tham khảo :
Những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:
- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.
- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Năm 1789: Nguyễn Huệ, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
tham khảo
- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.
- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Năm 1789: Nguyễn Huệ, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.
- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
Tham gia khởi nghĩaSửa đổiXem thêm: Nguyễn Nhạc và Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, 1771-1785Tượng ba anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ
Theo các sách sử Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Nhà Nguyễn: Gia đình anh em Nguyễn Nhạc trú tại huyện Tuy Viễn thuộc phủ Hoài Nhơn, kế tiếp vài đời, đến Nguyễn Nhạc được giữ chức Biện lại ở tuần Vân Đồn. Theo các sách này thì do đánh bạc tiêu mất tiền thu thuế, Nguyễn Nhạc bèn trốn vào Tây Sơn làm trộm cướp, những người vô lại và người nghèo đói phần nhiều phụ theo, vì thế thủ hạ có đến vài ngàn người. Nhạc cùng em là Văn Huệ, Văn Lữ chia nhau quản lãnh, rồi đi đánh cướp đồn ấp, viên tướng giữ trấn không sao kiềm chế được.[19][20][b] Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tình tiết "Nguyễn Nhạc thua bạc nên đi trộm cướp" thực chất là chuyện thêu dệt của Nhà Nguyễn sau khi họ đã đánh bại Tây Sơn nhằm hạ uy tín đối thủ[21]. Việc anh em Nguyễn Nhạc khởi nghĩa chắc chắn phải được mưu tính từ lâu, từ việc chuẩn bị căn cứ, lương thực cho đến thu hút lực lượng tham gia, không thể chỉ là hành vi bột phát do "thua bạc".
Anh em Nguyễn Huệ làm học trò cho Giáo Hiến ở An Thái, người này đã diễn giải lời sấm Tây khởi nghĩa, Bắc thu công để khuyên Nguyễn Nhạc khởi binh. Nguyễn Nhạc cất binh khởi nghĩa năm 1771, xây dựng căn cứ chống chính quyền Chúa Nguyễn tại Tây Sơn, với danh nghĩa diệt trừ quyền thần Trương Phúc Loan, tôn phò Hoàng tôn Dương (tức Nguyễn Phúc Dương, cháu của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát).[22] Trong giai đoạn xây dựng thế lực, Nguyễn Huệ đã giúp Nguyễn Nhạc xây dựng kinh tế và huấn luyện quân sự. Với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến và bản lĩnh cá nhân, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng xây dựng được uy tín cho lực lượng Tây Sơn và cả cho cá nhân mình. Chẳng bao lâu sau, lực lượng của Nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn và vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với Nhà Tây Sơn có Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông.
Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo.[23] Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại trong sách "Les Espagnols dans l’Empire d’Annam" như sau:
"Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ...".[24]Theo Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802, lực lượng ban đầu của Nguyễn Nhạc có nhiều nhóm cư dân sở tại, bao gồm người Việt, người Thượng và người Hoa ở Tây Sơn. Có cả những người làm cướp như Nhưng Huy, Từ Linh ở vùng An Tượng, đám quân người Hoa của Tập Đình, Lý Tài, tất cả khối người sẵn sàng bạo động đó được Nguyễn Nhạc nối kết thành một lực lượng vững chắc.[22]
Quân Tây Sơn đánh chiếm các huyện, thành, thôn ấp, tuần phủ Quy Nhơn Nguyễn Khắc Tuyên cùng đề đốc Lý Trình đi đánh dẹp. Quân Khắc Tuyên đến Phù Ly gặp quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Hai bên giao chiến, Lý Trình bị Nguyễn Huệ chém chết, Khắc Tuyên bỏ chạy về Quy Nhơn. Năm 1773, anh em Tây Sơn hạ được thành Quy Nhơn (kinh thành Đồ Bàn cũ của Chiêm Thành). Nguyễn Nhạc bèn thả tù phạm, lùa dân làm binh, dựng cờ hiệu của Tây Sơn lên thành, khiến cho Đàng Trong náo động. Chúa Nguyễn hay tin, sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Thống mang quân đi đánh Tây Sơn, bị Tây Sơn đánh bại. Thời Đàng Trong vốn hòa bình đã lâu, lính không quen việc binh, trong triều Trương Phúc Loan lại làm mất lòng người, lính ra trận là bỏ chạy, do vậy quân Tây Sơn ngày càng mạnh. Đến tháng 12 năm 1773, Chúa Nguyễn sai Tôn Thất Hương làm Tiết chế, đem nội quân và quân Tam Kỳ đến núi Bích Kê (thuộc Bình Định) bị quân Tây Sơn do Lý Tài, Tập Đình chỉ huy giết chết. Quân Tây Sơn làm chủ Quảng Ngãi, quân Nguyễn phải rút về, Nguyễn Nhạc sai quân chiếm các phủ Bình Khang, Diên Khánh. Bấy giờ, quân Tây Sơn chiếm một dải đất từ Quảng Ngãi vào Nam cho tới Bình Thuận.[25]
Tái chiếm Phú YênSửa đổiTây Sơn lâm nguySửa đổiKhông lâu sau khi làm chủ phần lớn khu vực Nam Trung Bộ, anh em Tây Sơn bắt đầu gặp khó khăn trước những diễn biến mới. Giữa năm 1774, Chúa Nguyễn cử Tống Phước Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thủy bộ ra đánh Nam Trung Bộ, và nhanh chóng lấy lại được Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khang. Tây Sơn từ đó chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi.[26]
Nhân cơ hội Chúa Nguyễn suy yếu, tháng 10 năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc dẫn 3 vạn quân[27] tiến đánh Đàng Trong. Quân Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Định Vương Nguyễn Phúc Thuần và các quan phải chạy vào Quảng Nam, Nguyễn Nhạc mang quân hai đường thủy bộ tiến ra đánh, vội theo đường biển trốn vào Gia Định, Chúa Nguyễn gặp tướng Tống Phước Hiệp vào tháng 2 năm 1775; để Nguyễn Phúc Dương ở lại. Quân Trịnh vượt đèo Hải Vân đã đụng độ với quân Tây Sơn cũng đang tiến ra để lùng bắt Nguyễn Phúc Dương. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn, sau khi đã bắt được Phúc Dương. Lợi dụng Nguyễn Nhạc thua trận, Tống Phúc Hiệp từ Bình Khang tiến ra đánh Phú Yên, quân Tây Sơn thua trận phải co về Quy Nhơn. Phần lãnh thổ mà anh em Tây Sơn còn kiểm soát chỉ còn Quy Nhơn và Quảng Ngãi.
