23) Cho bộ bốn số lượng tử electron cuối của phân lớp ngoài cùng: n = 3, l = 2, m = -2, ms = -1/2. Hãy cho biết lớp e ngoài cùng. 24) Cho bộ 4 số lượng tử electron cuối của phân lớp ngoài cùng: n = 3, l = 2, m = +2, ms = -1/2. Nguyên tố đó là nguyên tố gì? Giúp em vs ạ
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố nhóm s
(2) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì
(3) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A biến đổi một cách không tuần hoàn
(4) Số thứ tự của nhóm (IA,IIA,..) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng nhưng không cho biết số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố đó
(5) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm
(6) Nguyên tử của tất cả các nguyên tố trong nhóm khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong chu kì 2, 3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8
(2) Chu kì nào cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình
(3) Nguyên tử của nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có cùng bán kính nguyên tử
(4) Nguyên tử của nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có cùng số lớp electron
(5) Nguyên tử của nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng
(6) Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố nhóm d
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D.4
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA, đứng ở cuối cùng các chu kì
(2) Các nguyên tố halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng
(3) Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử halogen rất hoạt động
(4) Liên kết của phân tử halogen thường không bền
(5) Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính khử mạnh
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Số cặp X, Y thỏa mãn là :
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Số cặp X, Y thỏa mãn là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại
B. phi kim và kim loại
C. kim loại và khí hiếm.
D. kim loại và kim loại
Cho các phát biểu sau:
1. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
2. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số notron khác nhau về số electron
3. Các electron trên cùng một phân lớp khác nhau về mức năng lượng
4. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron
5. Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau
6. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Ở trạng thái cơ bản:
- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.
- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.
- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt. Nhận xét nào sau đây là sai
A. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự X, Y, Z.
B. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp
C. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính
D. Số oxi hóa cao nhất của X trong hợp chất là +7.