Tập làm văn lớp 6

Huệ Nguyễn
Xem chi tiết
Thế giới của tôi gọi tắt...
13 tháng 9 2016 lúc 19:48
TỪ MƯỢN 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ thuần Việt và từ mượna) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượngtráng sĩ trong câu sau:“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơntrượng [...]”.(Thánh Gióng)Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).c) Cho các từ: sứ giảti vixà phòngbuồmmít tinhra-đi-ôganđiệngabơmxô viếtgiang sơnin-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ôin-tơ-nét.- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vixà phòngmít tinhgabơm, xô viết,...- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giảgiang sơnganđiện.d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.2. Nguyên tắc mượn từĐọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:Không gọi xe lửa mà gọi  "hoả xa"; máy bay thì gọi là "phi cơ" [...].Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?"(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?b) Mặt tích cực của việc mượn từ?c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.(Sọ Dừa)- Các từ mượn là: vô cùngngạc nhiêntự nhiênsính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.- Các từ mượn: pốpin-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.a)      khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)thính(nghe)độc(đọc)giả(người)giả(người)giả(người)b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)yếu(những điều quan trọng)yếu(quan trọng)điểm(điểm)lược(tóm tắt)nhân(người) 3. Hãy kể tên một số từ mượn là:- Tên các đơn vị đo lường: métki-lô-métlítki-lô-gam,...- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đôngpê đangác-đờ-bu,...- Tên một số đồ vật: ra-đi-ôcát sétpi-a-nô,...4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.- Các từ mượn trong các câu này là: phônfannốc ao- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.6. Nghe - viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúclênlớplửalạilập / núinơi,này; và từ có âm s: sứ giảtráng sĩsắtSóc Sơn. 

)
 

b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.                                                     (Khuất Quang Thuỵ, Trong cơn gió lốc)c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hoá và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.(Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)d)                                      Trúc xinh trúc mọc đầu đìnhEm xinh em đứng một mình cũng xinh.                                                                 (Ca dao)đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.(Theo Địa lí 6)Gợi ý: Mục đích giao tiếp của các văn bản:a) Kể lại chuyện Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép.b) Miêu tả lại cảnh đêm trăng.c) Kêu gọi, thuyết phục học sinh cố gắng học tập và rèn luyện;d) Bày tỏ tâm tình;đ) Giới thiệu về sự quay của Trái ĐấtCăn cứ theo những mục đích giao tiếp trên, ta có thể xác định được kiểu văn bản tương ứng.2. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

 

 Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta. Vì thế, nó thuộc kiểu văn bản tự sự.


 

Bình luận (2)
Adorable Angel
5 tháng 3 2017 lúc 17:18

a) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:

“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...]”.

(Thánh Gióng)

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.

đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?

e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

2. Nguyên tắc mượn từ

Đọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi “hoả xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ” [...].

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)

a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?

b) Mặt tích cực của việc mượn từ?

c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?

Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.

a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

(Sọ Dừa)

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.

b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.

c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.

2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)

thính

(nghe)

độc

(đọc)

giả

(người)

giả

(người)

giả

(người)

b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)

yếu

(những điều quan trọng)

yếu

(quan trọng)

điểm

(điểm)

lược

(tóm tắt)

nhân

(người)

3. Hãy kể tên một số từ mượn là:

- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,…

- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,…

- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,…

4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

6. Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)

Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúc, lên, lớp, lửa, lại, lập / núi, nơi, này; và từ có âm s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 8 2018 lúc 11:36

Câu 1

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

- Trượng: đơn vị đo = 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); hiểu là rất cao.

Câu 2

Các từ được chú thích có nguồn gốc từ chữ Hán.

Câu 3

- Các từ mượn nguồn gốc Ấn Âu chưa được Việt hóa: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ có nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hoá: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, ...

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4 Nhận xét:

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu, nguồn gốc chữ Hán đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.

Bình luận (0)
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Yuuki Asuna
13 tháng 9 2016 lúc 16:42

   Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

     Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn,  thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

      Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.  

       Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

       Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!

Bình luận (0)
Hoàng Thủy Tiên
Xem chi tiết
Anh Phuong
13 tháng 9 2016 lúc 14:23

Dù đang gần bên mẹ, dù nhìn thấy mẹ mỗi ngày. Nhưng con chưa từng nói “con yêu mẹ nhiều lắm”. Dù biết mẹ không đọc được, nhưng bức thư này sẽ được gửi bằng tất cả tình yêu con dành trao mẹ.

