Môn Tiếng việt- Ngữ Văn 7
ĐỀ1:
1, TRẮC NGHIỆM
Câu1: Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn?
A, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
B, Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
C, Người ta là hoa đất.
D,Học ăn,học nói,học gói,học mở.
Câu2: Cho biết tác dụng của câu tục ngữ dưới đây:
" Một đêm mùa Xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ của bác tài Phán từ từ trôi."
A, Bộc lộ cảm xúc.
B, Gọi đáp.
C, Xác định thời gian, nơi chốn.
Câu3: Câu nào là câu đặc biệt?
A, Một canh....Hai canh....lại ba canh.
B, Quê hương là chùm khế ngọt.
C, Lan là học sinh.
D, Tất cả đều đúng.
Câu4: Nhận định nào đúng về Trạng Ngữ trong câu:
A, chỉ đứng ở đầu câu.
B, Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu.
C, Trạng ngữ ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Bổ sung ý nghĩ cho câu.
D, Trạng ngữ đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Không bổ sung ý nghĩ cho câu.
2, Tự Luận
Câu1: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho ví dụ
Câu2: Xác định câu đặc biệt( nêu rõ tác dụng ) và câu rút gọn ( chỉ rõ thành phần được rút gọn ) trong đoạn văn sau:
Lan vừa trong thấy mẹ về đã nũng nịu:
A,- Mẹ ơi!
B,- Ôi con! ( Mẹ về đây con.)
C, Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ?
D, Mẹ sẽ nấu cơm ngay.
ĐỀ2:
Phần 1, Trắc nghiệm : Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng:
Chim sâu hỏi chiếc lá:
Lá ơi! Hãy kể chuyện đời của bạn cho tôi nghe đi!
Bình thường lắm, Chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu1: Trong đoạn văn có mấy câu rút gọn ?
A, Một
B, Hai
C, Ba
D, Bốn
Câu 2: Trong đoạn văn có mấy câu đặc biệt?
A, Một câu
B, Hai câu
C, Bốn câu
D, không có.câu đặc biệt
Câu3: Câu " Bình thường lắm, không có gì đáng kể đâu" đã lược bỏ thành phần nào của câu:
A, Thành phần chủ ngữ.
B, Thành phần vị ngữ.
C, Cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
Câu4: Câu đặc biệt trong đoạn văn đừng để làm gì?
A, nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc trong đoạn văn.
B, Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
C, Bộc lộ cảm xúc.
D, Gọi đáp.
Câu5: Câu rút gọn trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
A, Làm cho cậu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn và tránh lặp lại từ ngữ đặc xuất hiện ở câu đứng trước.
B, Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người
C, Cả 2 đáp án trên.
CÂU6: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt được nhưng mỹ đích tu từ nhất định?
A,Đầu câu.
B, Giữa câu và vị ngữ.
C,Cuối câu.
Câu7: Ở vị trí nào trong câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết nội dung thông báo của câu?
" Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Nhưng buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh."
Phần 2: TỰ LUẬN
Câu1: Thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩ và công dụng gì? Đặt 1 câu có thêm thành phần trang ngữ.
Câu 2: Viết 1 đại văn nghị luận khoảng 10 câu, trình bày quan điểm về câu tục ngữ " học ăn,học nói,học gói,học mở". Trong đó có sử dụng 2 trạng ngữ. Gạch chân, chú thích và nêu rõ tác dụng của trạng ngữ đó.
~~HẾT~~