Tập làm văn lớp 7

vudenpro vudenpro
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
28 tháng 2 2018 lúc 17:32

Ngày đó, Huế đang có chiến tranh xảy ra vô cùng gay go và ác liệt. Tôi đi công tác xa và bây giờ được trở về, chưa kịp vui mừng khi được trở lại quê nhà lòng tôi đã đau quặn lại khi nhìn thấy quê hương tôi ngày xưa đâu cả rồi mà giờ đây chỉ còn lại một đống đổ nát hoang tàn. Nhưng thấp thoáng đâu đó là hình ảnh những con người nơi đây vẫn vươn mình đứng dậy trong đống đổ nát, hoang tàn ấy. Từ những con người nhỏ bé, như hình ảnh chú bé Lượm cũng bằng chính sức lực của mình, giúp ích cho cách mạng, cho đất nước. Tôi sẽ kể lại câu chuyện về Lượm để các bạn cùng nghe.

Tôi trở về, chiến tranh cũng đã bớt tàn khố, tôi bước đi trên con phố Hàng Bè. Bỗng từ xa tôi thấy một cái bóng nhỏ, hình như đó là một chú bé với cái dáng cao, gầy. Chú bé ấy nhanh nhẹn tiến đến lại gần tôi. Nhìn tôi một lúc, chú ngập ngừng hỏi:

– Chú có phải là chú Tố Hữu không ạ?

Tôi thoáng ngạc nhiên về câu hỏi của chú bé; tôi nhìn chú, một dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn; bên hông chú là một các xắc nhỏ, mỗi khi bước cái xắc lại đung đưa theo nhịp chân của chú.

Tôi trả lời và xoa đầu cậu bé:

– Đúng rồi, chú là Tố Hữu đây nhưng sao cháu lại biết tên chú?

Chú trả lời:

– Cháu là Lượm, hàng xóm nhà chú đây mà!

Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng, tôi nói:

– Ra vậy, cháu là Lượm à? Nhìn cháu khác quá, chú không nhận ra.

Chú bé lém lỉnh trả lời, tôi thấy chú là một cậu bé tinh nghịch, điều đó thể hiện ngay trên chiếc mũ ca lô đội lệch của chú:

– Vậy là chú còn nhớ cháu rồi, chú bây giờ cũng khác quá làm cháu suýt nữa thì không nhận ra.

Tôi hỏi:

– Công việc hiện nay của cháu là gì?

Lượm nói:

– Cháu làm liên lạc chú à, ở đồn Mang Cá. Ở đây các anh, chị vui tính, yêu thương cháu vô cùng, cháu thấy thích hơn ở nhà, lại giúp ích cho đất nước được nữa chú ạ!

Tôi thấy vui và xúc động về hành động của chú bé; một cậu bé hồn nhiên, vui tươi, không quản ngại khó khăn gian khổ giúp ích cho nước nhà. Tôi thầm nghĩ nếu đất nước ta có nhiềucậu bé như Lượm thì chắc hẳn chiến tranh sẽ sớm kết thúc.

Lượm nói:

– Thôi, bây giờ cháu phải đi làm nhiệm vụ tiếp đây, cháu chào chú ạ!

Tôi lại nhìn chú, chú đang đi xa dần, Lượm cười híp cả hai mắt lại, má chú đỏ như trái bồ quân, đôi chân thoăn thoắt của Lượm đưa cậu bé đi xa dần. Tôi thầm mong được gặp lại chú trong ngày Huế chiến thắng. Bẵng đi một thời gian, tôi không hay tin tức gì về Lượm. Bỗng một hôm, khi đang làm việc, một người chiến sĩ của tôi chạy vào chỗ tôi và báo tin:

– Chiến tranh đáng sợ thật anh à, nó lại cướp đi mất một chiến sĩ liên lạc của chúng ta rồi. Chú bé Lượm, quê ở Huế, là người liên lạc quả cảm nhất của đội ta.

Tôi sững người và lắp bắp:

– Lượm …Lượm đã hi sinh rồi sao?

