Các vế trong câu: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc.” Được nối với nhau bằng cách nào?
Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.
Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên trồng rất nhiều hoa râm bụt. Mỗi buổi sáng sớm, lấp ló giữa màu lá xanh ngát là những bông hoa sặc sỡ sắc màu, khoe nở những cánh thắm, mềm mại như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh.
Bố em kể lại rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây mười năm nhưng được sửa lại vào năm ngoái nên trông khang trang và tiện nghi hơn. Ngôi nhà hai tầng khoác lên mình bộ trang phục màu xanh nõn chuối. Đây là màu sắc mà em yêu thích nhất, luôn tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và dịu nhẹ. Bên trong nhà được sơn màu vàng giúp mọi người luôn được thư giãn đồng thời lại tạo nên sự quý phái, giảm được những vết ố do thời gian. Kiến trúc bên trong được thiết kế khá đơn giản. Tầng một gồm có một phòng khách, một phòng ngủ của bố mẹ và một phòng bếp. Trong phòng khách rộng rãi, thoáng mát bố em có bày vài chậu hoa hồng. Mỗi ngày, những chị hồng kiêu sa đều khoe vẻ đẹp lộng lẫy và tỏa hương thơm thoang thoảng khắp nơi. Vì đây là nơi tiếp khách nên mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp và có một cái TV để cả nhà cùng xem các chương trình truyền hình.
Phòng ngủ của bố mẹ trang trí tuy giản đơn nhưng rất tinh tế. Nơi trang trọng nhất trong phòng được treo ảnh cưới- kỉ niệm tình yêu và hạnh phúc của gia đình. Vốn là một người yêu thích hoa nên trong phòng mẹ bao giờ cũng có một lọ hoa tươi được cắm bởi bàn tay khéo léo của mẹ.
Phòng bếp rộng khoảng 30 m2, được bài trí một cách khoa học và ngăn nắp. Cạnh đó là bàn ăn làm từ gỗ gụ hình tròn, là nơi cả nhà em sum họp sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi ghi dấu những nụ cười vui vẻ. Cùng với những nguyên liệu và dụng cụ trong bếp mẹ thường dạy em nấu ăn. Những món ăn mẹ chế biến tuy đạm bạc nhưng rất hấp dẫn và bổ dưỡng.
Trên tầng hai là phòng của hai chị em em. Ngoài chiếc giường ngủ thì khoảng không gian còn lại là góc học tập của hai chị em. Cái kệ sách bằng gỗ được bố em đóng từ rất lâu nhưng đến giờ vẫn chắc chắn. Trên đó là những cuốn sách được sắp xếp ngăn nắp, những quyển truyện thiếu nhi hấp dẫn. Mặt bàn học chị em em còn để một khung ảnh có in ảnh gia đình, nụ cười tươi của mỗi thành viên như động lực giúp chúng em học tập chăm chỉ hơn. Để tạo một không gian thoáng đãng, em trồng khá nhiều cây như hoa sen thơm, xương rồng, hoa đá...
Đằng sau nhà em là cánh đồng rộng lớn, từng cơn gió mát thổi vào nhà rất dễ chịu đặc biệt là vào mùa hè. Mẹ em còn làm một mảnh vườn nhỏ để trồng rau ăn cho cả gia đình, vừa bổ dưỡng lại đảm bảo an toàn vệ sinh.
Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Mai này dù có đi đâu xa thì em vẫn luôn nhớ về ngôi nhà thân thương, nhớ về những thành viên trong gia đình để sống và làm việc tốt hơn.
Ngay từ lớp một, trong giờ vẽ tự do, em đã vẽ ngôi nhà của mình. Bài tập vẽ đó được cô giáo khen và dán lên bảng cho các bạn cùng xem. Mỗi ngày một lớn, em thêm yêu quý ngôi nhà của em và ý thức được tình cảm gắn bó thiêng liêng của một gia đình.
Nhà em nằm trong một con hẻm khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Ngôi nhà có ba tầng, sơn màu kem sữa xinh xắn. Cổng nhà hình vòm cung, sơn màu nâu. Bao bọc quanh nhà là một tường rào ốp đá màu hồng. Ngay sân trước, mẹ em trồng khá nhiều chậu hoa cảnh. Màu đỏ, tím, trắng của hoa phong lan làm tươi sáng sân nhà. Cạnh đó, cánh hoa đỏ rực của cây trạng nguyên kiêu hãnh khoe sắc cùng khóm mai cẩm tú nụ li ti.
Tất cả cửa của ngôi nhà làm bằng kính màu nâu, rèm cửa màu xanh cốm. Tường bên trong nhà sơn màu xanh da trời. Nhà có sáu phòng: phòng khách, bếp và bốn phòng ngủ. Tầng trên cùng của nhà là phòng thờ. Tầng trệt của ngôi nhà là phòng khách và bếp. Phòng khách rộng, bày biện đơn giản gồm một bộ sa-lông gỗ, tủ ti vi và tủ giày.
Bàn sa-lông trải khăn trắng. Lúc nào mẹ cũng bày một bình hoa giữa bàn nên phòng khách sáng hẳn ra, đẹp làm sao! Phía sau cầu thang là nhà bếp và phòng tắm. Bếp đồng thời cũng là phòng ăn. Ở đây, mẹ sắp xếp rất ngăn nắp, sạch sẽ: tủ lạnh áp sát tường, cạnh đó là bếp ga, tủ bếp bao bọc hình chữ L, chiếm một phần ba không gian nhà bếp. Bàn ăn ở giữa phòng. Lầu một của căn nhà là phòng của các anh chị và ba mẹ. Lầu hai có phòng em và phòng của ông bà. Tầng trên cùng là phòng thờ, phòng này đẹp nhất với bàn thờ Đức Phật tôn nghiêm. Phòng thờ cũng đồng thời là phòng học của mấy anh chị em, bên phải phòng kê bàn làm việc của ba mẹ và tủ sách. Sau bữa ăn tối, cả nhà em quây quần ở phòng khách trò chuyện, xem ti-vi. Xem xong chương trình thiếu nhi, cả nhà đều vào phòng học. Bố mẹ em làm việc, chúng em học bài. Căn nhà lúc ấy im lặng nhưng ấm cúng và hạnh phúc,
Thứ bảy hàng tuần, chúng em cùng nhau giúp ba mẹ quét dọn, lau nhà, chùi rửa cửa kính, tủ bàn và kệ sách. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, căn nhà sáng bóng như mới. Cả nhà em đều thấy sảng khoái, vui vẻ để bước vào một tuần làm việc, học tập sắp đến.
Ngôi nhà là nơi em sinh sống cùng với những người thân. Ngôi nhà đã chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của gia đình em, Mỗi lần có dịp đi đâu xa, em đều mong mau chóng về nhà. Em hết lòng biết ơn ông bà, bố mẹ đã xây dựng ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và nuôi dạy chúng em chu đáo. Em hứa cố gắng học giỏi, có tương lai tốt để ông bà, bố mẹ vui lòng.
BÀI LÀM 2
Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có một khoảng sân rộng hoặc vườn cây nho nhỏ bao quanh ngôi nhà. Ngôi nhà của em cũng giống như thế. Nó nằm trên hương lộ nối thị xã với vùng ngoại ô. Mặt tiền nhà quay về hướng nam, sau lưng nhà là cánh đồng lúa quanh năm tươi tốt.