Mẹ yêu! Mẹ cho con cuộc sống này. Con biết ơn mẹ đến nhường nào. Nhưng 22 năm qua, con chưa làm được gì cho mẹ, chỉ làm mẹ muộn phiền. Mẹ ốm, con chỉ biết khóc. Con đã cố rất nhiều để không khóc khi nghĩ đến mẹ, nhưng nước mắt cứ mãi rơi. Mẹ biết không, con tự hỏi: “Không biết bao giờ con mới làm được một chút gì đó cho mẹ?”. 

Người mẹ vĩ đại nhất của con, “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Tần tảo nuôi con ăn học. Vì vất vả, căn bệnh đã đần dần hủy hoại cuộc sống của mẹ tự bao giờ. Dù biết bệnh nhưng mẹ vẫn làm lụng vì con.

Từ bây giờ, con sẽ thay mẹ làm việc. Bởi con không muốn mình sẽ hối hận khi không còn cơ hội báo hiếu cho mẹ.

Mẹ kính yêu, con tự hào vì là con của mẹ.

Yêu mẹ nhiều!

Con gái út.

Bình luận (2)
Thảo Nguyễn Karry
13 tháng 9 2016 lúc 16:17

Kính gửi mẹ của con !

Thưa mẹ , người mẹ cao cả của con , mẹ biết không hằng ngày con bên mẹ , hằng ngày mẹ con mình vẫn gọi nhau thật thân mật biết bao . Nhưng mẹ biết không , từ lúc con bắt đầu học lớp 4 cũng là con đã lớn . Những cái ôm mẹ dành cho con và con dành cho mẹ sao con giờ đây cảm thấy xa vời quá mẹ ạ 

    Con không biết trong suy nghĩ của mẹ thế nào , những còn suy nghĩ của con bằng lời nói con không đủ can đame để tâm sự với mẹ . Nhưng với lá thư này , con có thể nói hết suy nghĩ , tâm trạng triong lòng của con cho mẹ hiểu . Con còn nhớ hồi bé , những lúc trời lạnh , lạnh tới mức mà hai tay con run và đỏ ửng thì những cái ôm của mẹ luôn chứa đựng trong con . Mẹ như một nàng tiên vậy , một nàng tiên với một ánh sáng ấm áp đã đến bên con , sưởi ấm cho con mỗi tối . Hôm nào cũng vậy , ngay cả mỗi bữa sáng chuẩn bị đi học , con lại được mẹ tặng cho cái ôm sức mạnh học tập . Khi mỗi tối , con đi học về , mẹ tặng cho con cái ôm nhẹ nhàng mà đầy tình thương .

      Đêm đêm con ngủ , mẹ kể chuyện cho con nghe , mỗi lần tắt đèn con hay nói : " Mẹ ơi , mẹ ôm con nhé . Mẹ không ôm con là con không ngủ được đâu mẹ ạ ( hì hì ) " . Và mỗi lần đáp lại mẹ luôn cười bằng nụ cười ấm áp : " Nhóc con , chỉ khéo cái mồm , cái miệng . Thôi mau ngủ đi , để mẹ ôm vào lòng cho nhóc của mẹ dễ ngủ nào "

   Con nhớ lắm mẹ ạ ! Mẹ còn nói rất nhẹ nhàng nữa . Nhưng có phải con đã ảo tưởng quá nhiều không hả mẹ ? , con có nghĩ hơi quá không hả mẹ ? Nghĩ rằng con đã lớn , đã không còn được mẹ quan tâm như trước nữa , đã bị mẹ bỏ ra rìa . Nghĩ vậy con tủi thân lắm mẹ ạ ! 

