Tập làm văn lớp 6

Huệ Nguyễn

Soạn bài từ mượn 

Thế giới của tôi gọi tắt...
13 tháng 9 2016 lúc 19:48
TỪ MƯỢN 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ thuần Việt và từ mượna) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượngtráng sĩ trong câu sau:“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơntrượng [...]”.(Thánh Gióng)Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).c) Cho các từ: sứ giảti vixà phòngbuồmmít tinhra-đi-ôganđiệngabơmxô viếtgiang sơnin-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ôin-tơ-nét.- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vixà phòngmít tinhgabơm, xô viết,...- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giảgiang sơnganđiện.d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.2. Nguyên tắc mượn từĐọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:Không gọi xe lửa mà gọi  "hoả xa"; máy bay thì gọi là "phi cơ" [...].Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?"(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?b) Mặt tích cực của việc mượn từ?c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.(Sọ Dừa)- Các từ mượn là: vô cùngngạc nhiêntự nhiênsính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.- Các từ mượn: pốpin-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.a)      khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)thính(nghe)độc(đọc)giả(người)giả(người)giả(người)b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)yếu(những điều quan trọng)yếu(quan trọng)điểm(điểm)lược(tóm tắt)nhân(người) 3. Hãy kể tên một số từ mượn là:- Tên các đơn vị đo lường: métki-lô-métlítki-lô-gam,...- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đôngpê đangác-đờ-bu,...- Tên một số đồ vật: ra-đi-ôcát sétpi-a-nô,...4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.- Các từ mượn trong các câu này là: phônfannốc ao- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.6. Nghe - viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúclênlớplửalạilập / núinơi,này; và từ có âm s: sứ giảtráng sĩsắtSóc Sơn. 

)
 

b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.                                                     (Khuất Quang Thuỵ, Trong cơn gió lốc)c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hoá và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.(Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)d)                                      Trúc xinh trúc mọc đầu đìnhEm xinh em đứng một mình cũng xinh.                                                                 (Ca dao)đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.(Theo Địa lí 6)Gợi ý: Mục đích giao tiếp của các văn bản:a) Kể lại chuyện Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép.b) Miêu tả lại cảnh đêm trăng.c) Kêu gọi, thuyết phục học sinh cố gắng học tập và rèn luyện;d) Bày tỏ tâm tình;đ) Giới thiệu về sự quay của Trái ĐấtCăn cứ theo những mục đích giao tiếp trên, ta có thể xác định được kiểu văn bản tương ứng.2. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

 

 Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta. Vì thế, nó thuộc kiểu văn bản tự sự.


 

Bình luận (2)
Adorable Angel
5 tháng 3 2017 lúc 17:18

a) Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:

“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...]”.

(Thánh Gióng)

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.

đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?

e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

2. Nguyên tắc mượn từ

Đọc kĩ ý kiến sau của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi:

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi “hoả xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ” [...].

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 615)

a) Trong trường hợp nào thì phải mượn từ?

b) Mặt tích cực của việc mượn từ?

c) Mượn từ như thế nào thì được xem là tích cực?

Gợi ý: Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.

a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

(Sọ Dừa)

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đồ lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới). Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ vô cùng, ví dụ: Lòng mẹ thương các con vô cùng.

b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Người giúp việc trong nhà ngày xưa được gọi là gia nhân, bây giờ nhiều người thường gọi là ô-sin.

c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Máy tính nhà em nối mạng in-tơ-nét.

2. Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

khán

(xem)

thính

(nghe)

độc

(đọc)

giả

(người)

giả

(người)

giả

(người)

b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

yếu

(quan trọng)

yếu

(những điều quan trọng)

yếu

(quan trọng)

điểm

(điểm)

lược

(tóm tắt)

nhân

(người)

3. Hãy kể tên một số từ mượn là:

- Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,…

- Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,…

- Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,…

4. Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

6. Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)

Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa l / n: lúc, lên, lớp, lửa, lại, lập / núi, nơi, này; và từ có âm s: sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 8 2018 lúc 11:36

Câu 1

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

- Trượng: đơn vị đo = 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); hiểu là rất cao.

Câu 2

Các từ được chú thích có nguồn gốc từ chữ Hán.

Câu 3

- Các từ mượn nguồn gốc Ấn Âu chưa được Việt hóa: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ có nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hoá: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, ...

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4 Nhận xét:

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu, nguồn gốc chữ Hán đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.

Bình luận (0)
HỒ BẢO CHÂU
31 tháng 8 2018 lúc 20:46

I. TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ MƯỢN

1. Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...].

Trả lời:

- Trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3, 33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

2. Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

Các từ được chú thích có nguồn gốc từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc)

3. Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?

Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét.

Trả lời:

- Những từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện.

- Những từ mượn của các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, bơm, xô viết, in-tơ-nét.

4. Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên.

Trả lời:

- Từ được Việt hóa cao viết như từ thuần Việt. Ví dụ: mít tinh, xô viết, xà phòng.

- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: khi viết nên dùng gạch ngang dể nổì các tiếng. Ví dụ: in-tơ nét, ra-đi-ô.

II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ

Em hiểu ý kiến sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có nhưng chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v… Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng, mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi “hỏa xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ” […]

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ý lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập)

Trả lời:

Bác Hồ muốn nói về mặt tích cực và mặt tiêu cực của việc mượn từ.

- Mặt tích cực: Mượn từ là một cách làm giàu ngôn ngữ dân tộc.

- Mặt tiêu cực: Lạm dụng việc mượn từ làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, thiếu trong sáng.

III. LUYỆN TẬP

1. Ghi lại các từ mượn có trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nào.

a) Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

(Sọ Dừa)

b) Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

(Sọ Dừa)

c) Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với vi-ệc mở một trang chủ riêng.

Trả lời:

Các từ mượn có trong câu là:

a) Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ

b) Mượn tiếng Hán: gia nhân.

c) Mượn tiếng Anh: pốp, in-tơ-nét.

2. Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:

a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.

b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

Trả lời:

khán giả

khán: xem

giả: người

thính giả

thính: nghe

giả: người

độc giả

độc: đọc

giả: người

yếu điểm

yếu: quan trọng

điểm: điểm

yếu lược

yếu: quan trọng

lược: tóm tắt

yếu nhân

yếu: quan trọng

nhân: người

Bình luận (0)
HỒ BẢO CHÂU
31 tháng 8 2018 lúc 20:47

3. Hãy kể một số từ mượn

a) Là tên các đơn vị đo lường.

b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp.

c) Là tên một số đồ vật.

Trả lời:

Một số từ mượn:

a) Là đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-mét, ki-lô-gam

b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi đông, pẽ đan, gác-đờ-bu...

c) Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong, xích...

4. Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Trả lời:

* Những từ mượn trong các câu là: phôn, fan, nốc ao.

* Có thể dùng các từ ấy trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm của các từ này là ngắn gọn. Nhược điểm của chúng là không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.

còn nữa nè nha bạn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Cô Bé Ngôc Nghếch
Xem chi tiết
Phạm Anh Thái
Xem chi tiết
EMYEUDAMGIACEXID
Xem chi tiết
Mika Xù
Xem chi tiết
Châu Minh
Xem chi tiết
EMYEUCRUSH
Xem chi tiết
EMYEUDAMGIACEXID
Xem chi tiết
Roop Dugapal
Xem chi tiết
Bảy nụ Trần
Xem chi tiết