Nhìn từ xa, ngôi nhà giống hệt trong bức tranh mĩ nghệ vẽ cảnh nông thôn: mái ngói nhà nửa ẩn, nửa hiện trong vườn cây xanh, vòm lá loà xoà che khuất, một cây cau cao vút in trên nền trời, cánh đồng xanh mướt đến tận chân trời. Đến gần, cổng nhà hiện ra dưới lớp sơn màu xanh nước biển. Em đi qua khoảng sân nhỏ là đến bậc thềm của gian nhà chính. Nhà em là nhà ngói ba gian cất theo lối cổ. Tường nhà quét vôi xanh, mái lợp ngói đỏ. Cửa nhà đều làm bằng gỗ đánh vec-ni rất bóng. Gian nhà chính gồm có bộ sa-lông gỗ để tiếp khách, bàn thờ tổ tiên ở gian giữa. Phía trái gian chính là phòng ngủ của mẹ emvà bà ngoại. Phía sau phòng ấy là phòng ngủ của em. Đồ đạc trong nhà: tủ thờ, tủ chén, tủ áo đều làm bằng gỗ quý, đánh vec- ni bóng loáng. Nhà em đã qua một lần tu sửa. Khi sửa nhà, mẹ em cho cất nhà bếp rời ra, cách gian nhà chính một khoảng sân hẹp. Nhà bếp cũng đồng thời là phòng ăn có cửa sổ mở rộng nhìn ra cánh đồng. Nhà bếp sáng sủa và luôn sạch sẽ. Cạnh sân bếp là giếng nước. Sân bếp mát rượi nhờ bóng râm của cây xoài tượng. Nhà vệ sinh ở góc phải, cách xa nhà bếp một tí.
Mảnh vườn nhìn từ xa như trong tranh ấy ở phía đông ngôi nhà. Vườn bao bọc phía sau nhà thành hình chữ L. Cây trong vườn không nhiều nhưng cành lá làm khuất nhà. Vườn quanh năm mát mẻ rì rào gió thổi. Các cây xoài, mãng cầu, vú sữa trò chuyện cùng nhau. Gió thổi từ cánh đồng vào, mơn man trên mấy luống rau, thì thầm với chậu hoa sứ ở hiên nhà. Cây cau đầu hè tô điểm cho mảnh vườn nét đẹp thanh tao, mộc mạc của làng quê.
Nhà em đẹp nhất vào những đêm trăng. Cả nhà ngồi ngoài hiên hóng mát ngắm cảnh trăng lên rất tuyệt. Trăng treo ở ngọn cây cau toả ánh sáng mát dịu, trong vắt khắp vườn. Ánh trăng phủ lên mái nhà, chảy tràn trên sân. Bóng cây cau in trên nền sân. Ánh trăng lọt qua kẽ lá, rót xuống mảnh vườn con ánh sáng trong trẻo, in trên nền đất đủ mọi hình dạng. Gió vi vu lay cành lá. Ánh trăng nhảy cùng chị Gió, cô Na, bác Xoài bài khiêu vũ tuyệt đẹp của chị Hằng. Em nằm trong lòng bà ngoại, nghe bà kể chuyện đời xưa và hạnh phúc vô cùng giữa khung cảnh thanh bình, giản dị của mái nhà thân yêu.
Mai này khi lớn lên đi học xa nhà, em sẽ nhớ ngôi nhà của mình lắm. Em nhớ không gian thoáng đãng tràn ngập ánh trăng, nhớ những buổi sum họp cả gia đình, nhớ mảnh vườn con xinh xắn, nhớ những lúc mồ hôi nhễ nhại giúp mẹ thu dọn nhà cửa. Ngôi nhà cùng với những người thân, cùng với quê hương, là cội nguồn dân tộc sẽ theo em trong từng bước đường sự nghiệp mai sau.
nên chép bài nào ?
Ngày đó, gia đình tôi còn rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vưòn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi — một con bé lên 5 tuổi.
Anh em tôi không có nhiều đồ chơi : vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có được một con búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo :
-Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.
Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê : một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lòi như sau :
-“Bé Giang thân mến !
Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé !
-Ông già Nô-en”
Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đòi của những con búp bê.
Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba… ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tốì hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai ; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê ; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tốì để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…
-Những ông già Nô-en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm !
.Em hãy viết từ 3 — 4 câu tả một trong ba con búp bê mà bé Giang nhận được trong đêm Giáng sinh.
Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý?
A. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.
B. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
D. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước
Hoa xoan Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế… Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Khoảng tiết Kinh Chập năm trước, xoan đã trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành. Và lại bất chợt giữa trưa nào đó, ngợp mắt, rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím. Cái hương hoa xoan ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại nước hoa sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Nó luôn gợi ta nhớ nhung về tuổi thơ và một miền quê yêu thương. Bây giờ, nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt, gỗ xoan không còn chỗ làm cột, làm quá giang, đòn bẩy. Đến cái chạn bát cũng bằng i-nốc, bằng nhựa; gỗ xoan đã ra rìa ngoài cuộc sống người dân quê. Không còn ai làm nhà bằng gỗ xoan. Không còn hoa xoan rụng. Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Cái hương ………. ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại ……….. sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Câu 2: Tại sao ngay trong đoạn mở đầu, tác giả đã khẳng định xoan đã gắn bó với người dân quê hàng ngàn năm nay? ………………………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Câu 3. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”. Thông tin Trả lời Bây giờ nhà nhà xây mái bằng gỗ xoan. Đúng / Sai Mùa giêng hai, xoan bắt đầu trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu Đúng / Sai Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Đúng / Sai Đầu xuân, xoan ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Đúng / SaiCâu 4: Tác giả dùng biện pháp, hình ảnh nào để miêu tả lộc xoan? A. So sánh lộc xoan với móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. B. Nhân hóa lộc xoan đáng yêu như móng gà chíp bé xíu xinh xinh. C. Nhân hóa lộc xoan bé xíu xinh xinh như móng gà chíp. Câu 5: Vì sao với tác giả không thể có thứ nước hoa nào sánh với hương xoan? A. Cây xoan gắn bó với quê hương tác giả. B. Tác giả rất thích mùi hương hăng hăng của quả xoan. C. Hương hoa xoan luôn gợi nhớ về tuổi thơ và quê hương. Câu 6: Những hình ảnh nào của cây xoan được tác giả miêu tả nhiều hơn cả? A. Cành xoan, hoa xoan. B. Vườn xoan, bờ rào xoan, lộc xoan. C. Thân cây xoan, gỗ xoan, hoa xoan. Câu 7: Điều gì khiến tác giả ngậm ngùi khi nhắc về cây xoan? ……………………………………………………………………………………………… ............................................................................................................................................... Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? A. Ẩm ướt, gần gũi, âm thầm,li ti,tim tím. B. Gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, ngan ngát. C. Li ti, gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, mưa phùn. Câu 9: Những từ nào trong câu: “Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành.” là tính từ? A. Tim tím. B. Tim tím, lăn tăn. C. Ắng, tim tím, lăn tăn. Câu 10:Đoạn 3 của bài văn trên có những trường hợp nào là đại từ? A. Nó, ta. B. Nó, đó, ta. C. Nào, đó, nó, ta. Câu 11: Những từ nào trong câu: ‘‘Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kì và gần gũi vô cùng với người nhà quê.’’ là quan hệ từ ? A. Và. B. Và, với. C. Rồi, và, với. Câu 12 : Trong câu ‘‘Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.’’, tác giả đã sử dụng biện pháp nào để tả cây xoan? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Nhân hóa và so sánh. Câu 13. Phân tích cấutạo ngữ pháp của các câu sau: “Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê.” …………………………………………………………………………………………………………………. Câu 14: Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về tình cảm gia đình. …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………
Rừng gỗ quý
Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà họ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.
Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt hiện ra. Ông nghĩ bụng: "Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc". Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:
- Ông lão đến đây có việc gì?
- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!
- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:
- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!
họp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn...
Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu:
"Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy". Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp sụp như xưa.
Qua bài văn trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong việc học?