Tôi lặng người và lảo đảo ngồi xuống ghế. Tôi cứ bị ám ảnh mãi về hình ảnh của Lượm – một chú bé liên lạc quả cảm đã hi sinh. Dù chú bé đã ngã xuống như trong tay chú vẫn nắm bông lúa nhỏ như không muốn rời xa quê hương mình.

Tôi đã kể lại câu chuyện về Lượm cho các bạn và chính thế hệ sau nghe, tôi ngẫm nghĩ trong lòng: Nếu đất nước hòa bình, thống nhất, không có chiến tranh thì thế hệ trẻ các em bé như Lượm vẫn còn đang trong tuổi cắp sách đến trường, được nô đùa, vui chơi với các bạn. Một số em có khi vẫn còn làm nê, làm nũng bố mẹ. Ấy vậy mà hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh đã cướp đi những cái quyền nhỏ bé nhất của các em. Lượm là một tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau noi theo, một tấm gương về người chiến sĩ nhỏ anh hùng, quả cảm, gan dạ.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
28 tháng 2 2018 lúc 18:02

Ngày đó, Huế đang có chiến tranh xảy ra vô cùng gay go và ác liệt. Tôi đi công tác xa và bây giờ được trở về, chưa kịp vui mừng khi được trở lại quê nhà lòng tôi đã đau quặn lại khi nhìn thấy quê hương tôi ngày xưa đâu cả rồi mà giờ đây chỉ còn lại một đống đổ nát hoang tàn. Nhưng thấp thoáng đâu đó là hình ảnh những con người nơi đây vẫn vươn mình đứng dậy trong đống đổ nát, hoang tàn ấy. Từ những con người nhỏ bé, như hình ảnh chú bé Lượm cũng bằng chính sức lực của mình, giúp ích cho cách mạng, cho đất nước. Tôi sẽ kể lại câu chuyện về Lượm để các bạn cùng nghe.

luom-anh

Tôi trở về, chiến tranh cũng đã bớt tàn khố, tôi bước đi trên con phố Hàng Bè. Bỗng từ xa tôi thấy một cái bóng nhỏ, hình như đó là một chú bé với cái dáng cao, gầy. Chú bé ấy nhanh nhẹn tiến đến lại gần tôi. Nhìn tôi một lúc, chú ngập ngừng hỏi:

– Chú có phải là chú Tố Hữu không ạ?

Tôi thoáng ngạc nhiên về câu hỏi của chú bé; tôi nhìn chú, một dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn; bên hông chú là một các xắc nhỏ, mỗi khi bước cái xắc lại đung đưa theo nhịp chân của chú.

Tôi trả lời và xoa đầu cậu bé:

– Đúng rồi, chú là Tố Hữu đây nhưng sao cháu lại biết tên chú?

Chú trả lời:

– Cháu là Lượm, hàng xóm nhà chú đây mà!

Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng, tôi nói:

– Ra vậy, cháu là Lượm à? Nhìn cháu khác quá, chú không nhận ra.

Chú bé lém lỉnh trả lời, tôi thấy chú là một cậu bé tinh nghịch, điều đó thể hiện ngay trên chiếc mũ ca lô đội lệch của chú:

– Vậy là chú còn nhớ cháu rồi, chú bây giờ cũng khác quá làm cháu suýt nữa thì không nhận ra.

Tôi hỏi:

– Công việc hiện nay của cháu là gì?

Lượm nói:

– Cháu làm liên lạc chú à, ở đồn Mang Cá. Ở đây các anh, chị vui tính, yêu thương cháu vô cùng, cháu thấy thích hơn ở nhà, lại giúp ích cho đất nước được nữa chú ạ!

Tôi thấy vui và xúc động về hành động của chú bé; một cậu bé hồn nhiên, vui tươi, không quản ngại khó khăn gian khổ giúp ích cho nước nhà. Tôi thầm nghĩ nếu đất nước ta có nhiềucậu bé như Lượm thì chắc hẳn chiến tranh sẽ sớm kết thúc.

Lượm nói:

– Thôi, bây giờ cháu phải đi làm nhiệm vụ tiếp đây, cháu chào chú ạ!

