Đề 4

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
7 coin

TRƯỜNG THPT BẢO LỘC                 ĐỀ 4: ÔN THI HỌC KÌ I - NĂM 2019 - 2020

TỔ VĂN                                        

ĐỀ CHÍNH THỨC                           MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 12

(Đề có 01 trang)                               Thời gian làm bài: 120 phút.

 

I. ĐỌC HIỂU(3 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[...] Chúng ta có thể dễ dàng vướng bận với những thách thức diễn ra triền miên hết ngày này qua ngày khác của việc kiếm sống, vượt qua những trở ngại, đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn chủ yếu để tồn tại, đến mức chúng ta có thể không quan tâm một cách đúng mức tới các mối quan hệ, sự phát triển tinh thần, sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới, thậm chí không chú ý đến sức khỏe lâu dài của bản thân.

Bạn và tôi không nên sống trong kì vọng rằng một ngày nào đó hạnh phúc sẽ đến sau khi chúng ta đã đạt được một mục tiêu nào đó hoặc đã giành được thành quả nhất định. Hạnh phúc nên là điều mà bạn có thể vươn tới trong mỗi khoảnh khắc bạn sống, và cách để bạn đạt được hạnh phúc là sống cân bằng về mặt tinh thần, tâm linh, cảm xúc và thể xác.

 

(Trích Một kế hoạch cân bằng cho cuộc sống, từ cuốn sách Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng, Nick Vujicic, NXB tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh,2013, tr 249)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra những điều cản trở con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Bạn và tôi không nên sống trong kì vọng rằng một ngày nào đó hạnh phúc sẽ đến sau khi chúng ta đã đạt được một mục tiêu nào đó hoặc đã giành được thành quả nhất định.”?

Câu 4. Anh (chị) hiểu thế nào là “sống cân bằng”? Hãy đề xuất một giải pháp mà anh (chị) cho là góp phần làm cân bằng cuộc sống của chính mình.

II. LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Hạnh phúc nên là điều mà bạn có thể vươn tới trong mỗi khoảnh khắc bạn sống”

Câu 2.(5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lên nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...”

                                                                                                (Trích Việt Bắc- Tố Hữu)

 

….…………Hết…………..

HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC ĐỀ 4                      MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 12

(Hướng dẫn chấm có 03 trang)          

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

-Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. Không cho điểm cao đối với những bài nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 phần Làm văn chỉ viết một đoạn văn.

-Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.

-Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.

B. Hướng dẫn cụ thể

I.           ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a.                  Yêu cầu về kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

b.                  Yêu cầu về kiến thức

Học sinh cần làm rõ các vấn đề:

 

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận

0,50

2

Những điều cản trở con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống là : “Chúng ta có thể dễ dàng vướng bận với những thách thức diễn ra triền miên hết ngày này qua ngày khác của việc kiếm sống, vượt qua những trở ngại, đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn chủ yếu để tồn tại”

0,50

3

“sau khi chúng ta đã đạt được một mục tiêu nào đó hoặc đã giành được thành quả nhất định” có thể chúng ta đã đánh mất, làm lỡ mất một thứ gì đó quan trọng như các mối quan hệ, sức khỏe, thời gian, tuổi trẻ,…và điều bị đánh mất đó khiến chúng ta không có được cảm giác hạnh phúc trọn vẹn.

0,75

4

Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục.

Gợi ý: Sống cân bằng là biết hài hòa giữa vật chất và tinh thần, cho và nhận, cống hiến và hưởng thụ. Sống cân bằng đem lại một đời sống tinh thần khỏe mạnh.

Giải pháp: xây dựng mục tiêu, tiến trình thực hiện mục tiêu khoa học, có thời gian biểu rõ ràng. Đan xen công việc học tập là vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội,…

0,50

 

 

 

 

0,75

 

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng, giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm

 

 

II.        LÀM VĂN(7,0 điểm)

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Hạnh phúc nên là điều mà bạn có thể vươn tới trong mỗi khoảnh khắc bạn sống”

2,0

 

a.Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: có đủ phần mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề

 

 

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hạnh phúc nên là điều mà bạn có thể vươn tới trong mỗi khoảnh khắc bạn sống

0,25

 

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

 

 

*Giải thích:

+Hạnh phúc là cảm giác thỏa mãn, hài lòng khi đạt được điều mình mong muốn.

+Mỗi khoảnh khắc bạn sống: là thời điểm hiện tại.

+Hạnh phúc hiện diện quanh bạn, ở thời điểm hiện tại bạn đang sống.

Ý nghĩa: Là lời khuyên mỗi chúng ta đừng nên mải mê đeo đuổi mục tiêu lớn lao, xa xôi mà bỏ lỡ những niềm vui, hạnh phúc trong từng phút giây của cuộc sống.

0,25

 

*Bàn luận và mở rộng vấn đề:

+Trong cuộc sống, ai cũng xác định cho mình một mục tiêu phấn đấu và đánh đồng kết quả của mục tiêu là hạnh phúc.

+Tuy nhiên, nếu mải mê đeo đuổi mục tiêu, không quan tâm tới những giá trị khác của cuộc sống thì khi đạt được mục tiêu, cảm giác đem lại có thể là thất vọng hoặc không hạnh phúc trọn vẹn.

+Hạnh phúc không phải là ta đạt được gì ở đích đến mà là cảm giác hưởng thụ niềm vui sướng do quá trình thực hiện của nó mang lại.

+Việc hưởng thụ mỗi khoảnh khắc bạn sống sẽ không làm bạn tiếc nuối bất cứ điều gì khi nhìn lại đời mình.

+Phê phán những con người không biết quý trọng những giá trị tinh thần, sức khỏe, các mối quan hệ,…

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

*Bài học nhận thức và hành động:

-Nên quý trọng cuộc sống hiện tại, những gì đang có.

-Biết cân bằng cuộc sống để vừa đạt mục tiêu lí tưởng cuộc đời vừa hưởng thụ những giá trị tinh thần của cuộc sống.

0,25

 

d.Sáng tạo;chính tả, dùng từ, đặt câu đúng quy tắc

0,25

2

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Nhớ gì như nhớ người yêu

...Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”

 

5,0

 

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ phần mở bài, phần thân bài và kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

 

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp vừa thi vị vừa hiện thực của thiên nhiên Việt Bắc và vẻ đẹp của con người Việt Bắc nghĩa tình qua nỗi nhớ

 

 

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

 

 

Giới thiệu được vấn đề nghị luận

0,5

 

Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, đậm sâu, cụ thể:

- Nhớ khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc vừa hiện thực vừa thi vị

- Nhớ những tháng ngày đồng cam cộng khổ, những con người Việt Bắc sâu nặng ân tình

2,0

 

Giọng điệu đoạn thơ tha thiết, trữ tình, sâu lắng như khúc hát ru, phép điệp tô đậm nỗi nhớ da diết, mãnh liệt, phép liệt kê gợi từng hình ảnh, con người cụ thể, phép so sánh thú vị, độc đáo,...

1,0

 

Đánh giá lại đoạn thơ

0,5

 

d.Sáng tạo: diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận.

0,5

 

e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

 

 

….………………………………HẾT……………………………….

 

 

 

 

 

Khách