      Con chỉ muốn lại được nghịch ngợm như ngày xưa mà thôi . Chỉ được nghe những câu quát vui của mẹ , muốn được những câu hò ru mượt mà đung đưa , muốn được mẹ ôm vào lòng ấm áp . Chứ không phải như bây giờ . Cứ mỗi lần con xà vào lòng mẹ , mẹ chẳng dịu dàng như xưa nữa , mẹ chẳng còn nói ngọt với con . Mẹ chỉ quay lại bằng một giọng cức ngắc :" Con lớn rồi , không còn bé nữa . Ra ngoài đi , cho mẹ yên tĩnh " 

      Lúc đó còn chẳng biết nói gì thêm . Con chỉ còn biết quay đi mà khóc , quay đi mà nghĩ xrawngf mẹ đã biến đổi rồi , quay đi mà nghĩ chẳng nhẽ tuổi mẹ đã thêm , bởi khi tuổi cao thì tính dịu dàng cũng sẽ phai đi mẹ nhỉ . Nhưng không , sau những buổi ăn cơm tối , con nhìn khuôn mặt của mẹ , đôi tay của mẹ vẫn trẻ đẹp như xưa , ấy vậy mà sao bây giờ mẹ lại vậy

     Có một đêm , con nằm một mình trong phòng mà khóc nức nở , nhưng con hiểu tâm trạng của mẹ cũng như của con. Mẹ mong con khôn lớn , mẹ không muốn con nũng mẹ, mẹ vẫn luôn muốn ôm con gái của mẹ vào lòng như ngày xưa . Nhưng cảm giác sao lại khó quá đúng không mẹ . Con cũng vậy , con muốn lại được ôm mẹ nhiều hơn nữa , con cũng hiểu con đã là học sinh trung học mà lúc nào cũng như một đứa trẻ lên ba khiến cho mẹ cảm thấy buồn lòng . Nhưng tình thương mà con dành cho mẹ và mẹ dành cho con thì làm sao thay đổi được đúng không mẹ .

     Con đã luôn ân hận về những suy nghĩ linh tinh về mẹ , những suy nghĩ mà con cho rằng mẹ không thương con nữa . Và con biết, cái ôm đâu thể biến mất trong tháng ngày hôm nay , mà con mong sẽ một lúc nào nào đó . Hai mẹ con mình lại ôm , kể chuyện cho nhau nghe như hồi nào đó . Con biết mẹ luôn thương con gái của mẹ . Con cũng hiểu rõ con khao khát muốn được mẹ ôm như hồi còn bé . Mẹ ơi ! Con xin lỗi vì những gì đã nghĩ không đúng về mẹ . Với lá thư này con và mẹ sẽ lại hiểu nhau hơn, mẹ nhé 

                                                            Con gái của mẹ 

                                                                      Thảo

                                                              Vũ Bích Thảo

     

 

Bình luận (6)
Nhốc Chít Bông
30 tháng 5 2017 lúc 11:52

Gửi người mẹ yêu dấu của con!

Dạ thưa mẹ yêu, con cảm ơn mẹ rất nhiều vì bao nhiêu công nuôi dưỡng mẹ dành tặng cho con, cảm ơn mẹ vì đã cho con hiểu thế nào là mùi vị ngọt ngào của tình thương. Chắc có lẽ rằng những lời nói, những lời cảm ơn, những hành động cũng không thể lấp đầy bao công ơn nghĩa nặng (chỗ này e chỉ cần viết là công lao là được rồi) mà mẹ nuôi (hi sinh cho) con, chăm sóc và dạy con thành người.

Giờ đây, mặc dù con không bé tí tẹo , khóc nhè đòi mẹ hay chập chững tập đi mà con đã cắp sách đến trường cùng với thày cô và bạn bè của con, con đã học được và tiếp thu, nhận thức được những lời nói của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, anh chị, chú bác,...Và kể cả tình yêu to lớn như cả biển trời không lấp đủ (chỉ cần viết như biển trời của mẹ là được rồi) của mẹ.

Mẹ ơi! Đã lâu lắm rồi con chưa được nhìn thấy khuôn mặt, nụ cười hiền hậu và đôi mắt tuyệt đẹp tôn vẻ đẹp bình dị cho phẩm chất con người (thay bằng chữ của)mẹ. Con nhớ lắm,(nhưng) con biết mẹ phải đi làm xa để lo cho con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ như bao đứa trẻ khác.

Mẹ đã ban tặng cho con đạo đức phẩm chất làm người cao quý khi làm người (lặp chữ làm người), con cảm ơn và vâng lời dạy để chặng đường tương lai con luôn có mẹ kề bên.

