phạm lê phương nhi

1. tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện lòng tự trọng?

2. giấy rách phải dữ lấy lề  là câu tục ngữ thể hiện điều gì?

Tập-chơi-flo
4 tháng 12 2018 lúc 22:01

- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tục ngữ nói về tính tự trọng
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.

Người
4 tháng 12 2018 lúc 21:55

lên google là có ngay

cần gì hỏi

hok tốt nhé

Lê Thúy Hậu
4 tháng 12 2018 lúc 22:00

1.Áo rách cốt cách người thương.

+.Ăn có mời, làm có khiến.

+.Giấy rách phải giữ lấy lề.

+.Đói cho sạch, rách cho thơm.

+.Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

2.Đây là câu tục ngữ về lòng tự trọng. Nghĩa đen là quyển sách dù có tờ bị rách mà còn giữ được lề thì vẫn còn là quyển sách, nếu để lề đứt thì tung hết.Nghĩa bóng : Dù sa sút nghèo khó cũng phải giữ nền nếp đạo đức gia phong.

Tan U Tan
4 tháng 12 2018 lúc 22:02

- Đói cho sạch, rách cho thơm

Thà chết vinh còn hơn sống nhục

-                              Nói lời phải giữ lấy lời

                      Đừng như con bướm đâu rồi lại bay

- Quân tử nhất ngôn

-                          Cười người chớ vội cười lâu 

                    Cười người hôm trước hôm sau người cười

....... => Tham khảo thêm trên mạng

2. Giấy rách phải giữ lấy lề là câu tục ngữ thể hiện : Dù có sa sút, thảm bại hay nghèo khó đến đâu cũng vẫn phải giữ được nề nếp, đạo đức, nhân cách. Cũng giống như 1 quyển sách có những trang giấy rách thì vẫn còn là 1 quyển sách, nhưng nếu lề đứt đi thì sẽ tung hết.

•Vεɾ_
4 tháng 12 2018 lúc 22:05
Ca dao tục ngữ về lòng tự trọng


1.


Áo rách cốt cách người thương.


Cốt cách là yếu tố số một, định hình trong con người từ lúc bé, đặc biệt từ tuổi thanh niên. Câu thơ nói lên lòng tự trọng của con người, dù cho áo có rách như lòng tự trọng vẫn còn đó thì người ta sẽ thương yêu.

 

2.


Ăn có mời, làm có khiến.


Đây là câu tục ngữ nói về tính phép tắc, hay chính là tính quy củ cần có của mỗi người trong văn hóa ứng xử trong cuộc sống. Dễ nhận thấy được câu nói này được thể hiện ngay trong những bữa ăn, đó chính là khi chúng ăn phải biết mời mọi người, khi làm việc gì dó cũng không nên tự ý quyết định một mình.

 

3.


Giấy rách phải giữ lấy lề.


Đây là câu tục ngữ về lòng tự trọng. Nghĩa đen là quyển sách dù có tờ bị rách mà còn giữ được lề thì vẫn còn là quyển sách, nếu để lề đứt thì tung hết.Nghĩa bóng : Dù sa sút nghèo khó cũng phải giữ nền nếp đạo đức gia phong.

 

4.

Đói cho sạch, rách cho thơm.


Câu này tức là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người. Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cánh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho " sạch", cho " thơm".

 

5.


Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.


Câu tục ngữ mang ý nghĩa Ai cũng có điều hay, lẽ dở, điểm mạnh và điểm yếu. Đừng chủ quan cho rằng mình đã giỏi và hoàn thiện, hoàn mỹ rồi đi mỉa mai, coi thường người khác. Nếu coi thường người khác, rồi sẽ có lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh như của họ bây giờ, và sẽ bị người khác cười chê lại.

 

6.


Kính già yêu trẻ.


Yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ là đức tính lớn của Cụ Hồ. Trong truyền thống dân tộc Việt Nam, kính già là một điểm quan trọng của đạo đức, phong tục xưa nay không khác mấy. Còn yêu trẻ, thân mật với trẻ em, săn sóc tuổi trẻ, đặt hy vọng vào tuổi trẻ

.


Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.


Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo. Yêu trẻ trẻ đến nhà : nếu bạn yêu trẻ con thì chúng cũng sẽ yêu quý bạn, sẽ thích đến nhà bạn chơi. Yêu già già để tuôi cho: nếu bạn yêu quý những cụ già, bạn sẽ tạo được phúc cho bản thân.

