dao đâm chết chị gái mình trong bếp. Tại sao?
Câu 6
Trong đoàn xiếc có hai người lùn, một người bị mù. Một hôm, ông chủ đoàn xiếc nói với họ, đoàn xiếc chỉ cần một người lùn. Hai người lùn này đều vô cùng mong muốn giữ được công việc này để sinh sống. Kết quả, sáng sớm ngày hôm sau, người lùn mù đã tự sát trong phòng mình. Trong phòng có các đồ dùng bằng gỗ và đầy những mẩu gỗ thừa nằm dưới đất. Tại sao người lùn mù lại tự sát ?
Câu 7
Có một người sống ở một căn nhà nhỏ trên đỉnh núi. Vào một đêm khuya, trời mưa như trút nước. Khi người đó đang ở trong căn phòng nhỏ, đột nhiên… Anh ta nghe thấy tiếng gõ cửa. Anh ta đẩy cửa ra nhìn… thì không thấy một người nào cả .Anh ta bèn đóng cửa lại, lên giường đi ngủ. Ai ngờ, mấy chục phút sau, tiếng gõ cửa thần bí lại một lần nữa vang lên. Người đó run rẩy mở cửa, nhưng vẫn không thấy ai, suốt cả một đêm, tiếng gõ cửa lặp đi lặp lại mấy lần liền, nhưng mỗi lần mở cửa đều không có một ai. Sáng sớm hôm sau, có người phát hiện ra ở chân núi có một thi thể mình đầy thương tích”. Câu hỏi là, người này làm sao mà chết