Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Kiều Phương
Xem chi tiết
*Liz*_*cute* ^_^
23 tháng 2 2017 lúc 7:39

Cảnh vật u ám sau trận mưa. Gió thổi từng đợt rét buốt. Màn mây xám xịt hé sang một chút để lộ một phần của mặt trời. Đám tang thầm lặng cứ diễn ra. Dân trong làng đều kéo tới. Mục sư Dế dõng dạc đọc bài kinh cầu nguyện cho linh hồn Dế Choắt. Tiếng đọc vừa dứt, mọi người xúm lại quanh một bà cào cào ngất vì quá xúc động. Mèn cứ đứng đó, nước mắt cứ chảy dài trên má cậu ta. Nom cậu ta có vẻ rất buồn. Cậu ta để bông hoa mà mình đã cầm suốt buổi lên mộ Dế Choắt, cầm thêm nắm đất tơi đắp vào rồi đứng lặng rất lâu. Lúc sau, đã có một số người ra về. Dần dần, mọi người ra về hết, chỉ còn Mèn vẫn đứng đó, vẫn khóc thầm. Cậu ta nghĩ thầm: "Choắt ơi! Cậu chết là tại mình. Tại mình tất cả. Tại sao mình ngốc thế. Tại sao mình lại trêu chị Cốc cơ chứ. Mình là đồ hèn. Đồ hèn Choắt ạ. Chỉ vì mình hèn nhát mà cậu chết oan. Tại sao trêu chị Cốc xong, mình lại chạy trốn nhỉ. Sao mình không ở lại nhận lỗi với chị Cốc hoặc có thể đối đầu với chị ấy. Mình là một chàng Dế khoẻ mạnh cơ mà. Choắt ơi! Mình hối hận lắm nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi Choắt ơi!!!…" Dế Mèn lại khóc, xung quanh vắng vẻ đến rợn người. Gió vẫn thổi hun hút, cỏ cây nghiêng ngả. Nước rỏ xuống người Mèn làm bộ áo của cậu ướt sũng. Người Mèn run lên vì lạnh. Cậu ta chuẩn bị ra về thì phải. Hai tay cậu ta giơ lên trời, nói to: “Choắt ơi! Mình không thể đi theo cậu được, đành phải để cậu nằm đây. Hãy yên nghỉ và tha thứ cho lỗi lầm của mình. Tất nhiên mình không xứng đáng được như vậy. Choắt ơi! Những lời của cậu mình sẽ ghi lòng tạc dạ đến hết đời. Mình đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên nhưng đã phải trả giá quá đắt. Hãy yên nghỉ Choắt nhé!!!…" Khuôn mặt Mèn nhạt nhoà nước mắt. Cậu ta quay về để lại người bạn của mình đang yên giấc ngàn thu…

Chúc bn học tốt..........


Bình luận (0)
Lê Thiên Anh
23 tháng 2 2017 lúc 9:03

Bài làm

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng

những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.

Bình luận (1)
Nguyen THi HUong Giang
23 tháng 2 2017 lúc 13:24

sau khi bước ra khỏi hang thì tôi thấy Dế Choắt nằm lăn ra đất.Tôi vô cùng lo lắng đỡ cậu ta dậy.Tôi run lẩy bẩy chân tay, mặt tái mét đi. Tôi thốt lên những lời nói vớ vẩn và không làm chủ được bản thân mình.Chôn cất xong, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Nước mắt tôi cứ trào ra từng dòng,vừa thương bạn vừa ân hận biết bao.Chỉ tại tôi, chỉ tại cái tính nghông cuồng của tôi mà Choắt phải chết. Nếu tôi không trêu chị Cốc ,nếu tôi không ích kỉ thì anh đâu đến nỗi thế này.Xin hãy tha lỗi cho tôi, tôi xin hứa sẽ không bao giờ kiêu căng, ngạo mạn như vậy nữa và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Bình luận (0)
nguyễn thị mai linh
Xem chi tiết
Oanh Candy
23 tháng 2 2017 lúc 8:53

Lập dàn ý chi tiết bài văn tả cô giáo em

DÀN BÀI CHI TIẾT

Mở bài:

Em được quan sát cô giáo em chấm bài trong giờ chúng em học Tập làm văn.

