Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thiên Minh
Minz
6 tháng 1 2022 lúc 16:04

Trong gia đình chúng ta có rất nhiều những vật dụng vô cùng gần gũi và thân thiết như: máy điều hòa, tivi, tủ lạnh hay quạt máy,... nhưng trong đó không thể thiếu được chiếc phích nước (hay còn gọi là cái bình thủy). Đây là một vật dụng thiết yếu và quan trọng trong gia đình của mỗi chúng ta.

Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học Sir James Dewar, nhà hóa học và vật lý học người Scotland vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và môi trường bên ngoài. Từ đó, ông Dewar chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, ban đầu là thiết bị phòng thí nghiệm, sau đó nó dần trở nên phổ biến trở thành đồ gia dụng như hiện nay. Thiết kế của Dewar đã nhanh chóng trở thành một mặt hàng thương mại vào năm 1904 do hai người thợ khắc thủy tinh của Đức là Reinhold Burger và Albert Aschenbrenner, phát hiện ra rằng nó có thể sử dụng để giữ nhiệt độ cho đồ uống lạnh và đồ uống nóng.

Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm để tiện cho việc vận chuyển, thân phích được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu (hoặc trang trí khung cảnh). Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C.

Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên. Khi mua phích mới về nên rót nước ấm vào phích trước khoảng 30 phút sau đó mới đổ nước sôi để tránh vỡ phích. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, cần thay ngay ruột phích. Nếu dùng lâu phích bị cáu bẩn bám vào ta phải đổ vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại lắc nhẹ rồi ngâm trong khoảng 30 phút. sau đó đổ ra và rửa sạch bằng nước. Khi dùng, nên tránh các khu vực có nhiều trẻ em. Nếu buộc phải sử dụng ở khu vực đó, nên để phích trong các giá hoặc nơi cao để tránh tai nạn. Trong trường hợp nguồn nước trong vùng bị nhiễm các chất như Ca, Mg,... sẽ xuất hiện các kết tủa đóng cặn dưới đáy phích, khi đó có thể dùng giấm, chanh để loại bỏ chúng.

Như vậy, chiếc phích nước là một gia dụng vô cùng gần gũi và thân thiết, quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và con người chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
nguyen hoang trung
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Khương Việt Cường
Xem chi tiết
Mạc Nhược Khánh Nghi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Phạm Văn Minh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết