Ẩn danh

a) Nhân vật “tôi” có thái độ như thế nào đối với Lão Hạc? 

b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn văn sau: " Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... "

(Lược phần đầu: Nhân vật “tôi” sang nhà Lão Hạc cùng hút thuốc lào và nói chuyện. Lão 
Hạc nói với nhân vật “tôi” rằng sẽ bán con chó mà lão đã gọi nó bằng cái tên thân thương là cậu Vàng. Con chó do thằng con trai của lão mua về  nuôi, định để  đến lúc cưới vợ  thì giết thịt. Nhưng vì nhà gái thách cưới nặng quá, mặc dù thương con trai nhưng lão không thể  hỏi cưới vợ  cho con. Thằng con lão phẫn chí nên đã bỏ làng ra đi làm đồn điền cao su. Những lúc buồn nhớ con trai lão lại gọi cậu Vàng lại nói chuyện để làm khuây).
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố  làm ra vẻ  vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão  ầng  ậng nước, tôi 
muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
Tôi hỏi cho có chuyện :
- Thế nó cho bắt à ?Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
-  Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi 
mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉloay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ  lắm ! Tôi ăn ở  với lão như thế  mà lão xử  với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
(Lược dẫn một đoạn: Nhân vật “tôi” đã tìm mọi cách an ủi lão Hạc. Hai người cùng ngồi ăn 
khoai lang, uống nước chè và nói chuyện. Lão Hạc tỏ ý muốn nhờ ông giáo một việc).
…. Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất : Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự  nhượng cho tôi để  không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến ; khi nào con lão về  thì nó sẽ  nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó... Việc thứ hai : 
Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào : con không có nhà, lỡ  chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để  phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...
Tôi bật cười bảo lão :
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc 
chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
- Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
- Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. 
Ngộ  nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ  tôi lạy ông giáo ! 
Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi. 
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Lão cười nhạt bảo :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.
(Lược dẫn một đoạn: Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. 
Bắt đầu từ  đấy, lão chế  tạo được món  gì, ăn món  ấy. Tôi giấu giếm vợ  tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ  tôi không ưng giúp lão. Lão cứ  chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Và lão cứ xa tôi dần dần...)
… Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự  ái 
vẫn thường như thế. Họ  dễ  tủi thân nên rất hay chạnh làng. Ta khó mà  ở  cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi : Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
-  Lão làm bộ  đấy ! Thật ra thì lão chỉ  tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ  chả  vừa đâu. 
Lão vừa xin tôi một ít bả chó...
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm :
-  Lão bảo có con chó nhà nào cứ  đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... 
Một người như thế  ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ  đến hàng xóm, láng giềng.. Con người đáng kính  ấy 
bây giờ  cũng theo gót Binh Tư để  có ăn ư ? Cuộc đời quả  thật cứ  một ngày một thêm đáng 
buồn…
*
* *
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một 
nghĩa khác. Tôi ở  nhà Binh Tư về  được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở  bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ  trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ  thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."
                                   (Trích  Lão Hạc*, Nam Cao, in trong Tiểu thuyết thứ bảy, số 484)

Minh Phương
15 tháng 7 lúc 22:35

a.

-  Nhân vật "tôi" có thái độ thương cảm và đồng cảm sâu sắc đối với Lão Hạc. Ngay từ khi nghe tin con chó Cậu Vàng của Lão Hạc đã bị bắt đi, "tôi" đã cảm thấy xót xa và muốn ôm lão để an ủi. "Tôi" không chỉ cảm thấy tiếc nuối cho Lão Hạc mà còn lo lắng và quan tâm đến tình trạng tinh thần và vật chất của ông.

b. 

- Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn: nhân hóa

"Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

- Tác dụng: Mô tả sự khóc lóc của Lão Hạc mà còn thể hiện sự dày công chăm chút trong việc chọn từ và hình ảnh, giúp đọc giả hình dung được cảm xúc đau đớn và bất lực của ông trong khoảnh khắc đó.


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
đéo có tên
Xem chi tiết
nguyễn thị kim ngọc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết