Văn bản ngữ văn 9

Lợi Đặng
Xem chi tiết
Mítt Chocolate
Xem chi tiết
Châu Anh
Xem chi tiết
Đạt Trần
26 tháng 4 2018 lúc 22:08

a. Hiểu được ý nghĩa câu nói:

Trong con người ta luôn tồn tại hai mặt đối lập: Tốt – xấu, cao thượng – hèn nhát, thiện – ác.... nhưng sai lầm khuyết điểm đều thuộc mặt trái của cặp đối lập. Khuyết điểm, sai lầm, lỗi lầm đều phát sinh từ cuộc sống đầy khó khăn phức tạp và nhận thức của con người. những khuyết điểm, sai lầm... ấy sẽ gây hậu quả đối với chính bản thân và người khác. Khuyết điểm, sai lầm, lỗi lầm thì ai cũng mắc, điều quan trọng ta có nhìn thấy, công nhận và sửa chữa hay không?

Những điều lợi – hại của việc che giấu hay trung thực thừa nhận khuyết điểm.

b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh

Bàn bạc, đánh giá Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có lần mắc sai lầm, khuyết điểm nhưng ta biết nhận ra những sai lầm, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa thì cuộc sống của ta sẽ tốt đẹp hơn. Chân thành, thẳng thắn công nhận khuyết điểm của mình chẳng những tự giúp ta thanh lọc tâm hồn, hướng tới điều thiện, điều tốt mà còn giữ được uy tín trước mọi người cũng như trong công việc. Mọi người sẽ tôn trọng, cảm phục, yêu mến và muốn giúp đỡ ta nhiều hơn. Khi ta mắc sai lầm khuyết điểm mà ta không nhận ra hoặc ta nhận ra nhưng ta "tặc lưỡi" cho qua, nghĩ rằng không ai biết, người khác chỉ ra cho ta mà ta không lĩnh hội tiếp thu để sửa chữa, ta chối bỏ, chống chế, bảo thủ... thì ta sẽ tiếp tục mắc sai lầm, bản thân mất uy tín, mọi người không tôn trọng, không tin tưởng "Nhân vô thập toàn", ở đời không có phương thuốc nào có thể giúp con người ta tránh được mọi thiếu sót, khuyết điểm, nhưng không khó để tìm ra liều thuốc hữu hiệu trong chữa trị. Người phạm sai lầm phải dũng cảm nhận lỗi nhưng đi kèm với đó phải quyết tâm sửa chữa, khắc phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi". Chứng minh trong thực tế.

c. Bài học được rút ra:

Trong cuộc đời ta khó tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm nhưng ta phải biết thành thực nhận khuyết điểm để sửa chữa có như vậy cuộc sống mới thật sự trở nên tốt đẹp Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn hòa nhập để sáng tạo và phát triển
Bình luận (1)
vo nguyen
22 tháng 2 2022 lúc 14:49

Sai lầm, khuyết điểm không loại trừ bất cứ một ai. Ông ai có thể khẳng định tôi là người hoàn hảo! Thế nghĩa là sinh ra làm người ai cũng mắc phải khuyết điểm, lỗi lầm , không lớn thì nhỏ. Điều quan trọng là người ta có nhìn thấy khuyết điểm của mình, công nhận và sửa chữa hay không?

Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt đối lập: Tốt – xấu, cao thượng – thấp hèn, thiện – ác, đúng – sai, phải – trái… Những khuyết điểm con người mắc phải đều thuộc mặt trái của cặp đối lập. Nó đều phát sinh từ cuộc sống đầy khó khăn, phức tạp và nhận thức của con người. Những sai lầm, lỗi lầm lớn đều phát triển từ những khuyết điểm hàng ngày như: lười biếng (lười học tập, lười lao động), nói dối, nói xấu, cẩu thả, nóng nảy, hách dịch, ích kỉ, bảo thủ, che giấu, mặc cảm, tự ti, tự phụ, thiếu suy nghĩ, thiếu thận trọng dẫn đến những hành động sai, gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và người khác.

