ơn cha bóng núi âm thầm
Nghĩa Mẹ lặng lẽ như nước sông đầu nguồn
một đời dãi nắng dầm sương
nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào câu 1 chỉ ra ít nhất một biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong bài ca dao
câu 2 đoạn trích trên gợi cho anh chị thái độ tình cảm gì đối với cha mẹ
Dạ mình đang cần gấp, mn giúp đỡ mk nhe ~
" Ơn cha bóng núi âm thầm
Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn
Một đời dãi nắng dằm sương
Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào "
-Hãy xác định thành ngữ trong bài ca dao trên và nêu ý nghĩa/
-Nêu biện pháp tu từ và ý nghĩa của chúng, được sử dụng trong bài ca dao trên.
Cho ca dao sau :
Mười tay
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.
(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)
Câu 1 : Vì sao trong lời ru con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .
Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?
Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .
Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .
. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Bóng trăng ngã lộn bóng tre,
Chàng ơi đứng lại mà nghe em thề,
Vườn đào, vườn mận, vườn lê,
Con ong hút mật, con bướm kia ra ngoài
Chàng về nghĩ lại mà coi,
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng”
(Trích“Ca dao Việt Nam”)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0,5điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài ca dao trên?
Câu 2(0,5điểm): Bài ca dao là lời tâm sự của ai?
Câu 3(0,5điểm): Trong lời tâm sự ấy, anh/chị nhận thấy phẩm chất nào đáng trân trọng của nhân vật trữ tình?
Câu 4(0,75điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về “người khôn” trong câu “Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”?
Câu 5(0,75điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp so sánh được sử dụng trong câu: “Tấm lòng em ở gương soi nào bằng”?
Câu 6(1,0điểm): Bài ca dao trên gợi cho anh/chị ấn tượng như thế nào về cách bày tỏ tình cảm của người bình dân lao động xưa?
. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
(Trích “Ca dao Việt Nam”)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0,5điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài ca dao?
Câu 2(0,5điểm): Chủ đề mà bài bài ca dao đề cập đến là gì?
Câu 3(0,5điểm): Biểu hiện của chữ “Hiếu” mà bài ca dao nhắc nhở mỗi chúng ta là gì?
Câu 4(0,75điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”?
Câu 5(0,75điểm): Hãy chia sẻ những việc làm thiết thực mà hằng ngày anh/chị đã thể hiện tình cảm kính yêu với cha, mẹ và gia đình của mình?
Câu 6(1,0điểm): Bài học trân quý nhất mà anh/chị nhận được từ bài ca dao trên? Vì sao?
GIÚP E VỚI Ạ. E ĐANG CẦN GẤP!
1: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: MƯỜI TAY
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời
(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch - Nguồn: Vanhocquenha.vn.)
Câu 1: Bài ca dao trên thuộc đề tài nào?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài ca dao
Câu 3: Hãy kể ra những công việc mà người mẹ phải làm trong bài ca dao
Câu 4: Trong bài ca dao, vì sao người mẹ ước có mười tay?
Câu 5: Lời ru con của người mẹ: Bồng bồng con ngủ cho say Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời mang ý nghĩa gì?
Câu 6: Từ bài ca dao, em nghĩ gì về cuộc đời người phụ nữ xưa và nay? (Trả lời từ 3 đến 5 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”
( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )
Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay
Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời:
a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,... mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?
Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?