Thân bài: Dáng cô mảnh mai, ngồi thong thả bên chồng vở cao ngất. Mái tóc dài bay lòa xòa bởi làn gió thoảng qua. Đôi mắt màu hạt dẻ đang tập trung vào những bài làm. Bàn tay thon thả đưa bút nhẹ nhàng, ghi điểm thật nhanh. Cô mỉm cười khi đọc những bài văn hay, những lời văn hồn nhiên, tinh nghịch. Cô nhíu mày suy nghĩ khi đọc những bài làm còn sơ sài, thiếu ý, chữ viết xấu. Thỉnh thoảng cô đưa mắt nhìn xuống lớp. Cô nhẹ nhàng yêu cầu cả lớp hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cô chấm bài thật nhanh, nhận xét từng bài làm thật tỉ mỉ. Kết bài: Em rất thích được nhìn cô chấm bài. Nhìn những con điểm 10 trong vở, lòng em rạo rực niềm vui. Em ra sức học thật tốt để không phụ lòng cô.
Bình luận (0)
_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 11:08

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thi hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nen có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý, Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đền với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi,xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng,những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm ,cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu ,cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào ,chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi,cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiển nữa. Ở những câu hởi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ”những lúc như thê cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng,chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Bình luận (0)
Oanh Candy
25 tháng 3 2017 lúc 10:41

Bài làm

Cô Thùy là giáo viên Văn của trường Trung học cơ sở Tân Viên. Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 6A chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.

Cô Thùy khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả, mảnh mai. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.

Đúng như cái tên, cô giản dị và dễ gần. Học sinh rất quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.

Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã Đềlại trong em ấn tượng sâu sắc.

Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xoá đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.

Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Thùy từ tốn nói:

- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.

Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của. Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

Rồi cô giải thích: đồngcùng, bàobọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Ầu Cơ, Lạc Long Quân mà cô vừa kể.

Chưa bao giờ em thấy cố giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.

Giờ Văn của cô Thùy có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.

Bình luận (0)
happy  girl
Xem chi tiết
Anh Triêt
22 tháng 2 2017 lúc 20:58

Tham khảo nha:

=>

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Đọc đoạn văn dưới đây, tưởng tượng và tả lại quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng. Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...] (A. Đô-đê) Gợi ý: Tưởng tượng quang cảnh lớp học theo gợi ý sau: - Đoạn văn tả cảnh lớp học đang trong hoạt động gì? - Chi tiết nào, hình ảnh nào tiêu biểu cho giờ tập viết? - Các chi tiết và hình ảnh được tả theo trình tự ra sao? 2. Thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng có gì khác so với thường ngày? Hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi học ấy. Gợi ý: Dựa vào gợi ý ở bài tập trên để hình dung ra không khí chung của lớp học trong buổi học cuối cùng. Miêu tả hình ảnh thầy Ha-men trong khung cảnh và không khí chung của buổi học ấy. Lưu ý khắc hoạ những đặc điểm nổi bật của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: về tâm trạng, trang phục, giọng nói, cử chỉ,... đặc biệt chú ý miêu tả nét mặt. Đây là bài văn nói, không nên viết sẵn rồi đọc mà chỉ vạch ra những ý chính để dựa vào đó mà diễn đạt bằng miệng, tập nói cho rõ ràng, tự tin, chú ý điều chỉnh giọng nói, sắc thái biểu cảm cho phù hợp với nội dung miêu tả. 3*. Lập dàn ý cho bài văn nói với đề văn sau: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, em cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh người thầy ấy trong phút giây xúc động vì được gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách. Gợi ý: - Em đã cùng mẹ đi đến nhà thầy giáo cũ của mẹ như thế nào? Trước khi đến, mẹ em đã giới thiệu với em những gì về người thầy ấy? - Tập trung miêu tả hình ảnh người thầy giáo ở các đặc điểm: + Thái độ của người thầy khi được gặp lại học trò cũ sau nhiều năm; + Người thầy ấy ăn mặc như thế nào? + Dáng vóc, khuôn mặt của người thầy có gì đặc biệt? + Cử chỉ, giọng nói của người thầy bộc lộ sự xúc động như thế nào? + Khi em và mẹ ra về, người thầy nói những gì? Thái độ như thế nào? - Nêu cảm nhận của riêng em về tình nghĩa thầy - trò qua những gì em được thấy khi cùng mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ. 4. Tham khảo các đề bài luyện nói miêu tả sau: a) Em đã từng được chứng kiến trực tiếp cảnh bão lụt, hoặc gián tiếp qua truyền hình, báo chí, nghe kể lại,... Hãy lập dàn ý cho bài nói miêu tả lại cảnh bão lụt ấy. b) Hãy tả một người thân của em. c) Hãy tả lại hình ảnh ông Tiên hoặc ông Bụt trong truyện cổ tích theo tưởng tượng của em.
Bình luận (0)
Lê Thiên Anh
23 tháng 2 2017 lúc 9:06

Bài tập 1

Gơi ý: Tả miệng theo đoạn văn của A. Đô - đê

Lưu ý : Giờ học gì?

Thầy Ha-men làm gì?

Học sinh của thầy làm gì?

Không khí trường, lớp lúc ấy như thế nào?

Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý?

Bài tập 2

Gơi ý: Tả miệng chân dung thầy Ha-men

Lưu ý : - Dáng người, nét mặt, quần áo của thầy như thế nào?

