Cô Bảo Ngọc

(1.0 điểm)

Phân tích nghĩa hàm ẩn trong câu nói của người thợ may: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc ạ! để từ đó làm rõ mục đích trào phúng của truyện.

Bài đọc: HAI KIỂU ÁO

       Một ông quan lớn đến hiệu may, may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi kẻ trên, hách dịch với dân, người thợ may liền hỏi:

       – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

       Quan cau mày lại hỏi:

       – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm ?

       Người thợ may liền đáp:

       – Thưa, con hỏi thế để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi một tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt áo đằng sau phải may ngắn đi một tấc !

       Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lí và truyền:

       – Thế thì ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

*Tấc: đơn vị đo chiều dài thời cổ của Việt Nam, một tấc bằng khoảng 10 cm.

NGUYỄN TRỌNG TƯỜNG NAM
7 tháng 12 2023 lúc 11:46

HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luôn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp:
Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.


Các câu hỏi tương tự
Cô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Cô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Cô Bảo Ngọc
Xem chi tiết