Tôi lại nhìn chú, chú đang đi xa dần, Lượm cười híp cả hai mắt lại, má chú đỏ như trái bồ quân, đôi chân thoăn thoắt của Lượm đưa cậu bé đi xa dần. Tôi thầm mong được gặp lại chú trong ngày Huế chiến thắng. Bẵng đi một thời gian, tôi không hay tin tức gì về Lượm. Bỗng một hôm, khi đang làm việc, một người chiến sĩ của tôi chạy vào chỗ tôi và báo tin:

– Chiến tranh đáng sợ thật anh à, nó lại cướp đi mất một chiến sĩ liên lạc của chúng ta rồi. Chú bé Lượm, quê ở Huế, là người liên lạc quả cảm nhất của đội ta.

Tôi sững người và lắp bắp:

– Lượm …Lượm đã hi sinh rồi sao?

Tôi lặng người và lảo đảo ngồi xuống ghế. Tôi cứ bị ám ảnh mãi về hình ảnh của Lượm – một chú bé liên lạc quả cảm đã hi sinh. Dù chú bé đã ngã xuống như trong tay chú vẫn nắm bông lúa nhỏ như không muốn rời xa quê hương mình.

Tôi đã kể lại câu chuyện về Lượm cho các bạn và chính thế hệ sau nghe, tôi ngẫm nghĩ trong lòng: Nếu đất nước hòa bình, thống nhất, không có chiến tranh thì thế hệ trẻ các em bé như Lượm vẫn còn đang trong tuổi cắp sách đến trường, được nô đùa, vui chơi với các bạn. Một số em có khi vẫn còn làm nê, làm nũng bố mẹ. Ấy vậy mà hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh đã cướp đi những cái quyền nhỏ bé nhất của các em. Lượm là một tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau noi theo, một tấm gương về người chiến sĩ nhỏ anh hùng, quả cảm, gan dạ.

Bình luận (0)
Người_giấu_mặt
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
27 tháng 2 2018 lúc 21:11

Bạn tìm thấy hạnh phúc khi nào? Khi bạn nhận được thật nhiều tiền, khi bạn may mắn nhận đựơc một suất học bổng hay khi bạn tự hào vì mình đã hạ gục được một đối thủ bằng chút trò bịp bượm của bản thân hay khi bạn nhận được tình thương từ người khác? Câu hỏi ấy thật dể đối vói những ai biết được giá trị đích thực của cuộc sống nhưng cũng thật khó đối với những ai chỉ biết đến vật chất, tôn thờ những giá trị mơ hồ, phù phiếm ở đời.Và câu trả lời ấy là trái tim yêu thương là nơi bắt nguồn cho hạnh phúc.

Thượng đế sinh ta ra và ban phát cho ta quyền được sở hữu một trái tim. Trái tim hiểu theo một cách khoa học thì nó là một bộ phận của cơ thể và giúp duy trì sự sống của con người.Nhưng với cái thế giới đa ngã, nhiều chiêù nhiều hướng thì trái tim không đơn thuần chỉ là trái tim mà nó là nơi bắt nguồn cho tất cả.Nó là nơi khơi dậy bao cảm xúc, tình yêu rung động của con người.Nó là chiếc “cần rung” làm xao động những con sóng, đỉnh sóng và bụng sóng của tình yêu thương.

Song không phải trái tim nào cũng biết làm những con sóng tình yêu mà đôi khi là ngược lại. Trái tim ấy biết đập, đập đúng với nhịp đập của một trái tim khoẻ mạnh nhưng nào biết được dòng máu chảy trong nó không hề ấm nóng mà lạnh lùng đến ghê sợ. Sự lạnh lùng đó khiến cho người khác tổn thương, đau khổ và dằn vặt. Ban đã bao giờ lặng thinh và cảm nhận sức ấm của trái tim mình chưa? Hay là bạn mặc kệ nó? Với bạn chỉ đơn giản trái tim ấy biết đập là đủ rồi. Còn với tôi, tôi luôn giành một chút ít thời gian để cảm nhận về nó.Vì những lúc như thế tôi hiểu ra được nhiều điều ho. Trong xã hội tiến bộ nhưng không kém phần xô bồ, phức tạp, khó khăn thì cần lắm những khoảnh khắc như vậy, cần lắm những trái tim biết rung động, biết yêu thương. Vậy mà những người dân Trung Quốc lại vô tình, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết nhìn cô bé mới 2 tuổi ra đi, từ bỏ cuộc sống này trong khi nó chưa đủ nhận thức, chưa hiểu và khám phá những gam màu kì diệu của thế giới này. Tại sao người ta lại làm như vậy? Trái tim của họ đâu cả rồi?Họ vô tình đến vậy sao? Đó là những câu hỏi mà tôi tự hỏi chính mình khi đọc được những dòng tin tức đó.Sự ghẻ lạnh của họ đã đánh mất đi hạnh phúc của người khác, làm cho “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Nếu họ biết yêu thương, biết mở lòng mình ra, mở vòng tay của mình ra để đón lấy và cứu sống nó thì mọi chuyện đã khác. Nhưng không họ đã không làm như vậy.

