Văn bản ngữ văn 9

Tường Vy
Xem chi tiết
Diệu Huyền
2 tháng 10 2019 lúc 22:36

Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

– Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

– Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
Đinh Quỳnh Trang
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
25 tháng 4 2018 lúc 18:06

Lên thác xuống ghềnh

"thác", "ghềnh"là những khó khăn, khổi, những giông bảo của cuộc đời, hay nhựng nốt nhạc trầm bổng.:ên thác xuống ghềnh ý nói con người sống trong cuộc sống phải trải qua những thăng trầm biến cố, hệt như khi ta lên thác xuống ghềnh

Bình luận (0)
Tường Vy
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
25 tháng 4 2018 lúc 18:08

Câu 1

Thể thơ lục bát

Bình luận (1)
nguyen minh ngoc
25 tháng 4 2018 lúc 18:08

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
25 tháng 4 2018 lúc 18:08

Câu 5

Việt Nam- Đất nước thân yêu của những người dân Việt Nam.Một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dành độc lập.Việt Nam anh dũng nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp tự nhiên.Một trong những vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp bình dị Việt Nam được thể hiện qua hai khổ thơ đầu của bài thơ:"Việt Nam đất nước ta ơi!..." của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của VN:
"Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"
Nhà thơ đã coi VN là một người bạn thân từ rất lâu:"VN đất nước ta ơi!".VN như một người bạn thân thiết dã rất thân thuọc và gần gũi không chỉ với tác giả mà cả chúng ta. Từng lời thơ vang lên mộc mạc như hiện lên trước mắt người đọc một làng quê thanh bình, yên ả nhưng không hoang vu, heo hút mà nơi đấy lại ấm áp. Những cánh đồng mênh mông tưởng chừng như vô tận đang dần hiện ra trước mắt người đọc. Những biển lua mênh mông, bát ngát và xanh mát, mang theo hương thơm dịu nhẹ của cánh đồng VN khiến ai đã từng chứng kiến đều muốn quay lại, nhất là khi lúa chín. Những bông lúa chín vàng treo lủng lẳng, những hạt lúa vang ươm chắc nịnh theo gió bay xa manh theo bao hạnh phúc về một vụ mùa bội thu. Chiều chiều, từng đàn cò trắng rập rờn cánh bay trở thành những câu hát quên thuộc của đồng quê:"Con cò là cò bay lả,lả bay la. Bay từ là từ ruộng lúa,bay ra là ra cánh đồng.Tình tính tang là tang tính tình...".Rồi cả dãy núi Trường Son sớm chiều may bay che phủ một làn sương trắng mỏng manh. Những cách đồng mênh mông, bát ngát; những cánh cò bay lả rập rờn và đỉnh Trường Sơn mây mờ che phủ như đã được thổi hồn vào làm cho những cảnh vật ấy có sức sống . Từ đó, khổ thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh bình, giản dị, mộc mạc của thiên nhiên VN , đồng thời thể hiện tình yêu những vẻ đẹp bình dị, dân dã dất nước của tác giả.
Nếu khổ thơ thứ nhất là về thiên nhiên đất nước thì khổ thơ thứ hai lại nói về con người VN.
(trích dẫn khổ 2:Quê hương bết mấy thân yêu...Chìm trong bể máu lại vùng đứng lên"
Con người VN luôn cần cù, chịu thương chịu khó.Từ khi xây dụng đất nước đến khi lúc chiiens đáu để bapr vệ tổ quốc thân yêu, người VN luôn chịu rất nhiều cực khổ:đói kem, mất mùa, chết chóc.Nhưng không vì vậy mà người VN chịu bỏ cuộc.Họ không cam tâm bị mất nước nên họ phải đấu tranh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ chủ quyền đôc lập. Giặc kia dù mạnh thế nào, cao siêu bao nhiêu thì cũng sẽ chịu cúi đầu trước những con người dũng cảm mà thôi. Một dân tộc trước kia bị xem thường rồi cũng sẽ vươn lên.Con người việt nam là thế đấy, luôn cố gắng vươn lên, chiến thắng mội kẻ thù xâm lược, làm cho những đế quốc hùng mạnh rồi cũng bị tiieu diệt như bài Nam quốc sơn hà đã viết:
" Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
Từ hai khổ thơ đầu, nhả thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người VN,đồng thời nhà thơ cũng thể hiên tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc đối với quê hương đất nước.Qua đoạn thơ, ta càng cảm thấy yêu mến và trân trọng quê hương nhiều hơn.Đó cũng là một lời với mối người:"Bất kể ai đi xa cũng luôn hướng về quê hương thân yêu-VN"

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phụng
Xem chi tiết
Thời Sênh
5 tháng 3 2019 lúc 20:18

Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức. Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả rất xúc động qua hai câu thơ:

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Câu thơ gợi được sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ trong lành và hình ảnh đẹp đẽ của Bác. Bằng tình cảm, nhà thơ thấy Bác như đang ngủ trong giấc ngủ bình yên giữa thiên nhiên đẹp và thơ mộng, Bác vẫn ở cùng ta, như nhà thơ Hải Như đã viết:

Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu

Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ

(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)

“Vầng trăng sáng dịu hiền” là ánh sáng của tình thương mến, nâng niu, vầng trăng ấy như ru Bác ngủ. Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ trong tình thương yêu. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cũng đã viết:

Trong lăng Bác vừa chợp nghỉ

Như sau mỗi việc làm.