 

8.


Người đừng khinh rẻ người.

 

9.


Quân tử nhất ngôn.


Nghĩa đen của câu nói này là Người quân tử nói một câu tựa luồng gió không thay đổi và không thể thay đổi, dù có dùng ngựa tốt cũng không thể đuổi theo để rút lại câu nói đó. Ý chỉ một lời khi đã nói ra từ người quân tử thì không thể nào lấy lại được ( không được nuốt lời )

 

10.


Vô công bất hưởng lợi.

 

11.


Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.


Câu thơ thể hiện lòng tự trọng của một quân tử. Lúc nào cũng có chính kiến và không thay đổi, luôn luôn giữ đúng lời hứa. hình ảnh so sánh giữa thuyền và bến đã tạo nên phần đặc sắc của câu thơ.

 

12.


Bụt không thèm ăn mày ma.

 

13.


Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

 

14.


Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.


Câu thơ khuyên rằng ở đời có mấy cái dốt,1 là chẳng biết quái gì,2 là có biết nhưng nào có biết rõ ràng,3 là tỏ ra biết nhưng khập khễnh. Cho nên nếu biết thì nói là biết, không biết nói là không biết để thể hiện lòng tự trọng của mình.

 

15.


Cây ngay không sợ chết đứng


Câu tục ngữ có ý nghĩa là nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. Ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai ...sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm mình.

 

16.


Chết trong còn hơn sống đục.


Câu tục ngữ này hướng chúng ta đến một cách sống biết tự trọng của con người có nhân cách, qua lối so sánh nhằm khẳng định một sự lựa chọn dứt khoát. "Chết trong" là dám chấp nhận đánh đổi cả mạng sống của mình để giữ lòng thiện,không thay đổi chí hướng, trọng danh dự hơn mạng sống của bản thân. Còn "sống đục" là cách sống của loại người tiểu nhân bỉ ổi, sẵn sàng bán rẻ danh dự lương tâm để cầu mong vơ vét chút lợi lộc cho riêng mình

 

17.


Nhân vô tín như xa vô luân

 

18.


Ngôn tất tiên tín

 

19.


Đường giao tiếp cốt vẹn toàn
Việc mình không muốn chớ làm cho ai

20.


Đất quê chớ người không quê

 

21.


Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười

 

22.


Cứ trong đạo lý luân thường
Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu

 

23.


Thà chết vinh còn hơn sống nhục


Chết vinh: là cái chết trong vinh quang, sự ra đi của bạn để lại bao hối tiếc cho rất nhiều người, và nhiều hơn 1 người tưởng nhớ bạn sau khi bạn rời bỏ. Sống nhục: là sống trong sự rẻ mạt, coi thường của thói đời, lặng lẽ âm thầm chịu đựng, sống cảnh tôi đời, dù có đúng cũng không phản kháng, vơ về mình cái sự áp đặt của người đời.

 

24.


Cọp chết để da, người ta chết để tiếng


Câu tục ngữ phản ánh lại chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, một kinh nghiệm đời thường. Con cọp khi chết đi, tuy xương thịt rã nát nhưng vẫn để lại bộ da quý giá.cũng như con người ,dù đã chết tiếng tăm vẫn còn mãi về sau. Qua hình ảnh ngẫu nhiên, thường tình trong cuộc sống ,câu tục ngữ muốn nhắn nhủ một bài học: phải sống đẹp sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau; đừng sống thế nào mà khi không còn trên thế gian, tiếng xấu vẫn không phai mờ.

 

25.


Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.


Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và bài thơ trên cũng đã thể hiện rõ về điều đó trong câu thơ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

 

26.


Danh dự quý hơn tiền bạc.


Tiền bạc khó kiếm nhưng còn kiếm được chứ danh dự thì chỉ có thế tự thân tạo dựng nên và nhiều khi phải tạo dựng cả đời người mới có được. Danh dự ở đây có thể hiểu là uy tín, thể diện, tiếng tăm của một cá nhân trước gia đình và xã hội. Danh dự là một giá trị tinh thần không thể bán mua, đổi chác, không thể đem ra mà cân đo, đong đếm.

 

27.


Đói miếng hơn tiếng đời

 

28.


Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.

 

29.


Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.

 

30.