Vâng, trái tim yêu thương, hạnh phúc đó là điều quan trọng và tuyệt vời nhất nếu ai đó có được nó.Nhưng tại sao một trái tim biết rung lại quan trọng đến vậy? Câu hỏi này có lẻ là thừa nhưng ta cần phải đặt nó vào một tình huống để bàn luận thấu đáo hơn. Như chúng ta đã khẳng định từ truớc trái tim yêu thương là nơi bắt nguồn cho hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây không đơn thuần chỉ là ta thỏa mãn những gì ta muốn mà là một cảm giác ấm lòng, ta đau với nổi đau của họ. Hiểu đựơc điều đó, ta giúp họ bằng trái tim yêu thương thật sự của mình. Sự giúp đở ấy không phải là khi ta quyên góp một khoản tiền thật lớn mà quan trọng là ở tấm lòng, ở tình cảm mà ta giành cho họ. “Cách cho quý hơn vật cho” đúng là như vậy. Tuy ta không có đủ tiền để giúp đỡ họ như bao nhiêu người khác nhưng ta có trái tim, ta sẽ chia với họ bằng tài sản tinh thần mà mình có. Chính vì vậy khi nhận được những tình cảm, những thông điệp yêu thương ấy dù nhiều hay ít thì cũng khiến cho những kiếp người đau khổ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc hơn, giúp họ hiểu rằng họ không hề cô độc trong cái thế gíơi này.Không chỉ họ cảm thấy hạnh phúc mà riêng bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc. Bởi lẻ “trong cuộc sống không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem đến hạnh phúc cho người khác”. Những lúc như thế trái tim của bạn đã đúng nghĩa là một trái tim. Nó đã biết yêu thương, biết chia sẽ và bạn nên tự hào về điều đó.

Hơn nữa vật chất không thể bù đắp và mang đến hạnh phúc cho người khác. Mặc dù có cho đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là một chút giây phút ấm lòng mà thôi, giây phút đó không tồn tại vĩnh hằng với lòng người. Đó là điều cần phải nói đến trong xã hội như ngày nay.Dòng chảy của thời đại khiến ta bắt gặp nhiều trường hợp gây tổn thương cho người khác làm cho họ đau khổ đặc biệt là trong tình yêu rồi khước từ và đánh đổi nó bằng tiền. Nhưng liệu tiền có hoá giải tất cả không, chắc chắn là không. Cũng chính vì tiền có thể mua được một liều thuốc đắt nhưng không thể mua được sức khoẻ, tiền có thể mua được ngôi nhà lớn nhưng không thể mua được sự bình yên trong ngôi nhà. Và hơn hết tiền không thể mua được hạnh phúc. Hay nói cách khác hạnh phúc không thể đánh đổi bằng tiền và rộng hơn là vật chất. Chính vì thế duy chỉ ở trái tim yêu thương mới đem đến hạnh phúc. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện để chứng minh cho những gì tôi đã phân tích. Một anh chàng đem trái tim mình khoe với mọi người rằng trái tim của anh ta là trái tim đẹp nhất nhưng một ông lão lại cho rằng trái tim của anh ta không đẹp bằng trái tim của lão. Tất cả mọi người ai cũng ngạc nhiên khi thấy ông mang ra một trái tim không biết bao nhiêu là vết xướt, lồi lõm. Ông lão nói rằng “Trái tim của anh tuy đẹp không có một vết sẹo nào nhưng trái tim của tôi biết ban phát tình yêu thương những chổ lồi là khi tôi dành cho họ ít tình yêu thương họ lại trả lại cho tôi nhiều hơn cái mà tôi cho họ, còn những chổ lõm là khi tôi cho đi mà không được nhận lại”. Nghe ông lão giải thích ai cũng thấy chí lí và anh chàng đó đã cảm thấy xấu hổ về mình, về cách sống lặng lẻ, ích kỉ của mình. Anh không biết cho đi chỉ biết dành tình yêu thương ấy cho mình. Những vết xướt, lồi lõm trên tái tim của ông lão dù nhất thời nó xấu đi nhưng nó lại làm đẹp chính tâm hồn ông và hơn hết là đem đến hạnh phúc cho người khác.

