Câu 2: Ý c (bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi))
Câu 2: Ý c (bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi))
Bài 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Bâng khuâng vào thu
Chớm thu, lúa trổ đồng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa. Ven bờ cỏ xăm xắp nước, đám cá thia lia đang nhảy loi choi. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai...
Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn hơn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh rập rờn theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm.
Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hòa in dấu bao kỉ niệm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu váo dòng kí ức của lũ trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những giọt nước mắt đầy tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vẫy vùng hả hê trong dòng mương cùng đám bạn...
Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng tháng 8 hanh vang. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghịch ngợm, nhớ nôn nao tiếng bài giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rực sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp...
Thu đến rồi! Ôi mùa thu yêu dấu!...
( Theo Nguyễn Thị Duyên )
1, Nội dung chính của bài văn trên là gì?
a, Tả cánh đồng quê mùa thu
b, Kể về kỉ niệm những ngày thu khai trường
c, Cảm xúc của tác giả trước cảnh làng quê khi mùa thu đến
2, Dòng nào nêu đúng những cảnh vật được tác giả miêu tả qua từng đoạn văn trong bài?
a, Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, con mương in dấu tuổi thơ, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo
b, Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, cái đập thượng nguồn, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo
c, Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, giọt nước mắt nhớ thương, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo
3, Tác giả đã quan sát các sự vật bằng những giác quan nào để miêu tả?
a, Thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác
b, Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác
c, Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác
4. Điệp từ chớm thu được nhắc nhiều lần trong bài nhằm nhấn mạnh điều gì?
a, Mùa thu đến sớm hơn lệ thường hằng năm
b, Mùa thu có nhiều vẻ đẹp và gợi nhiều cảm xúc
c, Mùa thu làm cho cảnh vật trở nên đẹp đẽ hẳn lên
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Cây chuối trong bài văn trên được tà theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?
b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?
c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
1.Trong đoạn văn sau ,câu nào là câu ghép
Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông là 1 thầy thuốc nổi tiếng ở thế kỉ18. Khi chữa bệnh, Lãn Ông không quản ngày đêm mưa nắng,không quản trèo đèo lội suối,đi bộ xa nhà.Đối với người nghèo khổ,không những cho thuốc không lấy tiền, mà còn chu cấp cho cả gạo tiền để có điều kiện chữa bệnh.
2.Tìm những cặp quan hệ từ chỉ quan hệ thăng tiến thể hiện có trong các câu ghép ở mẩu tin sau đây
Cao Ghen,người Nhật vừa cho xuất xưởng một loại đồng hồ báo thức mới. Chiếc đồng hồ này chẳng những đảm bảo được độ chính xác của giờ giấc mất còn có ưu thế đặc biệt về đánh thức nữa. Đúng giờ hẹn,thay về chuông đồng hồ phát ra mùi. Theo tâm lí học khứu giác được đánh thức sẽ khéo theo thính giác. Rồi chẳng những thính giác được đánh thức mà vị giác,xúc giác cũng lần lượt dậy theo. Thật là một chuỗi thân thiện và êm ái với người lười. (^ω^)
Làm nhanh hộ mk nhà
Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng.
a. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
Võ Quảng
b. Tôi đi giữ bãi dâu và có cảm giác như đang lội dước dòng sông cạn.
Dương Thị Xuân Quý
c. Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
Nguyễn Thị Ngọc Tú
Đọc các đoạn văn dưới đây (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62) và trả lời câu hỏi
a) – Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
b) – Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
Đọc bài văn dưới đây và nêu nhận xét:
a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
b) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
Buổi sớm trên cánh đồng
Từ làng, Thủy đi tắt ra cánh đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trogn làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Theo LƯU QUANG VŨ
MÙA THU TRONG TRẺO
Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy, mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì.
Trong hồ rộng, sen đang lụi dần. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, lúc nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức....
Câu 1 : Tác giả đã chọn tả những chi tiết, sự vật tiêu biểu nào của cảnh mùa thu ?
a. Bầu trời, chim chóc, hoa lá.
b. Bầu trời, dòng sông, hồ sen, mặt nước, tiếng chim cuốc.
c. Bầu trời, dòng sông, mặt nước, chim cuốc.
Câu 2 : Những đặc điểm nào trong bài tiêu biểu cho cảnh vật mùa thu ?
a. Bầu trời cao trong xanh, mưa ào ạt như trút nước, dòng sông lăn tăn gợn sóng, sen tàn, lá non xanh.
b. Những đám mây đen kéo về ùn ùn, mưa ào ạt như trút nước, sông sủi bọt, đục ngầu, lá sen xanh non, tiếng cuốc kêu ra rả, trời nóng bức.
c. Bầu trời cao trong xanh, dòng sông lăn tăn gợn sóng, mặt nước trong xanh, sen lụi tàn, lá đã quăn mép, khô dần, tiếng cuốc kêu thưa thớt.
Câu 3 : Vì sao dòng sông mùa thu lại “thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi” như mùa hè ?
a. Vì mùa thu nước trong xanh hơn mùa hè.
b. Vì mùa thu nước sông nhiều hơn mùa hè.
c. Vì mùa thu không có mưa rào ào ạt như trút nước giống như mùa hè.
Câu 4 : Mùa thu trong trẻo được tác giả miêu tả qua cảm nhận của những giác quan nào ?
a. Thị giác, thính giác
b. Thính giác, vị giác
c. Thị giác, thính giác, vị giác
Câu 5 : Bài văn đã nói lên điều gì ?
a. Mùa thu thật trong trẻo, cảnh vật mùa thu rất lộng lẫy đáng yêu.
b. Tình cảm thiết tha, gắn bó của tác giả đối với mùa thu đẹp.
c. Mùa thu cảnh vật thật êm ái, hiền hòa.
Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ toàn tính từ?
A. rộn rã, xa xôi, sặc sỡ, thương nhớ, tưng bừng.
B. rộn rã, tưng bừng, sặc sỡ, bằng lăng, ngẩn ngơ.
C. rộn rã, tưng bừng, sặc sỡ, ngẩn ngơ, xa xôi
Đọc bài Mưa rào (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31) và trả lời câu hỏi:
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?