Như vậy lúc này, quân Trịnh từ Bắc tiến vào, Chúa Nguyễn rút vào Nam, tình thế của quân Tây Sơn lúc đó rất nguy ngập bị kẹp vào giữa, nếu mang quân ra đương đầu với cả hai phía thì chắc chắn Tây Sơn sẽ bị tiêu diệt. Nguyễn Nhạc quyết định xin giảng hòa với Chúa Trịnh để tập trung vào chiến trường phía Nam, bèn sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho Chúa Trịnh để đánh Chúa Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh Chúa Trịnh thuận cho Nguyễn Nhạc hàng, phong làm "Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân". Dù thế, Hoàng Ngũ Phúc vẫn không cho lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, có ý chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn.[28]
Xuất quân thắng trậnSửa đổiTạm yên phía Bắc nhưng Tây Sơn vẫn còn ở vào tình thế nguy hiểm, chỉ có một lựa chọn là phải thắng trận để chiếm lại Phú Yên từ tay quân Nguyễn, nếu không sẽ bị quân Trịnh đánh từ phía sau. Trong tình thế các tướng đều bạc nhược do thua trận, Nguyễn Nhạc quyết định cử Nguyễn Huệ khi đó mới 23 tuổi, làm chủ tướng mang quân vào Nam. Để hỗ trợ cho Nguyễn Huệ, nhân nắm con bài Nguyễn Phúc Dương trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái cho Dương, rồi sai người vào Phú Yên điều đình với Tống Phúc Hiệp bàn việc lập Phúc Dương làm chúa và cùng đánh Trịnh. Tướng Nguyễn Tống Phước Hiệp tin lời, không phòng bị gì cả. Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh úp phá được.[29] Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, giết Nguyễn Văn Hiền. Tướng của Chúa Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống, lưu Lý Tài ở lại Phú Yên. Tướng Chúa Nguyễn khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận.[30]
Hoàng Ngũ Phúc nhân lúc Tây Sơn mang quân vào Nam liền lấn tới đóng quân ở Châu Ổ thuộc Quảng Ngãi. Nguyễn Nhạc lấy công việc Nguyễn Huệ phá được quân Chúa Nguyễn, xin với Hoàng Ngũ Phúc phong cho Nguyễn Huệ làm "Tây Sơn hiệu tiền tướng quân". Gặp có dịch bệnh, quân Trịnh chết quá nửa, trước đó đất Thuận Hóa bị mất mùa lớn nên quân lương bị thiếu. Bản thân Hoàng Ngũ Phúc cũng tuổi già sức yếu, tới mức không thể tự đi đứng được, đều phải có người hầu nâng nhấc[31] Nguyễn Nhạc đã biết tin Hoàng Ngũ Phúc bệnh nặng nhưng không đem quân tấn công lại[32] (để Hoàng Ngũ Phúc yên tâm mà tự rút quân). Quả nhiên Hoàng Ngũ Phúc đặt mật kế hồi binh về Phú Xuân. Có người khuyên Hoàng Ngũ Phúc ở lại, Phúc không nghe, xin rút quân về giữ đất Thuận Hóa, Trịnh Sâm y cho. Đến tháng 10 năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc chết trên đường về Bắc, như vậy quân Đàng Ngoài đã mất đi viên tướng thiện chiến nhất của mình.[33]
Đến tháng 11 năm 1775, nhân lúc quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam, 2 người con của Chúa Nguyễn Phúc Khoát khởi binh chiếm giữ. Năm ấy mất mùa, quân Nguyễn bị thiếu lương. Nguyễn Nhạc bèn điều Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam. Chiến thắng Phú Yên là dấu ấn đầu tiên của Nguyễn Huệ trên con đường binh nghiệp của ông sau này. Từ đây ông trở thành chỗ dựa vững chắc cho Nhà Tây Sơn.
Nguyễn Nhạc bảo Nguyễn Văn Duệ giữ đất Quảng Nam. Cùng thá...