1. Vì sao lớp thú đa dạng về loài và phân bố rộng rãi
2. Nêu vai trò của lớp thú,bọ sát,chim
3. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
4. Vì sao ếch đồng thường sống trong bụi rậm vẹn bờ nước và bắt mồi vào ban đêm
5. Nêu đặc điểm cơ thể tiến hóa cao dần từ các lớp :lưỡng cư ,bọ sát, chim,thú
1.
Lớp thú đa dạng về loài và phân bố rộng rãi vì: khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường của Trái Đất như các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc, …
2.
Vai trò của lớp thú:
+ Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu, ....)
+ Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo, ...)
+ Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ, ...)
+ Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ, ....)
+ Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn, ...)
+ Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lam nghiệp
Vai trò của lớp bò sát:
- Đa số là có lợi:
+ Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ như thằn lằn, tiêu diệt chuột như rắn.
+ Có giá trị thực phẩm như ba ba, dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, yếm rùa, …).
+ Sản phẩm mĩ nghệ như vảy đồi mồi, da rắn, cá sấu, …
- Tác hại: gây độc cho người như rắn độc.
Vai trò của lớp chim:
- Lợi ích:
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm.
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Làm đồ trang trí, làm cảnh.
+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.
+ Phát tán cây rừng, thụ phấn cho hoa.
- Tác hại:
+ Hại nông nghiệp: ăn quả, hạt, ăn cá (chim bói cá).
+ Là vật trung gian truyền bệnh.
3.
- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.
- Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim làm bánh lái
- Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có một chùm lông, sợi lông mảnh gồm một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
- Cánh chim khi xòe tạo một diện rộng quạt gió. Khi cụp cánh chim gọn lại vào thân.
- Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, đầu chim linh hoạt giúp phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai) tạo điều kiện thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.
- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông giúp lông mịn, không thấm nước.
4.
Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì:
- Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.
Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.
5.
Ngành | Hô hấp | Tuần hoàn | Thần kinh | Sinh dục |
ĐV có xương sống (lớp lưỡng cư) | Da và phổi | Tim có tâm thất, tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến có ống dẫn |
ĐV có xương sống (lớp bò sát) | Phổi | Tim có tâm thất, tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến có ống dẫn |
ĐV có xương sống (lớp chim) | Phổi và túi khí | Tim có tâm thất, tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến có ống dẫn |
ĐV có xương sống (lớp thú) | Phổi | Tim có tâm thất, tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến có ống dẫn |