Chết đứng hơn sống quỳ


Thà là chết 1 cách oai hùng còn hơn là phải nịnh bợ , lệ thuộc đó là nghĩa đen. Còn nghĩa bóng thì câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải luôn sống trong sạch và luôn đặt lòng tự trọng của mình lên hàng đầu.
 

31.




Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.


Câu ca dao có ý nghĩa là nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng,là chân thật ,là có đạo lý,là đảm bảo có văn hóa. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật,nói lập lờ,nói đùa cợt nói vớ vẩn luyên thuyên

•Vεɾ_
4 tháng 12 2018 lúc 22:06

Phẩm giá, đạo đức của con người rất quan trọng. Người ta cố thể sống thiếu thốn về vật chất chứ không thể nào đánh mất nhân cách, danh dự, lòng tự trọng của mình được. Vì vậy, ông bà xưa có nói: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ trên nhằm nhắc nhở chúng ta: Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người. 

Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Theo như câu tục ngữ, tờ giấy kia dù có bị “rách”, không còn nguyên vẹn nhưng phải giữ được “cái lề” của nó để người ta còn nhận ra là “tờ giấy”, còn người cũng vậy, dù bị nghèo túng, lâm vào tình thế bức bách, ta cũng phải có lòng tự trọng, không nên làm những điều xằng bậy, xấu xa.. Sống ở trên đời, người ta quý trọng nhau là ở nhân cách, phẩm giá chứ không chỉ biết có tiền bạc. Có tiền thật nhiều, sang trọng hơn người nhưng lại thiếu đạo đức, không có nhân cách thì liệu mọi người có quý yêu ta không? Trong những lúc khó khăn, thiếu thốn hoặc lúc gian nan khốn đốn thì nhân cách của con người thường được thể hiện rõ nhất. Xưa kia, danh tướng Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, giữa cái sống và cái chết, ông đã khẳng khái chọn cái chết: “Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Còn nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu với tình cảm đầy cảm phục. Chồng thì bị “trói gô” ở đình làng vì không có tiền nộp sưu cho Nhà nước, còn con thì “đói vàng cả mắt”, vậy mà chị đã mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư An để giữ gìn tiết hạnh với chồng. Càng xúc động và khâm phục biết bao trước cái chết của lão Hạc – nhân vật chính trong truyện “Lão Hạc" của Nam Cao – thà ăn bả chó để được chết quách đi chứ không thể tiếp tục sống đói nghèo để rồi sẽ theo gót Bình Tư làm nghề ăn trộm nuôi thân. Thật đáng trân trọng biết bao những cuộc đời cao đẹp.

Là con người, ta phải có nhân cách đạo đức. Nhân cách ấy giúp ta giữ cho bản thân sống tốt đẹp và nhân cách giúp ta gần gũi, thân ái với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nếu mọi người đều ý thức được điều này thì xã hội sẽ tiến bộ, văn minh và tươi đẹp hơn.

Câu tục ngữ này là lời giáo huấn quý báu cho những ai coi thường nhân cách, bán rẻ danh dự lương tâm. Ta đừng vì một nghịch cảnh nào, vi một lí do nào mà quên đi lời dạy sâu đậm đạo đức trên. Hiện nay, đất nước trong thời kì mở cửa, đón nhận luồng sinh khí mới tiến bộ văn minh từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, ta cần phải hiểu rằng: văn minh tiến bộ là mặt bên ngoài của xã hội, còn mặt bên trong của nó vẫn rất quan trọng, vì đây mới thực sự là sự tồn vong của một đất nước, đó là đạo đức. Ta phải giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, như vậy là ta đã giữ “cái lề” của xã hội, của đất nước.

Từ hình ảnh “tờ giấy”, ông cha ta giáo dục lớp con cháu đời sau bằng một bài học đạo đức làm người thật sâu sắc và quý báu. Để xứng đáng và không hổ thẹn với người đi trước, chúng ta cần phải thận trọng khi bắt tay vào một công việc gì mà việc đó có liên quan đến danh dự bản thân, danh dự gia đình, danh dự của đất nước hầu tránh được những hậu quả sau này.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Thanh Duy
Xem chi tiết
Lynn ;-;
Xem chi tiết
huy cccc
Xem chi tiết
huy cccc
Xem chi tiết
24 Trương Khánh Lộc
Xem chi tiết
chu nguyen anh thu
Xem chi tiết
le ngoc tra my
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thùy Trang
Xem chi tiết