Đúng là không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình. Những khuyết điểm, sai lầm do chính ta gây ra, nếu ta tự nhìn thấy mà tặc lưỡi cho qua, nghĩ rằng không ai biết, ta sẽ tiếp tục phạm sai lầm. Nếu được người khác vạch ra, chỉ rõ mà ta chối bỏ, lấp liếm, bảo thủ, đổ lỗi cho người khác thì không những ta không tiến bộ được mà hậu quả ngược lại, càng làm cho khuyết điểm gia tăng, bản thân mất uy tín, mọi nười không còn tôn trọng, không còn tin tưởng ta nữa. Vậy nếu ta chân thành, thẳng thắn công nhận khuyết điểm của mình chẳng những tự ta thanh lọc tâm hồn, hướng tới điều thiện, điều tốt mà còn giữ được uy tín trước mọi người cũng như trong công việc. Mọi người sẽ tôn trọng, cảm phục, yêu mến và giúp đỡ ta nhiều hơn

Một học sinh không thừa nhận việc quay cóp, lười biếng, thiếu trung thực của mình, là việc làm xấu, là sai, có ảnh hưởng tới nhân cách, tương lai thì học sinh đó sau này sẽ không thể trở thành người có đức, có tài được. Một anh bộ đội không chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh quân đội, bị đưa ra kiểm điểm, chẳng những anh ta không nhận khuyết điểm mà còn đổi lỗi cho người khác là soi mói, nhỏ mọn, khắt khe. Từ đó anh ta sinh ra chán nản, bỏ đơn vị, bỏ nhiệm vụ. Rồi anh bị kỉ luật, bị mất uy tín. Như thế chẳng phải là che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn sao?

Bình luận (0)
Ami Ngọc
Xem chi tiết
Trương  Bảo Ngân
26 tháng 4 2018 lúc 19:03

*Gợi ý:
- Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều, đọc rộng, đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
- Người ta thường nói: " Sách mở ra một chân trời cảm xúc mới". Do vậy, ta càng đọc sách thì sách càng làm cho ta gắn bó với thế giới và cuộc đời trở nên rực rỡ và có ý nghĩa. Làm sao ta biết cuộc đời éo le của những con người cùng khổ trên mọi miền đất nước, phải chăng là do sắp đặt? Chính sách đã an ủi phần nào cho cuộc sống của ta để khi nhìn lên thì cũng chẳng bằng ai, nhìn xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Song, ta cũng thấy rằng, có những người sống một cách vui thú, sung sướng mà không một người nào xung quanh ta biết sống như thế!
- Sách sẽ làm Trái Đất tràn ngập những nỗi niềm buồn vui và những cái tốt đẹp. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy với những dấu hiệu và những từ. Có lúc ta khóc khi ta đọc sách với những việc hay, với những con người tốt bụng, hiền lành. Họ thật gần gũi và đáng mến làm sao! Càng đọc sách thì càng điềm tĩnh hơn, làm việc hợp lí hơn, ít để ý đến những chuyện bực bội trong cuộc sống. Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên ta đã tách ra khỏi con thú để vươn đến con người, đến gần với quan niệm cuộc sống mà mình đang có và đang vươn tới.
( Nguồn: violet.vn)

Bình luận (0)
Võ Thị Ngọc Khánh
7 tháng 1 2019 lúc 15:34

Bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.

Tác giả đã nêu lên 3 luận điểm cơ bản: mục đích của việc đọc sách, cái khó của việc đọc sách, phương pháp đọc sách.

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Chu Quang Tiềm châm biếm một "học giả trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc quatuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"...

"Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm cơ bản đích thực” với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ " lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách "thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự” đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất". Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém".

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình "chẳng có lợi gì", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ''không thu nhận được lợi ích thực sự".

Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu "không thể tách rời". Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị... đều có "quan hệ" đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào "đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác ". Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
7 tháng 1 2019 lúc 17:28

Xã hội càng phát triển khiến con người ta buộc lòng chấp nhận việc tiếp thu thông tin bằng cách nghe và nhìn. Động thái đó cũng đồng nghĩa với việc con người đã vô tình từ chối quyền được trau dồi khả năng đọc hiểu sách vốn dĩ vô cùng quan trọng. Cuộc sống sẽ thật thảm hại nếu thiếu đi sự cân bằng. Cách tiếp nhận thông tin cũng vậy, khi bạn quá đề cao kỹ năng nghe nhìn mà coi nhẹ việc đọc sách bằng mắt, bạn đã tự tước bỏ cơ hội được phát triển toàn diện của bản thân. Còn nhiều ảnh hưởng không tốt khác nữa mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến. Xin được dẫn ra ở đây câu nói của M. Gor-ki: "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất... Hãy yêu sách! Nó là nguồn tri thức". Khi những trang văn của "Bàn về đọc sách" đã khép lại, em mới thực sự tỉnh táo để biết được rằng: sách là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại, muốn có học vấn thì cần thiết đến việc đọc sách.
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay.

Bình luận (0)
Ami Ngọc
Xem chi tiết
nhuên thanh tung
8 tháng 11 2019 lúc 14:13

1

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lu nguyễn
Xem chi tiết
Trương  Bảo Ngân
26 tháng 4 2018 lúc 19:08

Theo mình vì ngôn ngữ tiếng việt rất đa dạng nếu không lựa chọn được ngôn ngữ thích hợp với hoàn cảnh thì sẽ không thể truyền tả được ý giao tiếp mà mình muốn cho người dẫn đến họ hiểu theo nghĩa khác

Bình luận (0)
Ami Ngọc
Xem chi tiết
阮芳邵族
18 tháng 8 2019 lúc 16:33

Mở bài.
- Yêu biết mấy hình ảnh người thanh niên thời kỳ chống Mỹ : cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong chiến đấu cũng như trong lao động. Tôi nhớ mãi mãi Thao, Nho, Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; Anh thanh niên, cô kĩ sư trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; và những người lính lái xe dũng cảm trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc.
- Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người dân mình đẹp quá, dũng cảm; và lòng tôi được như sống lại những ngày còn chiến tranh bom đạn ấy.
2. Thân bài.
a. Khái quát :
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật hiện lên một tập thể anh hùng đang ngày đêm chiến đấu kẻ thù và xây dựng với để giữ từng tấc đất, ngôi nhà cho quê hương, đất nước và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn . Ba nhà văn đều không đi sâu vào miêu tả những đau thương mất mát , vất vả khó khăn của dân mình, hay tội ác tày trời của giặc Mỹ mà đi vào khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong lao động. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định ; Anh thanh niên, cô kĩ sư và những người lính lái xe và còn biết bao con người nữa sáng lên mốt vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớn.
b. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong chiến đấu
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật và "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là những tác phẩm xúc động, hào hùng về những người lính thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Các tác giả đã đi sâu khám phá vẻ đẹp của những người lính trẻ, những con người ngày đêm ra tiền tuyến vì miền Nam ruột thịt. Con người hiện lên trong trang thơ , trang văn của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê là một tập thể anh hùng đấy hiên ngang khí phách hào hùng. đã lắng nghe họ sống để ghi lại cái nhịp sống hào hùng, ghị lại vẻ đẹp tâm hồn, bản chất anh hùng của những con người giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất.
- Đường Trường Sơn – nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam – những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ .
+ Hình ảnh làm chủ những chiếc xe không kính. người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: “Ung dung buồng lái ta ngồi…..Như sa như ùa vào buồng lái.” ( Phân tích làm rõ )
+ Nhưng có thể nói đẹp nhất của người chiến sĩ lái xe là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: “ Không có kính, ừ thì ướt áo…. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” ( Phân tích làm rõ )
+ Những nữ thanh niên xung phong – những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. ( Phân tích làm rõ )
- Các tác giả đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn tìm thấy ẩm sâu bên trong những cong người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương
+ Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường:”Những chiếc xe từ trong bom rơi…Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”( Phân tích làm rõ )
+ Người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường là nhờ “ Trái tim” chứa chan tình yêu Tổ quốc : “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước….Chỉ cần trong xe có một trái tim”. ( Phân tích làm rõ )
+ Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống Những cô gái thanh niên xung phong là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống: Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ; Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” dù trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy); Phương Định là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. ( Phân tích làm rõ )
c. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong lao động
- Lặng lẽ Sa Pa " như một bài ca về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động tưởng chừng như bình thường mà cao cả, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với quê hương , đất nước. Trong cái lặng lẽ của Sa Pa , một nhịp sống sôi động , sáng tạo của tuổi trẻ đang trỗi dậy bên trong đó , hòa cùng với công việc của mọi người trong đất nước . Đó là những con người lặng lẽ , âm thầm , ngày đêm đang sống và cống hiến hết mình cho đất nước .
+ Họ là những con người nhiệt tình và hăng say trong lao động .Trong điều kiện khắc nghiệt nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Tiêu biểu là Anh thanh niên với những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. ( Phân tích làm rõ )
+ Họ còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng. ( Phân tích làm rõ )
Trong cái lặng im của Sa Pa, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp
d. Đánh giá :
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Kết bài.
Năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biết động, "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng, đã ghi lại cái quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã bắt được cái nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của con người đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không bao giờ quên - bài ca viết về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng: Việt Nam.