Dạo này mẹ có khỏe không ạ? Con thì vẫn khỏe, cuộc sống gia đình vẫn bình thường nhưng chỉ thiếu hình bóng mẹ thôi! Cái dáng người nhỏ nhắn đã mang bao nhiêu gánh nặng trong đời mà chẳng một lần oán trách số phận. Mẹ là người phụ nữa tuyệt nhất trong đời con, là vị thiên sứ mang đến cuộc sống này giúp con (có thêm sức mạnh) trong cuộc đời đầy sự ghê sợ.

'' Mẹ ơi con muốn nói rằng: mẹ là tất cả đối với con"

Mặc dù mẹ không ở đây nhưng hình bóng mẹ vẫn ở mãi trong lòng con.

Tiếng nói của mẹ vẫn hiện lên trong tâm trí con mỗi lúc buồn.

Mẹ có biết không:'' Mỗi lúc đi học bạn bè con đều có cha mẹ chở đi, hay mua chiếc xe đạp,... chỉ có con là đi bộ, nhưng con biết nhà ta chẳng giàu có gì nên con không đua đòi với bạn bè. Con không tủi thân vì tất cả những đứa bạn của con sẽ chẳng có mẹ nào tuyệt bằng mẹ yêu dấu nhất đời con được.

Những lúc con cũng thấy buồn không phải vì con thua về tất cả mọi mặt kể cả vật chất, mà con buồn vì con không có mẹ sống bên cạnh con, lau vụi hay chia sẻ nước mắt mỗi khi con buồn, động viên con trong mỗi kì thi,...và vì con không xứng đáng với lòng cao thượng của mẹ, con học không giỏi( tuy thế mẹ vẫn chờ, cầu ước và nguyện sao cho con vượt qua vũng đầm lày nghèo này: con chắc là như vậy)

Con luôn tự hỏi bản thân mình rằng: tình cảm là gì, tiền bạc danh lợi là gì mà một khi nó đến hay ta sử dụng không đúng chỗ thì kết quả ta nhận được là nỗi cay đắng.

Đây, lời giải thích nằm trong mỗi bản thân chúng ta đấy thưa mẹ.

Vẻ đẹp là phẩm chất và thiêng liêng hơn nữa là sự đối đáp chân thành bằng trái tim nhân hậu của gia đình và xã hội bên ngoài.

Đúng, suy nghĩ trong con bây giờ là có thể ôm mẹ thật chặt và hôn trên đôi gò má của mẹ thay vì viết những bức lắng đọng trái tim nhỏ tan nát gián tiếp này cơ!

Mẹ cho con tất cả: tình thương, hình hài và hơn thế nữa.

Ai làm mẹ mà chẳng vậy đúng không ạ! Mẹ ao ước được nhìn thấy hình hài con từ khi chỉ là một sinh linh. Mặc dù hình dáng con ra sao nhưng trong tâm trí mẹ con vẫn là tuyệt vời.

Bữa cơm, hạt gạo, quần áo con đang mặc,... đều do một bàn tay mẹ tạo ra.

Khổ cực đối với mẹ chẳng là gì, tính mạng cũng vậy, điều quan trọng là con.-mẹ thường dùng hành động để con hiểu.

Ở đó mẹ phải lo cho bản thân, đừng làm việc quá sức, có thế con mới an tâm đấy!

Con gái mẹ giờ trưởng thành hơn trước rồi ạ!

Con biết mẹ sẽ làm được và sớm thôi, có một ngày mẹ sẽ về ở bên con,- con biết mẹ làm được.

Chúng ta sẽ mãi mãi là mẹ con với nhau. (mẹ sẽ mãi là điều tuyệt vời nhất của con)

yêu và nhớ mẹ nhiều

Con gái mẹ

Vi cầm( I LOVE YOU)

 

   
Bình luận (3)
Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thơm
13 tháng 9 2016 lúc 13:40