Ba đoạn văn trên có nhiều lỗi sai chính tả quá. Mọi người hãy sửa giúp mình để có đáp án đúng nhất nha ^^
Nhà Gấu ở trong rừng
Cả nhà Gấu ở chong dừng. Mùa suân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt giẻ. Gâu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo dung dinh, bước đi nặc nè, nặc nè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió chong gốc cây, không cần đi kiếm ăn chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang suân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo dung dinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi nặc nè, nặc nè.
Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên
Trong một chận đánh, già nàng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại nòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả nàng xúm lạ, cây kín mặt hồ. Muông thú các lơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi nầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống lước để lấy thêm xức mạnh, ló bị già nàng Voi đánh quỵ
Ngày nay, khắp lúi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân nàng bảo: những dấu chân của già nàng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ: còn những vết chân kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông, xuối.
Cây chuối mẹ
Mới ngày lào nó chỉ nà cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như nưỡi mác đâm thẳng nên trời. Hôm nay, nó đã nà cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu ná ngả da mọi tứ phía nhưu những cái quạt nớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, dụt nại. Vài chiếc ná ngắn cũn cỡn, nấp nó hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi nên ngọn dồi đấy.
Đặt câu có từ "nhà" được dùng với những nghĩa sau:
Nhà là nơi để ở:
Nhà là gia đình:
Nhà là người làm nghề j đó:
Nhà là đời vua:
Nhà là vợ hoặc chồng:
làm đi mình tick nhá:3
thi kể chuyện tiếp nào và
mk kể đầu tiên
SỰ TÍCH TRẦU CAU VÀ VÔI
Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.
Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ.
Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn.
Nàng lẩm bẩm: - À, ra anh chàng vui tính kia là anh!".
Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.
Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. - Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.
Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà.
Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng[1]. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày dường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.
Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.
Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.
Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa"[2].
Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ: -"Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?". Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.
Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.
Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!" Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:
- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.
Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu[3].
KHẢO DỊ
1. Trong Lĩnh-nam chích quái cũng như trong một số sách chép truyện cổ khác không thấy nói đến kết quả của tình tiết "hai anh em giống nhau như đúc". Chúng tôi thấy đó có lẽ là một thiếu sót của người chép truyện, nên ở đây dựa vào quyển Tình sử Việt-nam. Cái ghen của Tân là nguyên nhân của việc Lang bỏ nhà ra đi và cũng là hậu quả của việc hai anh em giống nhau đến nỗi làm cho nhiều người nhầm lẫn.
2. Cũng theo Lĩnh-nam chích quái thì Lang chết hóa làm cây cau, Tân hóa làm hòn đá còn vợ Tân hóa làm cây trầu. Ở đây chúng tôi theo sách Sử Nam chí dị chép Lang hóa làm hòn đá. Tân hóa làm cây cau là những hình tượng có mối quan hệ hợp lý hơn (về điểm này chúng tôi đồng ý với ý kiến Trần Thanh Mại trong Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt-nam).
Riêng sách Mỹ Ấm tuỳ bút tuy cũng kể như Sử Nam chí dị, nhưng lại cho rằng phải đợi sau khi chôn cả ba rồi mới được trời cho hóa. Cũng sách này có kể một số tình tiết hơi khác, nhất là ở đoạn kết:
Hai anh em Tân và Lang giống nhau như tạc, càng lớn càng giống và yêu mến nhau, đi đâu không rời nửa bước; việc đó làm cho người vợ của Tân - Lưu thị - mấy lần nhầm lẫn, rất xấu hổ. Lang sợ có điều không hay bèn xin anh ra ở riêng, nhưng anh không cho. Một hôm Lang bỏ nhà ra đi lên vùng núi, định sống lẩn lút ở đây, nhưng dầm phải sương gió nên chết ở cạnh rừng, được dân địa phương chôn cất thành mộ. Không thấy em về, Tân bỏ nhà đi tìm. Khi Tân đến đây, dân làng ban đầu sợ hãi tưởng người chết hiện ra, vì thấy giống người chết như tạc. Khi nghe nói người em đã chết Tân ngất đi và chết theo. Dân địa phương bèn chôn bên cạnh mộ người em. Lưu thị cũng bỏ nhà đi tìm, đến đây nghe nói chồng và em chồng đều chết, liền ôm lấy mồ khóc mãi, rồi cũng chết và cũng được chôn bên cạnh.