Chính vì những lẻ đó mà chúng ta khi sống cần phải biết mở rộng tấm lòng để yêu thương, để trái tim của mình không chỉ là một trái tim mà hơn hết là một trái tim biết yêu thương. Hãy sống và đừng bao giờ chỉ nghĩ cho mình mà phải biết “sống là cho và chết cũng là cho”. Vì cuộc sống thay đổi nào ai ngờ, hôm nay bạn may mắn nhưng ngày mai sự may mắn ấy có được bão tồn và đó là lúc bạn cần đến sự giúp đỡ, chia sẽ từ người khác. Hãy sống mà không thôi nung nóng những giọt máu tình thương trong trái tim mình, hãy sống mà để những con sóng tình thương cứ tiếp tục xô bờ. “Hạnh phúc không phải là người sở hửu nhiều mà người biết yêu thương và hi vọng nhiều”. Đó là nguyên lý và cái đích cho cuộc sống.

Tóm lại “chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” là một định lí đúng đã được khẳng định qua thực tế cuộc sống. Và chúng ta những con người của thế hệ mới hãy tiếp tục gieo mầm hạnh phúc, gieo mầm cho tình yêu thương và gặt hái những trái tim với nhịp đập nhân ái và dòng máu của một dân tộc với truyền thống yêu thương và lấy hạnh phúc của người khác làm bến cảng cho con tàu tình thương cập bến.

Bình luận (0)
Trần Hiền
Xem chi tiết
Mai Diệu Xuân
6 tháng 2 2018 lúc 21:49

đâu???????????????

Bình luận (0)
Soke Soắn
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
27 tháng 2 2018 lúc 18:28

NƯỚC RẤT QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa...Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: Ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khoẻ.Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định ấy phần nào thể hiện được vai trò cua nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hon 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyến, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: Nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc...Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước vẫn bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt mấy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ...Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Bình luận (1)
Tram Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 2 2018 lúc 14:08

1. Mở bài:
– Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.
– Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
– Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.


2. Thân bài:
a.Giải thích:

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.
+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ:
– Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ
xấu.
– Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
+ Ý nghĩa câu nói của bạn:
– Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu.
– Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng)

b.Nâng cao, mở rộng vấn dể:
+ Quan hệ trong gia dinh:
– Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.
– Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)
+ Quan hệ trong xã hội:
– Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)
– Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)
– Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)


3. Kết bài:
– Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.
– Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.

Bình luận (1)
Hoàng Huy Trần
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 3 2017 lúc 21:04

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Bình luận (1)
Chu Phương Uyên
17 tháng 3 2017 lúc 21:07

Bn tham khảo bài của mk nha! ko chép mạng đâu!
Quê cha đất tổ

Quê hương là hai từ không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam. Ai ai cũng có quê hương. Nó gắn liền với mỗi con ngưởi. Con người sinh ra ở quê chết cũng phải ở quê.

Đấy có thành ngữ, câu đặc biệt, câu rút gọn rồi nhé!

Bình luận (0)
2009
28 tháng 2 2020 lúc 16:39

Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên. Thế là tâm trạng của mỗi người học sinh lại vừa mừng vừa lo. Ôi! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm. Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết. Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì, em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy

Trạng ngữ: Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về

Ngày qua ngày

Câu đặc biệt: Ôi!