Thư gửi mẹ.
Mẹ kính yêu,
Hôm nay thiên thần Buồn đi qua nhà con nhận được thư của mẹ. Con muốn viết thư gửi tới mẹ, vì hôm nay là ngày lễ của những người mẹ hiền mẫu. Ở đây các em bé thai nhi như chúng con mỗi khi có người nhà nhắc đến đó là một bức thư rồi mẹ ạ.
Con vui sướng bởi mẹ vẫn còn nhớ tới con. Vì mẹ vẫn là mẹ của con. Mẹ không như mẹ anh Mất Tay mẹ anh còn chẳng bao giờ viết thư cho anh nữa cơ. Anh Mất Tay là bạn con mẹ ạ. Hôm ấy con cùng anh được ở trong cái túi nhưng mà con chẳng nhìn thấy anh, nhưng con biết anh có hình đẹp lắm vì anh không như con Con thấy anh buồn lắm mẹ ạ. Con cũng không biết nữa con nghe bà ấy nói: “ Mẹ anh ấy không cần anh nữa”.
Mẹ yêu của con, hôm nay đọc thư con muốn trả lời với mẹ. Bây giờ mẹ muốn biết con đang ở nơi đâu nên con viết thư cho mẹ. Để kể cho mẹ nghe cuộc hành trình trong đời con bắt đầu từ lúc con được thành hình trong bụng mẹ.
Hôm ấy con rất vui vì mình được ra đời. Ngày ấy như là ngày đánh dấu sự xuất hiện của con. Con nhớ mẹ và ba cũng vui. Con còn được nghe nhạc nữa bài hát gì mà:” Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh con là cây nến hồng ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Con vui lắm lúc ấy con đã biết cảm nhận rồi đấy mẹ ạ. Con biết tình cảm mẹ dành cho con to lớn như thế nào. Nhưng khi con được 4 tháng tuổi. Ba mẹ đưa con đi khám bệnh con vui lắm nhưng qua cái máy gì mà biết được con là trai hay gái ấy. Khi biết con là con gái con vui lắm vì con ước mình được giống mẹ, để biết đan khăn khi mùa đông lạnh vào bếp khi bố đi làm về, và chăm sóc chị của con nữa. Nhưng mẹ ạ một vài phút sau con chỉ biết khóc thôi, bởi bố mẹ đã to tiếng với nhau. Con nghe thấy hết con biết mẹ đã không muốn xa con đi, nhưng bố lại quyết tâm bắt mẹ con mình xa nhau. Con lo sợ vô cùng con cố gắng nghe xem tại sao bố lại như vậy. Lúc ấy sợ quá con chỉ nhớ được tai con là con gái, gia đình nhà mình cần một người lối dõi, và con đã có một chị rồi…. Con sợ như trong một giấc mơ, con khóc, con không muốn phải xa mẹ
Mẹ yêu quý, khi ấy con được vật gì lạnh lắm. Nó làm con đau cứ kéo con xa dần mẹ. Con cố bám tay vào mẹ nhưng càng cố gắng bám bao nhiêu, con càng đau và càng rời xa mẹ bấy nhiêu. Lúc ấy chân tay con được kéo ra, cả đầu con nữa cũng được cắt vụn ra từng mảnh con đau. Tay một nơi, chân một lẻo, đầu một góc… nên con cũng chẳng biết nó như thế nào nữa. Tuy sau này được sếp lại thành hình nhưng mà những vết đứt, do được cắt và lôi ra của con cũng không thể trở nên một hình hài nguyên vẹn được. Con khóc nhưng có ai nghe tiếng khóc của con đâu. Con được đưa vào nơi mà con nghe mọi người gọi là thùng rác. Con ở cùng anh Mất Tay. Khi ấy mẹkhông biết đấy thôi, có con gì đấy nó ăn mất một bàn tay của con rồi, con đau lắm con sợ quá, con khóc thét nên:” Mẹ ơi mẹ ở đâu rồi, cứu con với mẹ ơi”
Một buổi chiều con được một bà già nghèo, đưa anh Mất Tay và con về. Con nói cho mẹ nghe, bà cố gắng tìm xem tay con ở đau nhưng mà không thấy. Con cũng muốn nói cho bà nhưng màkhông nói được. Con đã được ở nơi mà có rất nhiều bạn như con đấy mẹ ạ. Vì thân thể conkhông được lành, mặc dù đã được ghép lại nhưng cũng không đủ, và nó cũng không bao giờ được như trước nữa. Nên mọi người gọi con là Mảnh Vụn. Ở đây chúng con buồn lắm và chúng con nhớ đến mẹ luôn. Nhiều lúc có cơn gió đi qua con lạnh và cô đơn lắm.
Mẹ yêu quý, con biết mẹ buồn khi phải xa con. Mẹ đã xin sự tha thứ nơi con. Nhưng con khôngdám nhận điều xin lỗi của mẹ đâu. Con chỉ tiếc rằng con không được mặc váy hồng, và đi đôi dép màu hồng cùng mẹ về nhà thôi ạ. Nhiều lúc con thương mẹ lắm, con thương mẹ thật nhiều. Mẹ đừng buồn con vì con nữa nhé. Con muốn vẽ cho mẹ bức tranh về con, nhưng đôi bàn tay của con đã không còn nữa rồi, nên để vẽ được đối với con rất khó. Con cảm ơn mẹ đã luôn nhớ tới con. Mặc dù con chưa từng được nhìn thấy khuôn mặt mẹ nhưng con tin chắc là rất đẹp. Con chỉ xin mẹ một điều mẹ đừng đối xử với các em của con như con nữa nhé, con sợ các em sẽ chịunhiều đau khổ. Mẹ nhớ giữ sức khỏe nhé. Con nhớ mẹ nhiều.
Con yêu mẹ
Con gái yêu của mẹ.

