1) Giá trị văn minh Chăm Pa - Phù Nam còn tồn tại tới ngày nay:
- Kiến trúc và điêu khắc độc đáo của văn minh Chăm Pa vẫn còn tồn tại, với nhiều công trình nổi tiếng như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương và tháp Bà Pô-Na-ga.
- Tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm Pa cũng rất đa dạng, từ thờ cúng tổ tiên đến tiếp thu đạo Phật, Hin-đu giáo và Hồi giáo.
- Chữ viết Chăm cổ, được sáng tạo trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn, đã được khắc trên bia đá.
- Văn học dân gian và văn học viết cùng tồn tại, với thần thoại, truyền thuyết, văn bi ký, sử thi, thơ và trường ca.
2) Sức lao động và sáng tạo bền bỉ của cư dân Chăm Pa - Phù Nam:
- Cư dân Chăm Pa đã phát triển nông nghiệp với việc trồng lúa và các loại cây hoa màu và bông vải.
- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề như làm gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền.
- Người Chăm giỏi nghề buôn bán bằng đường biển.
- Tư duy thẩm mỹ và sự sáng tạo của cư dân Chăm Pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức.
- Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trống, kèn, cùng nhiều kiểu múa.
3) Giá trị văn minh Đại Việt cần gìn giữ và phát huy trong đời sống hiện nay:
- Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta xác định xây dựng và phát huy giá trị, sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam là một trong trong các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược.
- Để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay, chúng ta cần hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu cơ bản mà cha ông để lại.
- Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam đến người thân, bạn bè trong và ngoài nước.