Trăng ơi trăng biết thế

Nên trăng bước nhẹ nhàng.

(Trăng lên)

Hình ảnh vầng trăng dịu hiền cũng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến đây, cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

“Trời xanh” cũng như “mặt trời”, “vầng trăng” là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi (Bác sống như trời đất của ta Tố Hữu). Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Sự nghiệp của Người là bất tử. Dù vẫn tin như vậy, nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế, trái tim vẫn đau nhói khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đó là nỗi đau vô hạn, là lòng thương xót rất thật, không lí do nào khuây khỏa được. Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người



Bình luận (0)
Bùi Đặng Thùy Thương
Xem chi tiết
Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 7:50

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..

Bình luận (2)
Đỗ Linh Chi
Xem chi tiết
one!
24 tháng 4 2018 lúc 12:57

Trả lời:

Khởi ngữ câu trên là: " Về công việc và đời sống ở rừng"

Bình luận (0)
Lê Văn Đức
24 tháng 4 2018 lúc 13:19

Khởi ngữ : Về công việc và đời sống ở rừng

Bình luận (0)
Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 7:51

Khởi ngữ câu trên là: " Về công việc và đời sống ở rừng"

Bình luận (0)
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Jeysy
23 tháng 4 2018 lúc 20:45

Đây chỉ là 4 câu đầu bạn có thể tham khảo.

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 7:52

Như trên :vv tại mình làm gần giống b ý :vv

Bình luận (0)
Phụng Nguyễn Thị
25 tháng 4 2018 lúc 15:13

có bạn nào có bài viết dài hơn không , mình cần bài dài hơn nữa

Bình luận (0)
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 7:54

Ý chí là ý thức, là tinh thần tự giác, sự quyết tâm dùng sức lực và trí tuệ để đạt được. Còn đích là điểm đến, là kết quả cần đạt được hướng tơi. Như vậy nghĩa của câu nói là mỗi người cần tự giác, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn vì ý chí sẽ giúp ta vững vàng trước mọi thử thách, giám đương đầu với khó khăn để hành động đạt được mục đích. Ngược lại không có ý chí con người sẽ nản lòng bỏ cuộc và không đạt được mục đích mình mong muốn.Người có ý chí luôn sáng tạo, tìm cách vượt qua khó khăn nghĩa là con người ấy sẽ về đích sớm nhất. Tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh là một điển hình. Từ hai bàn tay trắng nhưng nhờ có ý chí và nghị lực phi thường Người đã tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam, cũng nhờ có ý chí mà người đã đem đến tự do cho dân tộc Việt Nam, gần đây là nhân vật anh Nick Vujicic bị cụt hai tay với đôi chân tật nguyền nhưng làm được mọi việc. Cũng nhờ có ý chí mà quân đội nhân dân Việt nam đã đánh thắng thực dân và đế quốc đầu sỏ nhất thế giới.Ý chí có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người trong việc thực hiện mục tiêu của đời mình. Ý chí cũng cần rèn luyện qua thời gian, thử thách, thậm chí là thất bại. Vì vậy, ngay từ hôm nay chúng ta cần rèn cho mình đức tính kiên trì, quyết tâm có ý chí nghị lực để học tập, trinh phục những nấc thang trên con đường học vấn.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bình
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
23 tháng 4 2018 lúc 19:55

+ Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Bố của Xi -Mông” là một tác phẩm hay của nhà văn tên tuổi Mô- Pa- Xăng người Pháp. Ông là một nhà văn, nhà tiểu thuyết vĩ đại, cuộc đời ông gắn liền với những thân phận con người khốn khó. Trong văn ông luôn chứa đựng giá trị nhân văn cao cả, tình yêu thương với con người trong cộng đồng.

– Tác phẩm “Bố của Xi-Mông” kể về một đứa trẻ không có cha, những nỗi buồn nỗi tủi nhục của đứa trẻ khi bị bạn bè trêu chọc, và rồi một ngày em đã tìm được một người cha cho mình. Niềm vui của em cũng chính là niềm vui của tác giả.

+ Thân bài

– Khái quát qua nội dung truyện: Câu chuyện xoay quanh nhân vật Xi-Mông một em bé được sinh ra ngoài giá thú, bởi một người mẹ đơn thân là chị Blăng.

– Là rõ sự cô đơn trong tâm hồn cuộc đời hai mẹ con vô cùng đơn độc. Hai mẹ con chị sống trong một ngôi nhà nhỏ sạch sẽ. Người mẹ đã làm việc rất vất vả để nuôi con trưởng thành, trong sự chỉ trích của người đời. – Tuổi thơ của Xi- Mông lớn lên chỉ có mẹ, em không được nhận tình thương của một người cha. Và em cũng không biết cha mình là ai. Bạn bè, hàng xóm xung quanh nhà em thì chỉ coi em là một đứa trẻ “con hoang” nên họ ghẻ lạnh với em.