(P/S:Bạn có thể tham khảo bài viết này)

Bình luận (0)
Quỳnh Huệ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thơm
13 tháng 9 2016 lúc 13:40

Thư gửi mẹ.
Mẹ kính yêu,
Hôm nay thiên thần Buồn đi qua nhà con nhận được thư của mẹ. Con muốn viết thư gửi tới mẹ, vì hôm nay là ngày lễ của những người mẹ hiền mẫu. Ở đây các em bé thai nhi như chúng con mỗi khi có người nhà nhắc đến đó là một bức thư rồi mẹ ạ.
Con vui sướng bởi mẹ vẫn còn nhớ tới con. Vì mẹ vẫn là mẹ của con. Mẹ không như mẹ anh Mất Tay mẹ anh còn chẳng bao giờ viết thư cho anh nữa cơ. Anh Mất Tay là bạn con mẹ ạ. Hôm ấy con cùng anh được ở trong cái túi nhưng mà con chẳng nhìn thấy anh, nhưng con biết anh có hình đẹp lắm vì anh không như con Con thấy anh buồn lắm mẹ ạ. Con cũng không biết nữa con nghe bà ấy nói: “ Mẹ anh ấy không cần anh nữa”.
Mẹ yêu của con, hôm nay đọc thư con muốn trả lời với mẹ. Bây giờ mẹ muốn biết con đang ở nơi đâu nên con viết thư cho mẹ. Để kể cho mẹ nghe cuộc hành trình trong đời con bắt đầu từ lúc con được thành hình trong bụng mẹ.
Hôm ấy con rất vui vì mình được ra đời. Ngày ấy như là ngày đánh dấu sự xuất hiện của con. Con nhớ mẹ và ba cũng vui. Con còn được nghe nhạc nữa bài hát gì mà:” Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh con là cây nến hồng ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Con vui lắm lúc ấy con đã biết cảm nhận rồi đấy mẹ ạ. Con biết tình cảm mẹ dành cho con to lớn như thế nào. Nhưng khi con được 4 tháng tuổi. Ba mẹ đưa con đi khám bệnh con vui lắm nhưng qua cái máy gì mà biết được con là trai hay gái ấy. Khi biết con là con gái con vui lắm vì con ước mình được giống mẹ, để biết đan khăn khi mùa đông lạnh vào bếp khi bố đi làm về, và chăm sóc chị của con nữa. Nhưng mẹ ạ một vài phút sau con chỉ biết khóc thôi, bởi bố mẹ đã to tiếng với nhau. Con nghe thấy hết con biết mẹ đã không muốn xa con đi, nhưng bố lại quyết tâm bắt mẹ con mình xa nhau. Con lo sợ vô cùng con cố gắng nghe xem tại sao bố lại như vậy. Lúc ấy sợ quá con chỉ nhớ được tai con là con gái, gia đình nhà mình cần một người lối dõi, và con đã có một chị rồi…. Con sợ như trong một giấc mơ, con khóc, con không muốn phải xa mẹ
Mẹ yêu quý, khi ấy con được vật gì lạnh lắm. Nó làm con đau cứ kéo con xa dần mẹ. Con cố bám tay vào mẹ nhưng càng cố gắng bám bao nhiêu, con càng đau và càng rời xa mẹ bấy nhiêu. Lúc ấy chân tay con được kéo ra, cả đầu con nữa cũng được cắt vụn ra từng mảnh con đau. Tay một nơi, chân một lẻo, đầu một góc… nên con cũng chẳng biết nó như thế nào nữa. Tuy sau này được sếp lại thành hình nhưng mà những vết đứt, do được cắt và lôi ra của con cũng không thể trở nên một hình hài nguyên vẹn được. Con khóc nhưng có ai nghe tiếng khóc của con đâu. Con được đưa vào nơi mà con nghe mọi người gọi là thùng rác. Con ở cùng anh Mất Tay. Khi ấy mẹkhông biết đấy thôi, có con gì đấy nó ăn mất một bàn tay của con rồi, con đau lắm con sợ quá, con khóc thét nên:” Mẹ ơi mẹ ở đâu rồi, cứu con với mẹ ơi”
Một buổi chiều con được một bà già nghèo, đưa anh Mất Tay và con về. Con nói cho mẹ nghe, bà cố gắng tìm xem tay con ở đau nhưng mà không thấy. Con cũng muốn nói cho bà nhưng màkhông nói được. Con đã được ở nơi mà có rất nhiều bạn như con đấy mẹ ạ. Vì thân thể conkhông được lành, mặc dù đã được ghép lại nhưng cũng không đủ, và nó cũng không bao giờ được như trước nữa. Nên mọi người gọi con là Mảnh Vụn. Ở đây chúng con buồn lắm và chúng con nhớ đến mẹ luôn. Nhiều lúc có cơn gió đi qua con lạnh và cô đơn lắm.
Mẹ yêu quý, con biết mẹ buồn khi phải xa con. Mẹ đã xin sự tha thứ nơi con. Nhưng con khôngdám nhận điều xin lỗi của mẹ đâu. Con chỉ tiếc rằng con không được mặc váy hồng, và đi đôi dép màu hồng cùng mẹ về nhà thôi ạ. Nhiều lúc con thương mẹ lắm, con thương mẹ thật nhiều. Mẹ đừng buồn con vì con nữa nhé. Con muốn vẽ cho mẹ bức tranh về con, nhưng đôi bàn tay của con đã không còn nữa rồi, nên để vẽ được đối với con rất khó. Con cảm ơn mẹ đã luôn nhớ tới con. Mặc dù con chưa từng được nhìn thấy khuôn mặt mẹ nhưng con tin chắc là rất đẹp. Con chỉ xin mẹ một điều mẹ đừng đối xử với các em của con như con nữa nhé, con sợ các em sẽ chịunhiều đau khổ. Mẹ nhớ giữ sức khỏe nhé. Con nhớ mẹ nhiều.
Con yêu mẹ
Con gái yêu của mẹ.