Bình luận (0)
Ami Ngọc
Xem chi tiết
Tường Vy
8 tháng 5 2019 lúc 21:09

A. Mở Bài

Đôi nét khái quát về tác giả

Hữu Thỉnh là nhà thơ nổi tiếng trưởng thành trong quân đội

Là nhà thơ viết nhiều viết hay về con người nông thôn, về mùa thu

Thơ ông mang đậm hồn quê Việt Nam, dân dã mộc mạc và giàu tinh tế

Sang thu được viết vào cuối năm 1977 in lần đầu trên báo văn nghệ. Đó là cảm nhận của nhà thơ về mùa thu về những biến chuyển của khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu và những triết lý về cuộc đời được ông gửi gắm

B. Thân Bài

Khổ 1: Bức tranh mùa thu hiện ra được tác giả cảm nhận qua những tín hiệu của khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phá vào trong gió se"

Đó là mùi hương của ổi, mùi hương nhè nhẹ phả vào gió đưa tiễn mùa hạ nắng gắt chào đón một mùa thu dịu dàng. Từ "bỗng" diễn tả cảm giác đột nhiên, bỗng nhiên nhận ra sự thay đổi của đất trời của thiên nhiên. Động từ "phả" là động từ mạnh chỉ sự đột ngột mạnh mẽ nhưng ở đây tác giả dùng rất nhẹ nhàng "Phả vào trong gió se" rất nhẹ bởi động thái phả ấy lại vào không gian trong gió se - vô hình chứ không phải hữu hình. Câu thơ ngắn gọn thôi nhưng có đủ hương, gió những nét đặc trưng nhất của mùa thu vùng đồi trung du của miền Bắc.

Tiếp nối là hình ảnh của mùa thu:

"Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

Ở đây hình ảnh "sương" được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động-một sự vận động chậm rãi. Từ láy "chùng chình " ta người đọc thấy sự dùng dằng, sống động, thong thả đến yên bình của mùa thu. Toàn là những hình ảnh quen thuộc gần gũi với người nông dân Việt Nam nhưng tác giả đã cho người đọc thấy được mùa thu đang và đã về qua cảm nhận bằng cả khứu giác (hương ổi), cả thị giác (sương). Những tín hiệu, bởi vậy, tạo nên ấn tượng mới mẻ với những liên tưởng mơ hồ, chập chờn không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt: Hình như thu đã về.