Câu rút gọn: Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn hồng ngọc
Xem chi tiết
Thương Thật Thà Thánh Th...
12 tháng 1 2018 lúc 9:17

Dàn ý:

a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai tác phẩm.

- Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ, dẫn lời Ana- tôn Prăngxơ

b. Thân bài

- Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với thiên nhiên.

+ Viết về thiên nhiên (đặc biệt là trăng)

+ Có những rung động thực sự và say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.

+ Sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật.

- Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.

- Chất nghệ sĩ và tâm hồn thi sĩ luôn thống nhất trong con người Bác.

c. Kết bài

- Khẳng định giá trị của hai tác phẩm

- Nêu bài học cho bản thân.

Bình luận (0)
Nguyen pham hieu han
Xem chi tiết
Đời về cơ bản là buồn......
7 tháng 2 2018 lúc 17:40

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng

Bình luận (0)
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
7 tháng 2 2018 lúc 18:01

Rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, đối với cuộc sống của con người có tác động vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Tuy nhiên, hiện nay, rừng đang bị tàn phá nặng nề, không có quy hoạch do lòng tham của con người. Việc tàn phá rừng gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đe dọa đến cuộc sống của con người. Bởi vậy, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần phải có ý thức bảo vệ ừng, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Cùng với đất, nước, không khí, rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, tuy nhiên hiện nay rừng lại chịu tác động mạnh mẽ bởi những hành động chủ quan của con người. Trước hết, ta có thể nói về vai trò của rừng, đối với cuộc sống của con người hay thế giới tự nhiên thì rừng đều đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người cũng như những loài sinh vật trong tự nhiên. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, cung cấp khí oxi, hấp thụ khí các bon níc, làm cho không khí trở nên trong lành, giúp cho con người hô hấp, duy trì sự sống.

Đặc biệt, trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, mặt trái của sự phát triển đó chính là tình trạng ô nhiễm của các yếu tố tự nhiên, trong đó có không khí. Khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp, khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải làm cho không khí bị ô nhiễm, rừng có vai trò thanh lọc không khí, mang lại không khí trong lành hơn. Vì vậy mà rừng còn được gọi là lá phổi xanh của trái đất. Vai trò khác mà ta có thể đề cập đến ở đây, đó chính là điều hòa dòng chảy, lưu lượng nước trên các sông, mỗi mùa bão lũ về rừng còn góp phần ngăn chặn dòng chảy của nước, tránh được những thiệt hại do những thiên tai như bão lũ, hạn hán gây ra cho con người.

Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, thực vật như: hưu, nai, sư tử…như vậy, rừng không chỉ là môi trường sống của các loài sinh vật mà còn là nơi cân bằng hệ sinh thái, duy trì sự đa dạng của thế giới sinh vật. Về kinh tế, rừng còn cung cấp những tài nguyên thiên nhiên có giá trị, đó là gỗ, vật liệu cho thủ công mĩ nghệ, cho y học…

by Mgid

Rừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của con người, góp phần cân bằng, điều hòa, duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Vai trò to lớn, trọng yếu là vậy nhưng ngày nay, vì những lợi ích vật chất tầm thường, con người đã tàn phá rừng khiến cho rừng bị thiệt hại một cách nặng nề, tình trạng này kéo dài sẽ đe dọa đến cuộc sống của chính con người. Rừng bị tổn hại có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan nhưng quan trọng hơn hết đó là do hành vi tàn phá của con người gây nên. Vào mùa hạ, khi nhiệt độ lên cao, thời tiết khô dẫn đến cháy rừng. Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến thực trạng tàn phá rừng hiện nay.

Con người vì mục đích kinh tế, vì lợi ích của bản thân mà chặt phá rừng bừa bãi, phá rừng lấy gỗ hay để săn bắt những động vật quý hiếm trong rừng. Những hành vi này gây ra những hậu quả khôn lường mà con người trong cả một cộng đồng sẽ phải gánh chịu, không có rừng những thiệt hại mà mỗi mùa thiên tai về khiến cho con người thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Nước lũ không có sức cản của rừng cuốn trôi đi những căn nhà, tài sản, thậm chí cướp đi chính mạng sống của con người.