(tham khảo)

Bình luận (2)
Nguyễn Văn Minh
12 tháng 2 2017 lúc 19:16

Hơi lạc chủ đề nha bạn

Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
29 tháng 5 2017 lúc 9:12
Bình luận (0)
Nguyễn Lê Minh
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
13 tháng 9 2016 lúc 8:41

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

Bình luận (2)
Dương Hiệp
13 tháng 9 2016 lúc 11:31

Truyền thuyết là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó  khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư cấu, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 9 2016 lúc 12:11

Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích  nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Bình luận (0)
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
12 tháng 9 2016 lúc 16:33

có bài văn của tôi , tiện thể bạn cóp luôn , sướng hen nkoc nhí nhảnh limdim

Bình luận (0)
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 9 2016 lúc 12:29

Được sinh sống trong ngôi nhà ấm áp và khá đầy đủ, em nghĩ lại đến những người còn chưa có nhà cửa phải sống lang thang ngoài phố, em vô cùng thương xót. Càng nghĩ, em càng thấy thấm thía công sức của ba má em đã tạo dựng được căn nhà nảy và thương ba má em hơn.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Kim Hân
Xem chi tiết
Phuong Truc
16 tháng 9 2016 lúc 8:32

+ Tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc

+ Mang sức mạnh của cộng đồng

+ Là biểu tượng của lòng yêu nước

Bình luận (0)
Linh Phương
16 tháng 9 2016 lúc 16:27

- là tấm gương sáng , đáng để học tập

- Là biểu tượng của sức mạnh

- Thê hiện lòng yêu nước

- Giữ gìn đất nước, trung thành với nước.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 9 2017 lúc 17:45

+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.

+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.

+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Kim Hân
Xem chi tiết