HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
- Biện pháp nghệ thuật so sánh: "ruột đau như cắt"
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và "xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù".
- Biện pháp nghệ thuật nói quá: "xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu", "trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa".
Tuần này câu lạc bộ đầu tư quá chừng. Thì ra đây là lí do, cảm ơn Ngố đã chia sẻ bài viết của mình nha! Nếu có thời gian mình sẽ tham gia góp vui để câu lạc bộ thêm phần sôi động ^^
"Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"
Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.
Em đăng câu hỏi nội dung và hình ảnh rõ ràng hơn nha em, các bạn và các anh chị sẽ dễ đọc yêu cầu hơn.