Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
(theo TRINH ĐƯỜNG)
Câu 1
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Câu 2
Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Câu 3
Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?
3 bạn nhanh nhất mik tick :P
Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau :
a) Tiếng có âm ch hoặc tr:
Đãng trí bác học
Một nhà bác học có tính đãng ..... đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà ..... thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .
- Thôi, ngài không cần xuất ..... vé nữa.
- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói :
- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !
b) Tiếng có vần uôt hoặc uôc:
Vị thuốc quý
Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ ..... bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :
- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.
Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ :
Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.
Bác sĩ mỉm cười :
- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những ..... đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt ..... ngài phải vận động.
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Theo TRINH ĐƯỜNG
Câu 1. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền.
Câu 2. Qua bài học em đã học được điều gì từ Nguyễn Hiền.
ai giúp mình làm bài này với mình đang cần gấp lắm
Cho hỏi xíu:
Ba ngày và hai ngày đều có 24 giờ mỗi ngày nhưng ba ngày khi kết hợp lại sẽ có số giờ lớn hơn, hỏi số giờ của 3 ngày nếu trừ đi 56 phút, thì lúc đó số giờ của ba ngày hơn hai ngày bao nhiêu ?
Ba năm rồi mà tại sao ...................... olaimat vẫn vậy?
tại sao 15 ngày đầu, lan ko đi học mà sau 15 ngày sau lan mới đi học?
1900 là gì?
Đọc đoạn văn sau:
Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.
(Theo Câu chuyện danh nhân)
Em hiểu nghĩa của từ mơ mộng là:
Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:
…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!
Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.
… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.
Trích Những tấm lòng cao cả
Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:
…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!
Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.
… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.
Trích Những tấm lòng cao cả
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Những đứa con của Vê-rô-ni-ca
Cô Ma-ga-rét Mắc-nây là cô giáo chủ nhiệm năm học lớp ba của tôi. Ngày đầu tiên đến lớp, cô đã làm cho chúng tôi bất ngờ vì phương pháp giảng dạy mới lạ. Cô mang theo một chậu cây sen đá, mà sau này chúng tôi đặt tên là Vê-rô-ni-ca. Đây là một loài cây có thể sinh ra nhiều cây con từ một thân cây mẹ. Cô giao ước với chúng tôi, sau khi tổng kết điểm các môn học vào thứ sáu hằng tuần, bạn nào đạt điểm cao nhất sẽ được nhận một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca.
Tất cả chúng tôi đều háo hức và cố gắng học thật tốt để nhận được một chậu cây con. Mãi đến gần giữa học kì hai, tôi mới nhận được phần thưởng này. Tôi mang thân cây nhỏ xíu ấy về nhà vô cùng tự hào vì mình là học sinh nam đầu tiên trong lớp nhận được cây sen đá này.
Đến cuối năm học, hầu như tất cả học sinh đều nhận được một “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Ngay cả Biu Ắc-cơ, một học sinh chậm phát triển trí tuệ, cũng đã cố gắng để nhận được phần thưởng này.
Năm tháng trôi qua, chúng tôi đã trưởng thành hơn. Hôm họp lớp, mọi người cùng im lặng hồi tưởng đến những kỉ niệm về cô Mắc-nây, về lớp ba ngày xưa, về những “đứa con” của Vê-rô-ni-ca. Và chúng tôi đã vô cùng xúc động khi nghe Biu Ắc-cơ nói:
- Trước đây, mọi người đều cho rằng tôi không thể học được vì trí óc tôi chậm phát triển. Thế nhưng, chính cô Mắc-nây là người đã thay đổi cuộc đời tôi. Mọi người biết không, khi tôi đem “đứa con” của Vê-rô-ni-ca về nhà, bố mẹ tôi xúc động đến rơi nước mắt. Đến bây giờ, tôi vẫn giữ lại các con của Vê-rô-ni-ca. Tôi luôn luôn muốn nói: “Cảm ơn cô – cô Mắc-nây kính yêu của con!”
(Theo Thái Hiền)
“Phương pháp giảng dạy mới lạ” ấy đã mang đến điều gì cho học sinh?
có chân mà chẳng có tay
không xương mà vẫn đủ ngay cả sườn
quả này là quả lạ thường
không cây nào có không vườn nào ươm
a ) Ai đó có thể gợi ý nên viết gì khi cô giao đề sau:
Đề bài : Em hãy kể một câu truyện dài hơn hai trang và kể lại ý nghĩa của câu truyện .
b) Hãy kể hành động sau khi đọc và làm bài trên chỉ trong 1 giờ .
c) Làm dàn ý để kể hết cả ý nghĩa của bài trên.