Rừng bị tàn phá cũng như lá phổi xanh của loài người bị tổn hại, không khí ô nhiễm không được thanh lọc càng trở nên ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Mất rừng, các loài sinh vật cũng mất đi nơi cư trú, làm thiệt hại lớn về tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều loài bị tuyệt chủng. Một nguyên nhân khác dẫn đến rừng bị tàn phá như ngày nay, đó chính là do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người.Những người dân miền núi đã đốt rừng làm nương, vô tình làm mất đi sự phong phú vốn có của rừng.

Như vậy, để bảo vệ rừng cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta thì Đảng và nhà nước cần đề ra những biện pháp thiết thực, nghiêm khắc và có tính răn đe đối với những hành vi chặt phá rừng bừa bãi. Tăng cường lực lượng kiểm lâm giám sát để bảo vệ rừng. Mặt khác, ta cần trồng rừng trên những vùng đất trống đồi núi trọc để gây rừng, hạn chế tác hại của các loại thiên tai bất thường.

Nhà nước cần giao đất, giao rừng cho người dân để hạn chế tình trạng di canh, di cư, đốt rừng làm nương của cư dân miền núi. Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng. Nâng cao công tác tuyên truyền đến những người dân cả nước. Đối với mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền để bạn bè và người thân cùng thực hiện.

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Để bảo vệ cuộc sống của mình thì ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân cần phát huy ý thức tự giác trong bảo vệ và phát triển rừng.

Bình luận (0)
Công chúa cầu vồng
Xem chi tiết
__HeNry__
11 tháng 1 2018 lúc 17:02

Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ mà người ta kết luận như vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẩn sàng phục vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, chính vì vậy con người phải bảo vệ rừng.

Thực sự rừng có ích lợi gì?

Nhìn lại cuộc sống hằng ngày của con người ta sẽ thấy được giá trị quý báu của rừng và từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng.

Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã cung cấp cho ta các loại gỗ: gồ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt... để phục vụ đời sống hằng ngày; gỗ quý thì làm vật liệu xây dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Những cột nhà to bằng gỗ lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm... có được là chính từ nguyên liệu của rừng mà ra.

Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường có trong rừng sâu được những thầy thuốc đông y tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng sinh sống của các loài vật quý phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi... và nhiều loài chim quý lạ. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.

Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người. Không có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống cho con người, cung cấp động vật quý hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng, rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người.

Hiểu được sự ích lợi của rừng cho nên chúng ta cần phải bảo vệ nó. Trước đây vì chưa hiểu hết sự cần thiết của rừng mà người ta đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn gây biết bao hậu quả khôn lường cho con người chính là do sự khai thác phá rừng bừa bãi mà ra. Do vậy, chúng ta bảo vệ rừng tức là bảo vệ môi trường sống của con bảo vệ nguồn lâm sản, động vật quý hiếm của nước ta. Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của cả thế giới. Muốn có được môi trường tốt sạch và xanh, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị trước hàng loạt cây con để thav thế. Có như thế mới giữ màu xanh của rừng được xanh tươi mãi. Vì vậy, ngoài việc khai thác sử đụng nguồn lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành những đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những loài vật có nguy cơ bị diệt chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập những

đội bảo vệ thường trực ngày đêm canh gác rừng và thông tin tuyên truyền mọi người dân phải có ý thức hảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do rừng lạo ra

Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy mỗi chúng ta khi đã thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Được như vậy tức là ta đã biết bảo vệ cuộc sống của chúng ta.



Bình luận (0)
Alice
12 tháng 1 2018 lúc 19:34

Rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, đối với cuộc sống của con người có tác động vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Tuy nhiên, hiện nay, rừng đang bị tàn phá nặng nề, không có quy hoạch do lòng tham của con người. Việc tàn phá rừng gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đe dọa đến cuộc sống của con người. Bởi vậy, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần phải có ý thức bảo vệ ừng, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Cùng với đất, nước, không khí, rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, tuy nhiên hiện nay rừng lại chịu tác động mạnh mẽ bởi những hành động chủ quan của con người. Trước hết, ta có thể nói về vai trò của rừng, đối với cuộc sống của con người hay thế giới tự nhiên thì rừng đều đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người cũng như những loài sinh vật trong tự nhiên. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, cung cấp khí oxi, hấp thụ khí các bon níc, làm cho không khí trở nên trong lành, giúp cho con người hô hấp, duy trì sự sống.

