Soạn văn lớp 8

giang nguyễn
Xem chi tiết
giang nguyễn
4 tháng 2 2018 lúc 16:55

......

Bình luận (0)
giang nguyễn
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 2 2018 lúc 10:21

Mk phân tích theo kiểu mk nha!1

Trong bài thơ "Rễ " của Nguyễn Khiêm có sự so sánh giữa hoa, chim, lá và cỏ cây . Mỗi loài vật đều có một bộ phận riêng và quan trọng tất yếu của nó .:
+ Đối với cây : Cái rễ là nguồn gốc của sự sống , rễ tuy đen đúa, cực nhọc vất vả , lặng lội khắp nơi trong đất , ko phải tìm xem đất bao nhiêu mét, mà là vì tầm cao phía trên để có chiều cao, có hoa, có quả và có hương thơm
nói tòm lại, bài thơ hay
mang tính triết lí
một bộ phận làm việc, mấy bộ phận kia là thành quả

Bình luận (1)
giang nguyễn
4 tháng 2 2018 lúc 9:50

.

.

.

.

Bình luận (0)
giang nguyễn
4 tháng 2 2018 lúc 9:51

.....

.

.

Bình luận (0)
MinhVương H2Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
25 tháng 1 2018 lúc 19:20
Soạn bài: Câu cảm thán I. Đặc điểm hình thức và chức năng

- Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán:

+ Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a)

+ Than ôi!

- Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cảm thán: có những từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than khi viết.

- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói/viết. Người nói/viết có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói/viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.

- Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng, ... (ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ "duy lí", ngôn ngữ của tư duy logic và thuần túy trí tuệ, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ rõ cảm xúc.

II. Luyện tập

Câu 1: Các câu cảm thán là:

(a): Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!

(b): Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(c): Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

Câu 2:

Các câu ở bài tập 2 đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này (không sử dụng từ ngữ cảm thán, không có dấu chấm than kết thúc câu).

Câu 3: Đặt hai câu cảm thán:

a. Ôi, con cảm ơn bác!

b. Cảnh bình minh trên biển đẹp biết bao!

Câu 4:

- Câu nghi vấn dùng để hỏi, thường có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn.

- Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo... có các từ cầu khiến đi kèm, có ngữ điệu cầu khiến, thường kết thúc bằng dấu chấm than.

- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có các từ ngữ cảm thán đi kèm và kết thúc bằng dấu chấm than.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
25 tháng 1 2018 lúc 19:21
CÂU CẢM THÁN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là câu cảm thán? - Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. Ví dụ: (1) Nhân vẫn gào lên the thé: - Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em lại làm gì mà khổ thế em ơi! (Chu Văn) (2) Ăn gì to béo đẫy đà làm sao? (Nguyễn Du) (3) Khốn nạn…Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! (Nam Cao) 2. Đặc điểm hình thức và chức năng Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn… (Nam Cao, Lão Hạc) b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu nững ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ , Nhớ rừng) - Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán? - Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán? - Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? Gợi ý: - Các câu cảm thán có trong các ví dụ trên là: + (a): Hỡi ơi lão Hạc! + (b): Than ôi! - Dấu hiệu nhận biết chính là các từ ngữ cảm thán kèm theo: Hỡi ơi! Than ôi! - Câu cản thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng … (các văn bản hành chính – công vụ nói chung) và trong trình bày kết quả một bài toán (văn bản khoa học) là ngôn ngữ của tư duy lô-gíc cần độ chính xác và khách quan cao, vì thế không được phép dùng kèm các câu cảm thán.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao? a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tốn) b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ, Nhớ rừng) c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. (Tô Hoài) Gợi ý: - Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán, chỉ có các câu sau (các câu có chứa những từ ngữ cảm thán) mới là câu cảm thán (chú ý các từ in đậm): + (a): Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay! + (b): Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! + (c): Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. 2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao? a) Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con? (Ca dao) b) Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? (Chinh phụ ngâm khúc) c) Tôi có chờ đâu, có đợi đâu; Đem chi xuân đến gợi thêm sầu. (Chế Lan Viên, Xuân) d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Gợi ý: - Nghĩa biểu cảm thể hiện trong các câu trên là: a) Đây là lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ. b) Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình. c) Đây là tâm trậng bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống (khi đất nước còn chịu cảnh nô lệ lầm than). d) Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt. - Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau (câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến) không nhất thiết phải dùng câu cảm thán. Các trường hợp nêu trên cũng vậy, tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc thế nhưng không có câu nào là câu cảm thán (vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này). 3. Đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc: a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình. b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc. Gợi ý: Tham khảo mẫu: a) Em cảm ơn chị thật nhiều! Tình cảm mà chị dành cho em sâu sắc xiết bao! b) Chao ôi! Rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển! 4. Xem lại phần tiếng Việt của các bài 18, 19, 20, 21 để lập bảng thống kê đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
25 tháng 1 2018 lúc 19:22

Soạn bài câu cảm thán

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

1. Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán:

- Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a)

- Than ôi!

2. Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cảm thán: có những từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than khi viết.

3. Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói / viết. Người nói / viết có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói / viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.

Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng… (ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của tư duy logic và thuần túy trí tuệ, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ rõ cảm xúc.

II. Luyện tập

1. Có những câu cảm thán sau đây:

Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách, láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

2.

a. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau (gợi ý):

- Xót xa, thương cảm (câu ca dao a).

- Đau đớn, oán trách (chinh phụ ngâm khúc b)

- Buồn bã, thất vọng, bi quan (đoạn c)

- Ân hận, day dứt (đoạn a)

b. Không thể xếp những câu trên vào kiểu câu cảm thán vì ở đây không có phương tiện đặc thù của câu cảm thán. Đó là từ ngữ cảm thán.

3. Đặt hai câu cảm thán:

a. Cao cả biết bao đức hy sinh của mẹ tôi!

b. Ôi chao, buổi bình minh mặt trời mọc mới đẹp làm sao!

4. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán (xem ở các mục Ghi nhớ).

Bình luận (0)
lý yến nhi
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
24 tháng 1 2018 lúc 18:39

Dấu hiệu:khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm(.)

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
24 tháng 1 2018 lúc 22:51


Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức như những kiểu câu khác; thường dùng để kể, trình bày, miêu tả... cũng có khi dùng để yêu cầu, đề nghị, biểu lộ cảm xúc... thì dùng dấu chấm than.
Thường dùng dấu chấm khi kết thúc. Là kiểu câu rất phổ biến trong giao tiếp.

Bình luận (0)
Phan Thị Minh Quý
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Hồng
16 tháng 1 2018 lúc 21:26

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay” - Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

Bình luận (0)
Đạt Trần
18 tháng 1 2018 lúc 21:44

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay” - Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-ong-do-36-2199.html

Bình luận (0)
Đạt Trần
18 tháng 1 2018 lúc 21:45

,Hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông.
Ông xuất hiện cùng hoa đào, với mực tàu giấy đỏ. Ông đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ đến ông. Bao nhiêu người tấm tắc khen ngợi ông. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp :
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Khổ thơ thứ ba và thứ tư vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy. Song là một không khí khác. Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Không phải là vắng ngắt ngay lập tức, mà theo thời gian. Người cần đến ông cứ giảm dần. Và bây giờ thì hầu như không thấy họ : Người thuê viết nay đâu ? Giấy cũng buồn vì cảnh này, mực cũng sầu vì không được dùng vào việc viết. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta đã không nhận ra ông. Người ta chẳng còn chú ý đến ông nữa. Bởi thế mà ông như nhoà lẫn trong lá vàng và mưa bụi. Sự khác nhau của hai hình ảnh ông đồ chủ yếu ở vị trí của ông với công chúng. Trước ông ở trung tâm của sự chú ý. Nay ông ra ngoài rìa của sự chú ý, gần như bị lãng quên.
Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm cho ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với những gì gắn với chữ Hán, với tâm lí chuộng thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
không chỉ là hai câu thơ tả cảnh, đó là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi, một biểu hiện của sự tàn úa. Lại kèm với mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.
Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ một cách kín đáo. Tác giả đã mô tả hai cảnh đối lập và gợi niềm thương cảm ông đồ một cách gián tiếp. Chỉ đến phần cuối bài thơ, khi không còn thấy ông đồ, tác giả mới thốt lên :
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
Không chỉ cảm thương cho ông đồ, mà còn là cảm thương một lớp người đã trở thành quá khứ. Hơn thế nữa, sự hoài cổ còn là hoài niệm một vẻ đẹp văn hoá gắn với những giá trị tinh thần truyền thống. Chính vì thế mà bài thơ có sức lay động sâu xa.

Bình luận (0)
Hoàng Minh Hùng
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Hồng
16 tháng 1 2018 lúc 21:24

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để gián tiếp nói lên tám sự của một lớp thanh nicn trí thức yêu nước, khao khát tự do, bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại, một xà hội thực dân, tay sai tù túng, giả dối, ngột ngạt lúc bấy giờ. Đấy cũng là tâm sự của người dân Việt Nam nói chung troiìg cảnh nước mất, nhà tan. Những điều tâm sự ấy không được nói thẳng mà phải nói quanh co, bóng bẩy, kín đáo để tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân và tay sai. Tinh cảnh và tâm sự của con hổ có những nét tương đồng với tình cảnh và tâm sự của người dân mất nước, mất tự do. Mượn lời con hổ sẽ rất thuận lợi cho việc thê hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ.

Bình luận (0)
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 20:48

Nhớ rừng - Thế Lữ: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt

Bình luận (0)
Đạt Trần
4 tháng 1 2019 lúc 21:34
Tác dụng: Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú. Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước. Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
Bình luận (0)
Tươi Đông
Xem chi tiết
Soạn Bài - Đơn giản wá |...
Xem chi tiết
Phạm Mỹ Duyên
22 tháng 11 2017 lúc 10:40

Quảng cáo hả trời batngo

Bình luận (0)
Nguyet My
12 tháng 1 2018 lúc 19:37

viết cái đó để làm gì vậy bạn?oho

Bình luận (0)
Thùy Chi
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 1 2017 lúc 18:23

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 1 2017 lúc 12:29

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Bình luận (1)
Đạt Trần
5 tháng 1 2018 lúc 20:59

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Bình luận (0)
Ng Nhật Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 12 2017 lúc 13:16

- Từ "Gậm" và "khối" trong câu thơ "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt" [chứ không phải "ngậm"] thể hiện sự căm hờn của con hổ bị giam cầm.
Khối- "một khối căm hờn"- sự căm hờn của chúa sơn lâm quá lớn, chất thành khối qua tháng năm, nó lớn đến mức con hổ có thể "gậm" được. Danh từ "khối" và động từ "gậm" đã gây nên ấn tượng mạnh, thể hiện được độ lớn của sự việc bằng một danh từ & động từ thường chỉ với đồ vật.

Bình luận (0)