Nội dung lý thuyết
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây nay thuộc Hà Nội.
- Xuất thân từ một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.
- Xuân Quỳnh từng là một diễn viên múa ở Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uyr viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III.
- Tác phẩm chính: thơ Tơ tằm - Chồi biếc (in chung, 1963), Hoa dọc chiến hào (1969), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989), Bầu trời trong quả trứng (thơ viết cho thiếu nhi, 1982), truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn (1985).
- Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào.
b. Bố cục
- Phần 1: (Khổ 1+2) : Sóng - Khát vọng tình yêu của người con gái.
- Phần 2: (Khổ 3+4) : Ngọn nguồn của sóng - Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu.
- Phần 3: (Khổ 5+6+7) : Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu.
- Phần 4: (Khổ 8+9) : Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.
- Hai câu đầu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập để miêu tả trạng thái của sóng: vừa dữ dội, ồn ào, mạnh mẽ đến cuồng nhiệt lại vừa dịu dàng lắng sâu, dịu êm lặng lẽ. Hình tượng "sóng" được diễn tả chân thực, sinh động như có tính cách, tâm trạng và bản tính sóng thất thường, hệt như tâm hồn người con gái khi yêu. Mỗi trạng thái tâm hồn đều có thể tìm thấy với một đặc tính nào đấy của sống.
- Đây là lời bộc bạch táo bạo và êm đềm. Táo bại vì nó mãnh liệt và chân thực. Còn êm đềm là sau cái ồn ào, dữ dội ấy lại là sự dịu dàng.
- Hai câu sau: Với khát vọng và sự sống, con sóng thiên nhiên không thể không tìm ra biển lớn, tìm đến miền bao la vô tận, còn tâm hồn đang yêu tự nhận ra những biến động khác thường của lòng mình và có nhu cầu dãi bày, sẻ chia, hệt như con sóng không chịu nổi không gian chật hẹp, muốn tìm ra một không gian rộng lớn hơn để tự nhận thức về mình, bất chấp con đường xa thẳm. Như con sông phải tìm ra biển rộng để hiểu mình, con người phải tìm đến tình yêu, soi vào tình yêu để tìm ra chính mình.
- Sóng vĩnh hằng với thời gian cũng như khát vọng tình yêu thì muôn đời vẫn thế. Từ sự bất diệt của thiên nhiên, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của tình yêu. Với mọi cuộc đời, mọi thời đại, tình yêu của con người - đặc biệt là với lớp trẻ là điều không thể thiếu, lúc nào cũng nồng nhiệt, đắm say.
- Khát vọng tình yêu được cảm nhận như một nỗi khát khao vĩnh hằng của nhân loại. Bằng cách thể hiện giản dị và sâu lắng, Xuân Quỳnh đã nói lên cái quy luật muôn thuở, muôn đời ấy.
- Trước cái bao la sâu thẳm, bí ẩn của biển cả, của thiên nhiên, Xuân Quỳnh muốn nhận thức, lí giải khởi nguồn của tình yêu. Tuy nhiên đó là chuyện không dễ.
- Tình yêu là hiện tượng tâm lí đầy bí ẩn, đâu có thể giải thích bằng lí lẽ thông thường. Khi đối diện với vũ trụ bao la, nhân vật trữ tình nhận thức được, con sóng được sinh ra từ biển. Sự bí ẩn của thiên nhiên có thể cắt nghĩa được, nhưng cắt nghĩa tình yêu, tìm lời giải đáp cho caau hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu là điều khó có thể làm được.
=> Nhà thơ đã thú nhận một cách thành thật, tự nhiên điều kì diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.
a. Nỗi nhớ (Khổ 5)
- Cung bậc đầu tiên là nỗi nhớ khi xa cách, có thể nói nhớ là thước đo tình yêu. Nỗi nhớ hiện diện ở mọi không gian, thời gian: con sóng dưới lòng sâu là con sóng chìm, con sóng trên mặt nước là con sóng nổi.
- Nỗi nhớ còn đi vào cả trong tiềm thức, giấc mơ. Mượn chuyện sóng để nói chuyện người, người con gái đã khẳng định chỉ có sóng mới sánh nổi tình yêu của em. Sóng nhớ bờ ngày đêm không nghỉ, con người nhớ nhau trong mơ còn thức. Thức mà nhớ đã đành, nhưng trong mơ còn thức là nỗi nhớ không chịu ngủ, cứ còn cào, chằn chọc không nguôi, không yên.
- Mượn sóng diễn tả chưa đủ, "em" còn trực tiếp nói lên lòng mình. Vì trái tim đã đầy ắp tinh yêu, không thể vòng vo úp mở, bởi vậy khổ thơ đã tràn thành 6 dòng thơ để đủ sức diễn tả những khát khao cháy bỏng, cảm xúc của trái tim.
- Nỗi nhớ của trái tim đang yêu được nhà thơ diễn tả thật mãnh liệt, nó thường trực mọi không gian, thời gian, tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh mạnh dạn, chân thành bày tỏ những khát vọng của lòng mình. Đây là điều mới trong thơ và trong đời. Trước Xuân Quỳnh chưa có nữ thi sĩ nào mạnh dạn như thế.
b. Lòng thuỷ chung và niềm tin
- Song hành với nỗi nhớ là lòng chung thuỷ. Nếu như không gian vũ trụ có bốn phương tám hướng, thì tình yêu chỉ có một phương duy nhất: "phương anh".
- Nếu con sóng khao khát hướng tới bờ thì em chỉ hướng tới anh. Câu thơ giúp ta hiểu thêm một điều giản dị mà thấm thía: Nếu tình yêu là quy luật của cuộc đời thì sự chung thuỷ lại là phẩm chất cao đẹp nhất của tình yêu.
- Tình yêu gắn liền với niềm tin. Tình yêu dù lãng mạn tới đâu thì cũng phải gắn với đời, mà cuộc đời vốn nhiều dâu bể, trái tim người phụ nữ khi yêu rất nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian, luôn ý thức được những trắc trở trong hành trình đến với hạnh phúc. Bởi vậy, cũng như nỗi nhớ, sự trăn trở, lo ấu cũng thường trực trong trái tim người phụ nữ.
-> Tuy nhiên người phụ nữ ấy vẫn đặt niềm tin trọn vẹn vào cái đích cuối cùng của tình yêu.
c. Khát vọng bất tử hoá tình yêu
- Bài thơ kết thúc bằng niềm khát khao trong tình yêu, cho tình yêu và đi liền với đó là ước mơ tình yêu còn mãi với muôn đời. Tuy nhiên đời người hữu hạn, chỉ còn cách hoá thân vào những con sóng để tình yêu trường tồn.
1. Nghệ thuật
- Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp.
- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng.
- Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi nhũng trạng thái cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu.
2. Nội dung
Bài thơ bộc lộ chân thành, mãnh liệt những khát khao và quan niệm cao đẹp, trong sáng về tình yêu, hạnh phúc. Cái mới của Xuân Quỳnh trong một đề tài quen thuộc: Tác giả không đặt tình yêu trong quan hệ chiêm ngưỡng, ca ngợi một chiều mà diễn đạt khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, tự khám phá, tự hoàn thiện mình.