Bài 7: Ví trí tương đối của hai đường tròn

Nguyễn Thị Chung

Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB= 8cm, AC=15cm. Khi đó bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC bằng:

A.8,5cm B.căn bậc hai của 7/2cm C.4cm D. Cả A,B,C đều sai

Câu 2: Cho 2 đường tròn(O;6cm) và (I;8cm) cắt nhau tại M và N, đoạn nối tâm OI=10cm. Khi đó độ dài dây chung MN bằng:

A.4,8cm B.2,4cm C.9,6cm D.3,5cm

Câu 3: Cho đường tròn(O;13cm) và AB=24cm là 1 dây của đường tròn. Khi đó khoảng cách từ tâm O đến dây AB bằng:

A.5cm B. 2,5cm C.6,5cm D.4,2cm

Câu 4: Cho 2 đường tròn (O;3cm) và (I;6cm) và có OI=10cm. Vị trí tương đối của 2 đường tròn này là:

A. Không giao nhau B.Ở ngoài nhau C. Tiếp xúc trong D. Cắt nhau

Câu 5: Cho 2 đường tròn (A;3,5cm) và (B;5,5cm) tiếp xúc với nhau. Khi đó độ dài AB có thể là:

A.AB<2(cm) B.AB=2(cm) C.AB=9(cm) D.AB>9(cm)

Giúp em với ạ và ghi cách giải giúp em ạ!!!

Cảm ơn nhiều nhiều!!!

Akai Haruma
26 tháng 12 2018 lúc 18:51

Câu 1:

Gọi $O$ là trung điểm của $BC$. Vì đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng một nửa cạnh huyền nên \(OA=\frac{BC}{2}=OB=OC\)

Do đó $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ và \(R=\frac{BC}{2}\)

Theo định lý Pitago: \(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=17\Rightarrow R=\frac{17}{2}=8,5\)

Đáp án A.

Bình luận (0)
Akai Haruma
26 tháng 12 2018 lúc 19:07

Câu 2:

Theo tính chất hai đường tròn cắt nhau, đường nối tâm là đường trung trực của dây cung chung

Suy ra $OI$ là trung trực của $MN$. Gọi \(T=MN\cap OI\)

Theo định lý Pitago:

\(MT^2=OM^2-OT^2=MI^2-TI^2\)

\(\Leftrightarrow 6^2-OT^2=8^2-(OI-OT)^2\)

\(\Leftrightarrow 6^2-OT^2=8^2-(10-OT)^2\)

\(\Rightarrow OT=3,6\)

Do đó: \(MT=\sqrt{OM^2-OT^2}=\sqrt{6^2-3,6^2}=4,8\)

\(\Rightarrow MN=2MT=2.4,8=9,6\) (cm)

Đáp án C

Bình luận (0)
Akai Haruma
26 tháng 12 2018 lúc 19:12

Câu 3:

Kẻ $OH\perp AB$. Do tam giác $OAB$ cân tại $O$ nên đường cao $OH$ đồng thời là đường trung tuyến, nghĩa là $H$ là trung điểm của $AB$

\(\Rightarrow AH=\frac{AB}{2}=12\)

Áp dụng định lý Pitago: \(OH=\sqrt{OA^2-AH^2}=\sqrt{13^2-12^2}=5\)

Đây chính là khoảng cách từ $O$ đến dây $AB$

Đáp án A

Câu 4:

Do \(R+R'=3+6< 10\Rightarrow R+R'< OI\)

Điều đó nghĩa là hai đường tròn này ở ngoài nhau. Đáp án B

Bình luận (0)
Akai Haruma
26 tháng 12 2018 lúc 19:15

Câu 5:

Ta có 2 TH:

TH1: $(A);(B)$ tiếp xúc ngoài:

Khi đó \(AB=R_A+R_B=3,5+5,5=9\) (cm)

TH2: $(A);(B)$ tiếp xúc trong:

\(AB=R_B-R_A=5,5-3,5=2\) (cm)

Vậy đáp án có thể là B hoặc C

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
EZblyat
Xem chi tiết
Sakura-chan
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Simple
Xem chi tiết
trà nguyễn
Xem chi tiết
Biển Lê
Xem chi tiết
Wolf Ice
Xem chi tiết
Wolf Ice
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết