Văn bản ngữ văn 9

Bảo Quý
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
21 tháng 4 2018 lúc 11:05

Hàm ý trong câu là "Điều này"

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Yến
Xem chi tiết
Đạt Trần
20 tháng 4 2018 lúc 21:51

Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, cô mang theo những kỉ niệm đẹp của một thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương quá đối với thành phố của cô . Ở chiến trường 3 năm, đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng cô không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai : nhạy cảm, mơ mộng và thích được hát.Cô hồn nhiên đến đáng yêu khi gặp cơn mưa đá trên cao điểm : « Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng. Rồi mưa tạnh, tôi bỗng thẫn thờ tiếc không nói nổi ». Cùng với trận mưa đá ấy, những kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô « xoáy mạnh như sóng » biết bao hình ảnh thân thương của gia đình, thành phố và quê hương .Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng,khốc liệt của chiến trường . Là cô gái xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình .Biết mình được các anh lính để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón, cô luôn kín đáo giữa đám đông : « đứng ra xa,khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt » . Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ, luôn lo lắng sau mỗi lần phá bom : « Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao… Chi Thao vấp ngã. Tôi đỡ chị… Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình », rồi chăm sóc đồng đội như một y tá. Cô còn yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn . Trong suy nghĩ của cô : « những người đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần Chết luôn đe doạ từng giây phút đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ . Công việc hàng ngày của cô và đồng đội rất nhiều và nguy hiểm : phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả », công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim,nhưng cô nói về chừng ấy công việc gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, cô nghĩ về công việc của mình quá giản dị và còn cho là có cái thú riêng :« có ở đâu như thê này không. Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng ra như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chận chạy mà vẫn không biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ » . Chiến tranh và đạn bom giặc Mỹ đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết : « quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể » . Thế đấy, những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục .Tất cả đã được tác giả kể chân thực, sinh động và tự nhiên qua tâm lí nhân vật ở những sự việc và chi tiết có ý nghĩa trong truyện, và những nét tâm lí này lại được chính nhân vật nói lên qua vai kể của mình nên lại càng thấm thía(.

Bình luận (0)
Ami Ngọc
20 tháng 4 2018 lúc 22:44

Hình ảnh Phương Định_một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất thành công.Thật vậy,hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến, một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm" , "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi mắt tuyệt đẹp_đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến trường,hành trang duy nhất mang theo là những kỉ niệm về những ngày tháng hồn nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà, nhớ mẹ,"nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố",nhớ "cái vòm tròn nhà hát" hoặc "bà bán kem..."...Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỉ niệm hồn nhiên,trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát, cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng","thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có" , cô hát với một niềm lạc quan , yêu đời tha thiết , tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định , cô "vui thích cuống cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết , và "thực tình trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất , thông minh , can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ".Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nhiều mơ ước,nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh niên xung phong hết sức can trường quả cảm nữa.Đáng khâm phục biết bao khi người con gái đất Hà thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm,từng giờ từng phút đếm bom rơi,bom nổ , ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom, tâm chí phá bom nếu cần,thật nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề quan tâm đến cái chết,cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công việc.Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang "ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
20 tháng 4 2018 lúc 20:13

Ý chỉ con người ta khi sống trong mội trường nào sẽ có bản chất giống mt đó

VD: nếu ta sống trong môi trường xấu thì phẩm chất của ta sẽ bị nó ảnh hưởng , còn nếu sống trong mt tốt thì ta nhâm phẩm của ta củng sẽ tốt đẹp theo nó

Bình luận (0)
Ami Ngọc
20 tháng 4 2018 lúc 22:48

mực là một dụng cụ mà thời học sinh, sinh viên ai cũng đã từng một lần dây bẩn. nhưng mực đã dây vào người thì rất khó để mà tẩy ra. còn đèn là một dụng cụ do con người phát minh ra nó có thể phát sang khi có một dòng điện chạy qua, khi có dòng điện chạy qua thì nó sẽ phát ra ánh sáng soi sáng khắp nơi ai ở gần nó thì cũng được sáng theo. người xưa đã dựa vào những hiện tượng đơn giản này để đúc kết thành câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" để răn day con người ta phải nên chọn bạn mà chơi để không bị dây bẩn bởi những bạn xấu. câu tục ngữ này ông cha ta ngày xưa chủ yếu dùng để răn dạy những em bé thơ ngây-những tờ giấy trắng. các bạn cũng biết đó, các em bé thơ ngây như một tờ giấy trắng mà rất dễ bị dây bẩn bởi mực vì vậy các em bé phải tránh xa các phần tử xấu của xã hội để các tờ giấy trắng đó mãi trắng ngời những hình ảnh đẹp

Bình luận (0)
Đỗ Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Skegur
20 tháng 4 2018 lúc 21:50

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - thu mới về, thu chợt đến.

“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê được "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Bằng Sơn, Nguyễn Đình Thi,... đã viết thật hay về hương cốm Vòng (Hà Nội), một nét đẹp mến yêu về hương vị mùa thu của quê hương đất nước:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới...”

( Đất nước - Nguyễn Đinh Thi)

“Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm đà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chùng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về. Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

Chữ “se” vần với chữ “về" (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mông gợi cảm.

Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

“Sang thu" là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phố" xuất bản vào tháng 5.1985. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cành thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu". Thơ ngũ ngôn trong "Sang thu” thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu" là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.

Bình luận (0)
Skegur
20 tháng 4 2018 lúc 21:50

"Sang Thu" mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. "Sang thu" bắt đầu bằng những cảm nhận của nhà thơ trước tín hiệu giao mùa.

Nếu như thu trong thơ Xuân Diệu bắt đầu với "sắc mơ phai" dệt giữa muôn ngàn cây.
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới)
Thì với Hữu Thỉnh, đó là:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Bất ngờ, ngỡ ngàng biết bao khi nhà thơ phát hiện ra hương vị thơm đượm, nồng nàn giữa cái nhẹ nhàng, se se lạnh của cơn gió heo may đương thưở non tơ. Cái hương vị ấy của vườn mẹ cứ ngào ngạt phả vào không gian, cuốn vào khứu giác thi nhân, thấm đến tâm hồn người đọc mà gieo vào lòng đọc giả và nhà thơ những cảm xúc riêng, mới lạ và độc đáo. Nếu như "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đương thú vị ở các "điệu xanh" thì bỗng buông môt điệu vàng của chiếc lá thu rơi; "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư long lanh với sắc thu vàng trầm buồn trong thơ mới; và cả tác phẩm häi họa "Mùa thu vàng" nôi? tiếng của Lêvitan cũng lấp lánh 1 sắc vàng rực rỡ; thì "Sang thu" mới hơn, lạ hơn. Bởi Hữu Thỉnh ko chấm lên đó 1 mảng màu vàng nhưng trong cái vị nông` nàn thơm đượm của hương ôi?, ta vẫn cảm nhận được cái vàng ươm thi vị ấy. Sương chậm rãi, dềnh dàng, giăng mắc nơi đầu thôn, ngõ xóm như chào đón thu về. Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ cứ thế cuồn cuộn chảy trên trang giấy.

Sương chùng chình qua ngõ

Sương "chùng chình" qua ngõ, đủng đỉnh, rề rà như đợi chờ hè qua. Là làn sương mỏng manh như tơ liễu buông mành, mát mẻ và đậm chất thu. Sự vật sang thu đậm tình cảm cảm xúc, để thi nhân bất chợt cất lên tiếng reo khe khẽ:
Hình như thu đã về
Một cảm giác mơ hồ, hoài nghi thấp thoáng trong cảm nhận của nhà thơ nhưng lại gợi được sự mong đợi, chào đón thu; một cảm nhận sâu lắng nhẹ nhàng đọng trong lòng thi nhân. Nhẹ thế mà thu-đang-về.
Trong "Th­ương nhớ 12" Vũ Băng viết: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nôi thân yêu, của Bắc Việt thương mến..." Phải là một con người yêu cuôc sông', gắn bó tha thiết với quê hương và yêu quê hương nồng nàn thì Vũ Bằng và Hữu Thỉnh mới có những vần thơ rung động lòng người đến vậy!
Khổ thơ thứ hai tiếp tục trong cái mạch cảm xúc mênh mang ấy của nhà thơ
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Dòng nước thu êm ả trôi, chầm chậm, nhè nhẹ, dịu dàng như chính chất thu mới đang lan tỏa trong không gian. Không còn là dòng nước xoáy hay dòng sông mùa hạ vùn vụt lao đầu về phía trước, mà đó là dềnh dàng, là từ tôn'. Nhưng khác hẳn với sự từ tốn đáng yêu ấy là những cánh chim thu bắt đầu vôi. vã bay về phương nam tránh rét. Sự đôi' lập giữa hai hình ảnh tạo nên một nét thu chân thực, sinh đông. Những cảm nhận của nhà thơ về thu bắt đầu rõ nét hơn, tinh tế hơn, tràn ra, hòa vào không gian thu.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Nhà thơ thấy đám mây ấy, sự vật ấy với những nét cựa quậy chuyển mình sang thu. Tưởng chừng không gian chính là một bức mành mỏng manh, trong suốt, một sự ngăn cách vô hình, chia đám mây làm đôi, một nửa rực nắng mùa hạ, nửa kia dịu mát sắc thu. Những rung cảm tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất. Cảm nhận sắc nét ấy còn là những hình ảnh thực, những cảm nhận dần đi vào lí trí.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi?

Vẫn còn mưa đấy, nắng đấy, sấm vẫn còn ầm ì trên các ngọn cây, vẫn còn dấu ấn của hạ nắng. Nhưng tất cả đã giảm về sô' lượng. Nắng ấy, mưa ấy, sấm ấy có lẽ chính là những mưa, những nắng, những sấm, những giông bão, vất vả lo toan của của cuộc đời mà nhà thơ đã cảm nhận được.
Hai dòng kết chính là thể hiện bàn tay tài hoa của tác giả.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Phải chăng với những con người từng trải với mưa nắng cuộc đời thì họ đón nhận những thử thách ấy một cách vững vàng, bình tĩnh. Hai dòng thơ vẫn tả cái bước đi êm nhẹ của thiên nhiên, nhưng lại gợi suy nghĩ về con người.
Đó là một khúc sang thu vừa thơ mông, vừa bâng khuâng gợi vẻ triết lí....

Bình luận (0)
nguyễn thị dương
Xem chi tiết
Ami Ngọc
20 tháng 4 2018 lúc 22:53

Về đất nước Việt Nam:
- “Vất vả và gian lao” qua những thăng trầm của lịch sử, qua bão táp chiến tranh nhưng luôn mang sức sống trường tồn, bất diệt (Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
- Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi (Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Sang thu).
* Về con người Việt Nam:
- Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ).
- Trong chiến đấu, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc (Những ngôi sao xa xôi).
- Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời (Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Lặng lẽ Sa Pa).
- Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).

Bình luận (1)
Nguyễn Huyền Anh
Xem chi tiết
Ami Ngọc
20 tháng 4 2018 lúc 22:58

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.

Bình luận (0)
Gấu Park
Xem chi tiết
Gấu Park
Xem chi tiết
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 3 2019 lúc 15:02

Giải thích: Ước mơ là những điều người ta mong muốn diễn ra trong tương lai. Ý kiến đã khẳng định vai trò quan trọng của ước mơ - đó là nguồn động lực, là sức mạnh tinh thần để mỗi người tự tạo nên tương lai của chính mình.

Phân tích:

+ Con người sống cần phải có ước mơ; ước mơ đủ lớn sẽ giúp ta thấy những khó khăn chỉ là thử thách của cuộc sống và giữ được sự mạnh mẽ, niềm tin để theo đuổi những khát vọng cao đẹp đến cùng.

+ Có ước mơ tức là con người đả có một hình dung cụ thể về tương lai. Từ đó, mỗi người sẽ có kế hoạch và tìm ra cách thức để biến ước mơ thành hiện thực. (Thí sinh lấy ví dụ cụ thể: Để trở thành một giáo viên/ một cầu thủ bóng đá xuất sắc/ để có thể làm từ thiện giúp đỡ những trẻ em nghèo không được đến trường... em cấn làm những gì, ngay từ bây giờ?)

+ Không có ước mơ, cuộc sống của con người sẽ giống như một hành trình không có đích đến, rất buồn tẻ, nhàm chán, vô vị và không có những bước tiến mới.

Bình luận:

+ Ước mơ phải hướng thiện, không chỉ vì mình mà còn mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội.

+ Ước mơ phải đi kèm với những bản kế hoạch, phương án hành động, những mốc thời gian cụ thể và sự nỗ lực không ngừng mới có thể thành công. + Sống có ước mơ nhưng cùng cần thực tế, không viển vông, ảo tưởng, nếu không sẽ lãng phí thời gian, tuổi trẻ, sức lực, có thể thất bại, bi quan, tuyệt vọng.

Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến và rút ra bài học: mỗi người đểu cần có ước mơ để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

Bình luận (0)
Thời Sênh
6 tháng 3 2019 lúc 18:32

1. Giải thích

+ Giải thích khái niệm ước mơ và hiện thực (Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai về vật chất, về tinh thần…. Hiện thực là cái tồn tại trong thực tế có thật. Tương lai là những hiện thực sẽ xẩy ra, có thể xảy ra, là cuộc sống, công danh…)

+ Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của dự kiến, mong ước. Không có mơ ước, mục đích, không có dự định trong suy nghĩ sẽ không có động cơ, không có lý tưởng, không có cảm hứng để phấn đấu xây dựng cuộc đời ngày mai.

2. Phân tích và bình luận quan niệm:

+ Con người sống cần phải có ước mơ. Có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao, thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình…

+ Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình. (Dẫn chứng không có ước mơ->không có mục đích , không có ngày mai)

+ Mơ ước hão huyền, viển vông không dựa và năng lực và thực tế bản thân sẽ dẫn ta đến thất bại, bi quan, tuyệt vọng. ( Làm giàu nhanh, phi pháp; mơ lấy chồng giàu, mơ lấy vợ đẹp; mơ thi đỗ …).
+ Biết mơ ước chân thành nhưng cần phải nỗ lực, quyết tâm thực hiện bằng được theo cách hợp lý, hợp pháp.

3. Bài học nhận thức và hành động:

+ Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dương những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, nghị lực của mình.

+ Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống không có mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.

+ Người nào sống mơ mộng, ảo tưởng, tin vào tương lai hão huyền tưởng tượng, mê tín sẽ dẫn đến thất bại, bi quan, tuyệt vọng.

Bình luận (0)
Lê Linh Tâm
Xem chi tiết