Hành động của họ cảm động đến Trời. Trời cho em hóa đá (biểu thị sự trong trắng), anh hóa thành cây cau (ngay thẳng độc lập, mở dạ cho ai nấy thấy), Lưu thị hóa thành cây trầu (tiết hạnh thơm cay). Đoạn sau nói về vua Hùng cũng như trên đã kể[4].
3. Cũng theo Trúc Khê, sách dã dẫn, thì ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam-khương ở làng Nam-hoa, huyện Nam-đàn (Nghệ-an) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.
Đồng bào thiều số ở Nghệ-an cũng có Sự tích trầu, cau và vôi nội dung khác với các truyện trên:
Một người có chín con gái cùng đi cuốc cỏ dâu. Trưa lại mệt, chị em nói đùa với nhau: "Giá có ai cuốc hộ thì sẽ lấy làm chồng". Nghe thấy vậy một con quỷ hiện ra nói: - "Phải thế thì hãy nhắm mắt lại, tôi cuốc cho". Quả nhiên khi mở mắt, mấy chị em đều thấy nương dâu đã cuốc sạch làu. Quỷ đưa chín cô về lần lượt ăn thịt đến cô thứ tám. Cô út là nàng Khăm Xuân sợ quá, bỏ trốn. Một đàn gà rừng bảo: - "Muốn sống thì chui xuống lỗ khoai mài". Cô xuống, gà bẻ lá phủ cho nên quỷ không tìm ra. Khi quỷ đi khỏi, gà bảo nàng trèo lên tiếp tục đi nữa, hễ gặp người nào thì hỏi đường, người ta sẽ chỉ cho.
Một bà tiên hiện ra bảo cô cứ đi theo sợi dây song cho đến ngọn. Đến nơi, hóa ra đó là cõi âm; ở đây cũng có nhà của ruộng vườn. Một người đàn ông là Chàng Ngược lấy cô làm vợ. Hắn chuyên làm mưa ở trần gian, nhưng vì có vợ hắn quên cả chức trách, ba tháng không ra khỏi nhà, nên trần gian ruộng nương khô cạn, người kêu van khắp nơi. Sau đó, hắn phải từ biệt vợ ra đi làm mưa, dặn vợ cứ luôn luôn ở nhà, ai rủ đi đâu cũng đừng nghe.
Ở nhà, hai người vợ cũ của Chàng Ngược đến rủ: - "Có muốn coi voi đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi gương lược đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi ông bà gia không?" - "Kể từ khi về nhà chồng đến nay tôi chưa biết mặt mũi ông bà gia, cho đi với". Đến nơi, Khăm Xuân chỉ thấy hai con rồng to lớn, sợ quá, chạy về, mắt luôn luôn nhắm lại. Khi chồng về biết chuyện, đành phải trả Khăm Xuân lên trần. Lên đến nơi vẫn thấy vợ nhắm hai mắt, chồng bảo: - "Thôi đến nơi rồi. Chúng ta chia tay ở đây. Lúc nào gặp hoạn nạn gọi tôi, tôi sẽ đến". Khăm Xuân đang đi dọc bờ sông thì gặp chàng Nước. Chàng Nước lại dỗ dành lấy nàng làm vợ. Cuộc tình duyên êm đẹp, chỉ có điều bố chồng không ưa nàng dâu. Một hôm bố chồng bảo con dâu đi bắt cá sông. Khăm Xuân không bắt được. Nàng đến bờ sông gọi tên chồng cũ. Chàng Ngược lên bảo: -"Muốn bắt cá sông thì sáng dậy ra mà bắt, nhưng phải dặn mọi người rằng nếu ai có thấy cây gỗ lạ thì cũng đừng đụng đến". Sáng ra, thấy có một cây gỗ lớn nằm ngang sông mà