– Hoàn cảnh nảy sinh cao trào dẫn tới việc Xi-Mông tìm được một người cha? Xi-Mông thường xuyên bị bạn bè học cùng trường trêu chọc, những đứa trẻ xấu tính, và không hề biết chia sẻ, chúng thường xuyên bắt nạt em, hành hạ em, khiến cho cuộc đời Xi-Mông càng trở nên bi đát, tâm hồn thì vỡ nát. Xi-Mông trong một phút bồng bột đã quyết định tìm tới cái chết.

– Miêu tả người cha của Xi-Mông sự tương phản giữa ngoại hình bên ngoài và tâm hồn bên trong. Người cha của Xi-Mông đó chính là một người đàn ông làm nghề thợ rèn, với vóc dáng cao lớn có nhiều râu và tóc trông có vẻ hơi xù xì gai góc về tướng mạo bên ngoài, nhưng lại có một tâm hồn vô cùng lương thiện.

– Tác giả Mô-Pa-Xăng đã rất khéo léo khi sử dụng nghệ thuật tương phản, miêu tả anh chàng thợ rèn xù xì, gai góc, về tướng mạo nhưng lại rất nhân hậu .

– Tính cách ngây thơ của Xi-Mông được khắc họa chi tiết khi em cất tiếng vui vẻ hỏi chú thợ rèn rằng “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Chú thợ rèn vui vẻ bế bổng Xi-Mông cao lên trời kèm theo một cái thơm vào đôi má ngây thơ của em chú thợ rèn đáp “ Có chứ, chú có muốn”.

– Xi-Mông là một cậu bé ngây thơ, đáng yêu ước nguyện có một người cha của em là một ước nguyện hoàn toàn chính đáng “Có cha có mẹ vẫn hơn, không cha không mẹ như đàn đứt dây” đàn dứt dây rồi làm sao mà còn tạo ra những nốt nhạc du dương cho cuộc đời được nữa.

+ Kết

– Đọc xong tác phẩm “Bố của Xi-Mông” người đọc bị ám ảnh bởi những tình tiết đầy xúc động, giàu tính nhân văn mà nhà văn Mô- Pa-Xăng đã khắc họa cho các nhân vật của mình.

– Tuy nhiên, đâu đó trên trái đất vẫn có những em bé không được hưởng trọn vẹn tình yêu đó nhưng bằng tác phẩm của mình Mô-Pa-Xăng hy vọng sẽ phần nào an ủi được tâm hồn của các em.

Bình luận (0)
Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 7:55

Truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã khắc họa thành công tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-sốt, qua đó tác giả nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương con người.

Nhà văn viết truyện ngắn theo trình tự sự việc, qua từng sự việc đó, các nhân vật thể hiện tâm trạng và tính cách của mình. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung là tình cảm của họ dành cho nhau rất chân thành.

Xi-mông là em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em lớn lên trong sự dạy dỗ của mẹ mà thiếu tình thương của bố. Đến khi đi học, ngày đầu tiên em đến trường đã bị sự chế giễu của bạn bè. Hoàn cảnh đó đã làm em tuyệt vọng và em quyết tìm đến cái chết. Tuy nhiên, cũng như bao đứa trẻ khác, em là người ham chơi đến nỗi quên mất ý định ban đầu của mình. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ýnghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Phi­lip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngâythơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em.

Nếu như trong truyện Những đứa trẻ, nhà văn Go-rơ-ki thể hiện lòng thương cảm đối với những em bé sống thiếu tình thương của mẹ thì trong truyện Bốcủa Xi-mông,Mô-pa-xăng lại thông cảm với sộ phận của những em bé sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha. Tình thương và lòng nhân ái luôn hiện hữu trong mỗi chi tiết truyện. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bình
Xem chi tiết
Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 7:55

Truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã khắc họa thành công tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-sốt, qua đó tác giả nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương con người.

Nhà văn viết truyện ngắn theo trình tự sự việc, qua từng sự việc đó, các nhân vật thể hiện tâm trạng và tính cách của mình. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung là tình cảm của họ dành cho nhau rất chân thành.

Xi-mông là em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em lớn lên trong sự dạy dỗ của mẹ mà thiếu tình thương của bố. Đến khi đi học, ngày đầu tiên em đến trường đã bị sự chế giễu của bạn bè. Hoàn cảnh đó đã làm em tuyệt vọng và em quyết tìm đến cái chết. Tuy nhiên, cũng như bao đứa trẻ khác, em là người ham chơi đến nỗi quên mất ý định ban đầu của mình. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ýnghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Phi­lip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngâythơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em.

Nếu như trong truyện Những đứa trẻ, nhà văn Go-rơ-ki thể hiện lòng thương cảm đối với những em bé sống thiếu tình thương của mẹ thì trong truyện Bốcủa Xi-mông,Mô-pa-xăng lại thông cảm với sộ phận của những em bé sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha. Tình thương và lòng nhân ái luôn hiện hữu trong mỗi chi tiết truyện. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.

Bình luận (0)