Khổ 2: Sự rung động của nhà thơ trước mùa thu

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

Sự cảm nhận của tác giả đã trở nên mở rộng hơn, còn sông không còn dữ dội mạnh mẽ như mùa hè mà đã trở nên dềnh dàng, con sông như trầm lặng, nhẹ nhàng hơn trôi. Trên bầu trời cao những đàn chim vội vã bay về hướng Nam, từ "bắt đầu" ám chỉ thời điểm mới sang thu nên đàn chim cũng không quá vội vàng di chuyển tránh rét. Vẫn là không gian trên không đó là những đám mây mùa thu nhẹ nhàng trôi lững lờ, mềm mại và "vắt nửa mình sang thu", hình ảnh đầy sự sáng tạo và độc đáo trước đây chưa từng có. "Vắt nửa mình sang thu" hình ảnh tinh tế có được nhờ sự cảm nhận riêng đầy tinh tế. nhạy cảm của tác giả.

Cảnh vật lúc này chỉ là chớm thu khi mùa hạ còn chưa hết, mùa thu đang sang, thiên nhiên có sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng và êm đềm như chính bản chất của mùa thu.

Nếu như khổ đầu tiên sự cảm nhận về sắc thu vẫn còn mơ hồ thì trong khổ 2 người đọc nhận thấy mùa thu đang trở về một cách đầy đủ và mới mẻ hơn. Khổ thơ thứ 2 được cảm nhận với sự tinh tế và mới lạ từ chính Hữu Thỉnh.

Khổ 3: Là những suy ngẫm về triết lý mùa thu, triết lý cuộc đời:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đừng tuổi"

Hình ảnh nắng, mưa là của mùa hạ nhưng trong khổ thơ tất cả đã vơi dần, mức độ giảm dần nắng không còn gay gắt như mùa hạ nữa, mưa cũng không còn rào rào xối xả nữa

"Sấm" chỉ hiện tượng của tự nhiên sấm xuất hiện trước hoặc sau cơn mưa lớn mùa hạ

"hàng cây đứng tuổi" chỉ những cái cây già lâu năm cao to lớn

Hình ảnh ẩn dụ: "sấm" chỉ bão tố, thăng trầm của cuộc đời, "cây đứng tuổi" chỉ những con người từng trải, vượt qua bao khó khăn nhưng vẫn kiên cường bất khuất.

C. Kết Bài

Nghệ thuật: Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ.... Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹ của dịu dàng, êm ả của đất trời khi sang thu.

Nội dung: Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên , yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.

Bình luận (0)
Ami Ngọc
Xem chi tiết
阮芳邵族
18 tháng 8 2019 lúc 16:34

Khi xã hội càng ngày càng phát triển, sự du nhập của văn hóa Phương Tây ngày càng rõ nét. Cách sống của người dân Việt cũng thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tầng lớp được coi là tương lai của một đất nước. Lý tưởng sống của thanh niên bây giờ phải đánh giá là kém hơn thời trước rất nhiều. Khi gia đình có điều kiện hơn, chăm lo cho các em được tốt hơn. Các em không thấy hiểu lỗi khổ của sự thiếu thốn nên nếp sống rất buông thả, trí cầu tiên tương đối kém. Mặt khác, do có điều kiện từ nhỏ nên các em thường thiếu lý tưởng về sống lành mạnh, thay vào đó là ăn chơi buông thả: đầu tóc nhuộm xanh đỏ, quần áo hở hàng, ăn chơi xa đọa, nghiện ngập... Có thể kết luận chung, đa số bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay chưa có một lý tưởng sống đích thực, chưa có một đường lối chuẩn chỉ, giúp các em định hướng cho tương lại. Điều này cần được chấn chỉnh ngay, từ cha mẹ, cộng đồng và Đảng nhà nước. Vì tầng lớp này chính là tương lai của một đất nước.

Bình luận (0)
Ami Ngọc
Xem chi tiết