Đặc biệt, trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, mặt trái của sự phát triển đó chính là tình trạng ô nhiễm của các yếu tố tự nhiên, trong đó có không khí. Khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp, khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải làm cho không khí bị ô nhiễm, rừng có vai trò thanh lọc không khí, mang lại không khí trong lành hơn. Vì vậy mà rừng còn được gọi là lá phổi xanh của trái đất. Vai trò khác mà ta có thể đề cập đến ở đây, đó chính là điều hòa dòng chảy, lưu lượng nước trên các sông, mỗi mùa bão lũ về rừng còn góp phần ngăn chặn dòng chảy của nước, tránh được những thiệt hại do những thiên tai như bão lũ, hạn hán gây ra cho con người.

Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, thực vật như: hưu, nai, sư tử…như vậy, rừng không chỉ là môi trường sống của các loài sinh vật mà còn là nơi cân bằng hệ sinh thái, duy trì sự đa dạng của thế giới sinh vật. Về kinh tế, rừng còn cung cấp những tài nguyên thiên nhiên có giá trị, đó là gỗ, vật liệu cho thủ công mĩ nghệ, cho y học…

Rừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của con người, góp phần cân bằng, điều hòa, duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Vai trò to lớn, trọng yếu là vậy nhưng ngày nay, vì những lợi ích vật chất tầm thường, con người đã tàn phá rừng khiến cho rừng bị thiệt hại một cách nặng nề, tình trạng này kéo dài sẽ đe dọa đến cuộc sống của chính con người. Rừng bị tổn hại có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan nhưng quan trọng hơn hết đó là do hành vi tàn phá của con người gây nên. Vào mùa hạ, khi nhiệt độ lên cao, thời tiết khô dẫn đến cháy rừng. Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến thực trạng tàn phá rừng hiện nay.

Con người vì mục đích kinh tế, vì lợi ích của bản thân mà chặt phá rừng bừa bãi, phá rừng lấy gỗ hay để săn bắt những động vật quý hiếm trong rừng. Những hành vi này gây ra những hậu quả khôn lường mà con người trong cả một cộng đồng sẽ phải gánh chịu, không có rừng những thiệt hại mà mỗi mùa thiên tai về khiến cho con người thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Nước lũ không có sức cản của rừng cuốn trôi đi những căn nhà, tài sản, thậm chí cướp đi chính mạng sống của con người.

Rừng bị tàn phá cũng như lá phổi xanh của loài người bị tổn hại, không khí ô nhiễm không được thanh lọc càng trở nên ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Mất rừng, các loài sinh vật cũng mất đi nơi cư trú, làm thiệt hại lớn về tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều loài bị tuyệt chủng. Một nguyên nhân khác dẫn đến rừng bị tàn phá như ngày nay, đó chính là do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người.Những người dân miền núi đã đốt rừng làm nương, vô tình làm mất đi sự phong phú vốn có của rừng.

Như vậy, để bảo vệ rừng cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta thì Đảng và nhà nước cần đề ra những biện pháp thiết thực, nghiêm khắc và có tính răn đe đối với những hành vi chặt phá rừng bừa bãi. Tăng cường lực lượng kiểm lâm giám sát để bảo vệ rừng. Mặt khác, ta cần trồng rừng trên những vùng đất trống đồi núi trọc để gây rừng, hạn chế tác hại của các loại thiên tai bất thường.

Nhà nước cần giao đất, giao rừng cho người dân để hạn chế tình trạng di canh, di cư, đốt rừng làm nương của cư dân miền núi. Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng. Nâng cao công tác tuyên truyền đến những người dân cả nước. Đối với mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền để bạn bè và người thân cùng thực hiện.

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Để bảo vệ cuộc sống của mình thì ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân cần phát huy ý thức tự giác trong bảo vệ và phát triển rừng.

Bình luận (0)
Alice
12 tháng 1 2018 lúc 19:34

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua càu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn để tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

Bình luận (0)