Câu 8: Ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ).
Câu 8: Ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ).
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Hồ Thứa quê em
Hôm nay , em đi học sớm hơn mọi ngày . Em có dịp quan sát cảnh đẹp của hồ nước nằm ở trung tâm huyện em mà mọi người gọi là hồ Thứa.
Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . Nước hồ trong xanh . Đến gần , nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng . Thỉnh thoảng , vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ , trông như những con thuyền nhỏ . Vài chú vịt đang ngẩng cao đầu nhìn bầu trời tươi sáng .
Ven hồ có những khóm hoa nhiều màu sắc rực rỡ . Dưới những cây xà cừ cổ thụ , có những chiếc ghế đá màu xám . Có một chiếc cầu nhỏ nối hai bờ hồ . Ông mặt trời ló ra khỏi những cụm mây toả ánh nắng khắp nơi . Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh .
Cảnh hồ Thứa quê em thật đẹp . Mai sau em lớn lên , có dịp được đi thăm nhiều cảnh đẹp thì em vẫn sẽ nhớ mãi về hồ nước quê em .
a) Bài văn trên gồm mấy phần ? Nội dung mỗi phần là gì ?
b) Phần Thân bài được miêu tả theo trình tự nào ?
c) Những sự vật nào được miêu tả trong phần Thân bài ? Tác giả đã quan sát những sự vật ấy bằng những giác quan nào ?
d) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong phần Thân bài ?
e) Tham khảo bài văn tả cảnh nêu trên , em hãy viết một bài văn ngắn tả cảnh ao hoặc đầm nước , hồ nước , ... nơi em ở
( Nhanh lên nha , thứ hai mk nộp rồi ) Cảm ơn mấy bạn ! Nhớ làm cho đầy đủ nhé !
3. Trong câu "Chúng không còn là hồ nước nữa.. chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất", từ đó chỉ sự vạt gì ?
a) Chỉ những cái giếng.
b) Chỉ những hồ nước.
c) Chỉ làng quê.
5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ?
a) Đàn chim nhạn, con đê và nhũng cánh đồng lúa.
b) Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:
a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
HỒ CHÍ MINH
b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
TÔ HOÀI
Từ "hồ" trong các từ "đồng hồ, ao hồ" là những từ đồng
sau cơn mưa chiều hè, hồ tây như được thay thế áo mới. nước hồ trong xanh in bóng mây trời cao lồng lộng và cây cỏ bên bờ. mặt hồ vốn đã rộng, nay dường như mênh mang, bao la hơn và ẩn chưa nét đẹp duyên dáng. xa xa, những đám lục bình tím biếc lững lờ trên mặt sóng. những tán phượng đỏ sà xuống mặt hồ soi bóng. đâu đây, những con thuyền nhỏ bồng bềnh trôi trên sóng nước lung linh. mặt trời hoàng hôn rực rỡ từ từ chìm vào đường chân trời trên mặt hồ bát ngát. những làn gió thổi vui đùa với những hàng cây rì rào và những con sóng nhẹ, đem lại cảm giác mát lành cho người dạo chơi hóng mát. trong không gian bao la của đất trời, con người dường như thanh thản, yêu đời hơn.
tác giả quan sát cảm nhận cảnh hồ bằng những giác quan nào
những hình ảnh, sự vật nào được miêu tả trong đoạn văn?
chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên, cái bóng chủ nhỏ xíu lướt nhanh trên . Mặt hồ mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
A đoạn văn trên có mấy từ đơn mấy từ phức
B Tìm các danh từ tính từ trong đoạn văn
Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:
1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Từ chín trong câu trên là:
a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình
2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.
a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa
3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.
Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:
a.Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ
4. Bài thơ Những cánh buồm của tác giả :
a. Tố Hữu b. Trần Đăng Khoa c.Nguyễn Đức Mậu d. Hoàng Trung Thông
5. Câu tục ngữ Người ta là hoa đất có nghĩa là:
a. Con người là hương thơm của trời đất
b. Con người là tinh túy của trời đất
c. Con người là vẻ đẹp của đất
d. Con người là hoa trong trời đất
6. Đọc đoạn văn sau:
“Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối
Nhỏ vừa thiết tha gọi:
-Các bạn ơi. Hãy cùng chúng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi!
Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.
Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng
quàng lên mình Suối Lơn một bộ cánh long lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân
nga”.
(Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu)
Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
a.4 từ láy b. 6 từ láy c. 7 từ láy d. 8 từ láy
7. Trong đoạn văn ở câu 6, có sử dụng phép liên kết là:
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép lặp và phép thế
8. Đoạn thơ sau được trích từ văn bản nào:
“Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi”
a.Những cánh buồm b. Cửa sông
c. Dòng sông mặc áo d. Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà.