Đề 20

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
6 coin

SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT HÒA VANG

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI  THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

----------------------------

 
 

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

    Đọc văn bản sau và lần lượt thực hiện các yêu cầu:

    “Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

     Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.”

                              (Trích “Học vấn và văn hoá” — Trường Giang)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt  chính của văn bản?

Câu 2: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

Câu 3: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một người?

Câu 4: Tác giả bài viết cho rằng: “Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm):

            Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) để bàn về phong cách sống văn hóa của tuổi trẻ ngày nay.

Câu 2 (5.0 điểm):

            Cảm nhận của em về nhân vật Tràng (Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân) trong đoạn trích sau:

       “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người em ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

      Ngoài vườn, người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhất kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hán cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”

                            (Trích “Vợ nhặt” – Kim Lân, Sách Ngữ văn 12, , tập hai, trang 30, NXB Giáo dục. )

Từ sự cảm nhận đó để liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở                      (Truyện “Chí Phèo” – Nam Cao, Sách Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)

 

-- Hết –

Người ra đề và đáp án: Trần Thị Thu Hiền

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Môn thi: NGỮ VĂN

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

 

 

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0.5

2

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ Chính luận

0.5

3

 Theo tác giả, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn:

- Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết.

- Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp.

1.0

4

Thí sinh chủ động trình bày suy nghĩ của bản thân (đồng tình hay phản đối) và có những lí giải khoa học, thuyết phục:

(Nếu chỉ viết chung chung, không bày tỏ thái độ rõ ràng hoặc chép lại chỉ được tối đa ½ tổng số điểm)

1.0

LÀM VĂN

 

 

 

 

7.0

1

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết đoạn văn nghị luận, viết đúng đoạn văn khoảng  200 từ.

- Diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…

Lưu ý: nếu bài viết có cảm xúc, văn phong trong sáng, có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả và diễn đạt thì có thể cho điểm tối đa; nếu bài viết đáp ứng đủ các nội dung nhưng có hạn chế trong diễn đạt thì tùy mức độ mà giảm số điểm, nhưng không giảm quá ½ tổng điểm

*Yêu cầu về nội dung

Mỗi thí sinh có thể trình bày theo cách riêng nhưng cần đáp ứng những nội dung cơ bản sau:

- Nêu thực trạng: Tuổi trẻ ngày nay hầu hết chưa có văn hóa trong phong cách sống: thể hiện trong lời nói, cư xử, suy nghĩ, tình cảm, lí tưởng và quạn niệm sống…

- Nguyên nhân: Do ý thức kém, do sự ảnh hưởng của việc giao lưu, mở rộng văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thông tin tràn lan, nhiều chiều…

- Hậu quả:

- Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bạn trẻ có văn hóa trong phong cách sống cần được biểu dương

- Liên hệ đến bản thân

2.0

2

Yêu cầu về kĩ năng

– Trên cơ sở HS nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Vợ nhặt” và những hiểu biết về nhân vật Tràng, tác phẩm “Chí Phèo”

– Biết trình bày bài văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…

­­­‑ Hiểu đúng yêu cầu đề ra, biết triển khai vấn đề nghị luận

0.5

 

Yêu cầu về nội dung

4.5

 

a.  Giới thiệu tác giả, tác phẩm

-  Vài nét về Kim Lân

- Tác phẩm: vị trí, hoàn cảnh sáng tác

- Giới thiệu nhân vật Tràng và đoạn văn miêu tả nhân vật Tràng vào buổi sáng sau khi Tràng có vợ…

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị Nở

 

 

b. Cảm nhận về nhân vật Tràng vào buổi sáng sau khi nhặt được vợ:

- Tràng vẫn ngỡ ngàng hạnh phúc như trong giấc mơ: sợ niềm hạnh phúc ấy tan biến như giấc mơ.

- Tràng nhận thấy xung quanh thây đổi mới mẻ: sự thay đổi lớn lao trong tâm trạng và cuộc đời Tràng (phân tích cụ thể).

- Tâm trạng Tràng khi chứng kiến mẹ và vợ đang dọn dẹp: cảm động, yêu thương gắn bó với gia đình. Tràng thấy mình trưởng thanh, thấy cuộc sống có ý nghĩa, có trách nhiệm và có niềm tin, khát vọng về tương lai… (phân tích cụ thể)

- Nghệ thuật: Nhiều hình ảnh vừa cụ thể chân thực vừa hàm ý: ánh nắng mùa hè sáng lóa, hình ảnh nhà của sân vườn thay đổi dưới bàn tay chăm sóc của hai người phụ nữ… Ngòi bút miêu tả nội tâm vừa chân thực vùa tinh tế, cảm động (khắc họa tâm trạng bằng ngoại cảnh, bằng nội tâm), ngôn ngữ gần gũi đời thường…

=> Kết luận: Nhân vật Tràng trong đoạn trích thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, ý thức trách nhiệm và khát vọng tương lai ngay giữa thì đói khát. Qua đó Kim Lân thể hiện sự cảm thông sâu sắc, sự trân trọng yêu thương hạnh phúc giản đơn của người nông dân bằng cái nhìn chân thực.

c. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở                      (Truyện “Chí Phèo” – Nam Cao, Sách Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)-

- Tâm trạng nhân vật Tràng vào buổi sáng hôm sau: Đã phân tích ở trên, học sinh khái quát lại một cách ngắn gọn.

- Tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở:

+ Lần đầu tiên hắn không say: Nhận ra và lắng nghe những âm thanh đời thường của cuộc sống.

- Hắn thấy mơ hồ buồn và nhớ lại ước mơ xa xưa đã bị những cơn say vùi lấp

- Hắn ngẫm lại cuộc đời mình và thấy cô độc, thấy lo sợ, thấy buồn cho chính mình…

- So sánh điểm tương đồng và khác biệt:

+ Điểm tương đồng:

++ Đều có những đổi thay to lớn, những chuyển biến sâu sắc mạng mẽ trong nội tâm, cảm xúc vì đều có sự tác động, có mặt của hình ảnh một người phụ nữ trong cuộc đời.

++ Cả hai nhân vật đều được tác giả miêu tả nội tâm tinh tế, chân thực bằng những hình ảnh, từ ngữ hết sức đời thường.

++ Qua đó làm nổi bật khát vọng hạnh phúc lớn lao của người nông dân trong xã hội cũ vượt lên cả tăm tối, đói khát…thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của các tác giả

++ Phản ánh và lên án xã hội

+ Điểm khác biệt: (Đã nêu ở trên, thí sinh khái quát lại): Do hoàn cảnh xã hội có sự khác biệt, do cách cảm nhận và tài năng sáng tác độc đáo của mỗi tác giả…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Nhận xét chung:

Thí sinh nhận xét, đánh giá, khái quát lại vấn đề.

 

Khách