vực sông ở chỗ đó cạn, cá rất nhiều, Khăm Xuân và mọi người đua nhau đi bắt. Người bố chồng thấy sự lạ cũng ra xem, thấy cây gỗ lạ bèn lấy gậy sắt đâm vào. Không ngờ đó là Chàng Ngược. Bị thương, Chàng Ngược, tức cây gỗ, nổi lên, nước chảy ào ào vào vực, phần lớn người đi bắt cá đều bị chết đuối. Bố chồng đổ tội cho nàng dâu giết dân, Khăm Xuân ra bến ngồi khóc rồi lấy lửa đốt cây gỗ để sưởi. Đốt một lúc bỗng thấy trong đống lửa không phải gỗ mà là Chàng Ngược đã chết cháy. Khăm Xuân thương quá, nhảy vào lửa cháy luôn. Chàng Nước về thấy thế cũng nhảy vào lửa cháy nốt (tình tiết này giống với kết thúc truyện Sự tích ông Đầu rau. số 21). Bố chồng chôn cất mỗi người một mộ. Về sau cây gỗ hóa thành cây cau. Khăm Xuân hóa thành cây trầu leo lên cây cau.
Chàng Nước hóa thành đá vôi. Bố chồng lấy cau ăn với trầu, nhổ nước vào đá thấy nước đỏ dẹp, bèn hái về ăn để giải phiền. Từ đấy có tục ăn trầu[5].
4. Đồng bào Ca-tu (ở phía Tây tỉnh Quảng-nam và Thừa-thiên) có một truyện nói về sự tích trầu, cau và vôi tuy khác truyện của ta nhưng hình ảnh đoạn kết lại có phần tương tự:
Một bà già gả một trong mười cô con gái cho chàng Rắn để trả ơn. Ở với Rắn, cô gái đẻ được một đứa con. Một hôm vì các chị xúi bẩy, cô bị răng rắn cắm vào người, chết ngay. Áo quan trôi theo dòng nước, lọt vào cái dó của ông Na, được ông này cứu cho sống lại. Ông Na lấy cô làm vợ, đẻ dược một con nhưng vẫn chưa làm lễ cưới. Ngày cưới, chàng Rắn đến dự. Một cuộc chiến tranh dữ dội diễn ra giữa Rắn và ông Na. Cô gái lấy gói thuốc trong rừng gói thành từng gói chuẩn bị ném cho cả hai bên để bôi cho lành vết thương. Ném cho Rắn, không ngờ Rắn hóa thành cây cau. Ném trúng ông Na, ông Na hóa thành hòn đá. Cô thương quá đứng trên hòn đá ôm lấy cây cau, thì lại hóa thành cây trầu, gốc mọc ở đá, ngọn leo lên cây cau. Truyện còn kể thêm hai đứa con của Rắn và ông Na đến nhặt gói thuốc thứ ba thì hóa thành cối chày giã trầu. Dân làng chạy đến xem cũng hóa thành những cây chay.
Có một mụ cơ-rúa (đàn bà ngồi lê) đi xúc tép qua đó, thấy cây hay hay, bèn hái lá trầu ăn với quả cau rồi nhổ nước vào đá, đá đang trắng hóa đỏ. Mụ lấy trầu cau, vôi và chay ăn chung với nhau, tự nhiên thấy môi đỏ, người hóa đẹp ra. Nhà vua nghe tin, đòi mụ về triều, thấy mụ đẹp bèn phong làm hoàng hậu. Nghe lời mụ, vua sai lính đến đào các cây cau trầu đem về, nhưng đào đi bao nhiêu cau trầu vẫn mọc nhiều thêm, không bao giờ hết giống[6].
Người Thái cũng có truyện Tình nhân biến thành trầu cau nói đến ba người bạn học, trong đó có một cô gái giả trai cuối cùng hóa ra trầu cau và vôi. Truyện này có mô-típ hoàn toàn khác các truyện trên.