Nội dung lý thuyết
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948. Quê ở Thanh Hoá.
- Ông từng chiến đấu ở chiến trường nổi tiếng ác liệt thời chống Mĩ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng trị.
- Tác phẩm chính
+ Thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987),...
+ Tiểu thuyết: Khoảng cách (1986),...
+ Bút kí: Nhìn ra bể rộng trời cao (1986),..
- Phong cách nghệ thuật: Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc. Ông đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại.
a. Xuất xứ
- Bài Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
b. Bố cục
- Phần 1: (5 khổ đầu): Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà.
- Phần 2: (Còn lại): Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.
- Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, thích chơi bời lêu lổng, nghịch ngợm... chẳng kém ai:
+ Vui thích với những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.
+ Say mê thế giới thần tiên: chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ấn tượng mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
+ Gợi nhớ những kỉ niệm xưa, thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu.
+ Ngoài ra nó còn là cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.
- Ba khổ thơ tiếp theo, Nguyễn Duy đã tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý:
+ Bà âm thầm vượt qua mọi cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt: bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn. Đó là một nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.
+ Bà là một phần của tuổi thơ cháu, thân thương và gắn bó biết bao. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiện như Tiên, Phật, Thánh soi sáng lòng từ bi, bác ái. Sống trong tình thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà.
- Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, tràn đầy nghị lực cao cả, người cháu vừa rất mực yêu quý và trân trọng bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời.
- Chính vì vô tư tinh nghịch như thế nên Nguyễn Duy đâu biết bà mình cơ cực đến nhường nào. Nhưng với suy nghĩ của trẻ con thì không thể nào hiểu hết được. Đến những năm bom Mỹ trút xuống nhà của bà, mọi thứ tan tác bay hết, bà cũng không thể nào đi đền, đi chùa như trước nữa. Hình ảnh củ dong diềng luộc sượng thể hiện một tuổi thơ chiến tranh thiếu thốn nghèo nàn. Nhưng chính sự nghèo nàn ấy lại làm cho Duy hiện giờ cay xè mũi khi nhớ lại.
- Và đến khi trưởng thành như ngày hôm nay cậu trở về thì bà không còn nữa, sự thức tỉnh trong ý thức của cậu bé ngày nào khi hiểu hết được nỗi vất vả của bà giờ đây là quá muộn.
1. Nghệ thuật
- Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
- Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian.
2. Nội dung
- Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất. Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.