- Giọng nói, lời nói, hành động của thầy ra sao?

- Cảm xúc cua bản thân về thầy Ha-men.

Bài tập 3

Gợi ý: Nói về phút giày cảm động của thầy, cô giáo cũ.

Tả kĩ buổi thăm thầy.

+ Em đi cùng ai?

+ Tâm trạng của em như thế nào?

+ Cảnh nhà thầy sau 5 năm gặp lại có gì đặc biệt?

+ Thầy đón trò như thế nào?

+ Nét mặt, lời nói, cái bắt tay, câu nói nào của thầy mà em nhớ nhất..?

Bình luận (0)
my yến
11 tháng 3 2018 lúc 10:48
Soạn bài: Luyện nói về văn miêu tả

Câu 1 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…

Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men

Mở bài: giới thiệu chung về thầy Ha-men

+ Người yêu nước tha thiết

+ Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ

+ Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ

Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men

- Ngoại hình:

+ Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.

- Cử chỉ, hành động:

+ Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường

+ Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.

+ Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.

+ Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.

- Thái độ, lời nói:

+ Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến

+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.

Kết bài:

Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.

Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.

Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:

+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ

+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ

+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con

+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học.

Bình luận (0)
Bảo Bảo
Xem chi tiết
Anh Triêt
22 tháng 2 2017 lúc 21:00

Tham khảo rồi rút ý nha bạn:

=> Tôi là một đứa chuyên văn. Tôi có một cuốn tản văn dày cộm viết về những cảm nhận trong cuộc sống, nào là tình bạn, tình yêu rồi những cảm xúc chợt đến chợt đi. Bỗng một ngày đọc lại những gì mình đã viết tôi bỗng nhận ra thì ra lâu nay mình viết nhiều như thế nhưng chưa có một trang, một dòng nào để viết về mẹ. Tuy đây không phải là lần đầu tiên tôi viết về mẹ nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên tôi viết về mẹ với những cảm xúc chân thật nhất lòng mình, những gì tâm can nhất sau 15 năm được sống trong tình thương của người và lần này tôi viết về đôi mắt của mẹ. Tôi đã từng đọc rất nhiều bài văn, tản văn tả về đôi mắt mẹ. Có người nói “Đôi mắt mẹ lấp lánh như ánh sao đêm, nhìn con đầy trìu mến” có người lại kể “Đôi mắt mẹ trong veo…” còn đôi mắt mẹ tôi thì một mắt nhìn thấy một mắt không. Tôi đã từng quen với cái cảnh cứ mỗi lần đi theo mẹ là lại bị người ta nói này nói nọ. Có kẻ vô tâm nhìn rồi thốt lên như thấy gì lạ lắm “Bà ni chột mắt bây à?” có người ái ngại hỏi “Bị lâu chưa?” rồi đám trẻ con ngây thơ đến vô tội “Bây ơi,lại coi có bà chột mắt!” Tôi lúc ấy mặt đỏ như trái gấc, nếu có cái lỗ nào dưới đất tôi sẽ không ngần ngại mà chui xuống ngay một cách nhanh nhất. Nhưng rất tiếc không xuất hiện cái lỗ như thế nên tôi đành cúi gằm mặt xuống mà đi và vì cúi gằm mặt xuống chỉ toàn thấy mặt đường nên tôi không biết rằng ngay bên cạnh tôi mẹ đang phải chịu bao ê chề và chát đắng. Đáng lẽ người muốn trốn tránh những lời nói ấy nhất phải là mẹ mới phải chứ không phải tôi. Đáng lẽ tôi phải cầm lấy bàn tay đang run của mẹ mà nói rằng “Có sao đâu mẹ”. Đáng lẽ tôi phải nhìn thẳng vào sự thật chứ không phải là cúi đầu như một kẻ ăn cắp bị người ta bắt gặp. Đằng này tôi lại cố bước thật nhanh để mẹ một mình lủi thủi phía sau lưng, về đến nhà tỏ vẻ khó chịu như thể mẹ tôi làm điều sai trái. Nếu lúc ấy tôi can đảm hơn, nếu lúc ấy tôi suy nghĩ sâu sắc hơn và nếu lúc ấy tôi không hành động ngu ngốc như vậy. Nhưng thời gian có bao giờ trở lại để con người hối cải, ăn năn? Thời gian vẽ những vết nhăn trên trán người đời nhưng không thể nào xóa đi những hành động không đáng có. Tại sao lúc ấy tôi không biết rằng mẹ không hề muốn như vậy? Tại sao tôi không biết rằng mất đi một mắt mẹ đã đau khổ lắm rồi giờ lại bị người đời châm chọc, cạnh khóe thì lại càng đau đớn hơn, vậy mà đứa con bấy lâu nay mẹ chăm sóc nuôi dưỡng dành cả cuộc đời, dành cả tuổi thanh xuân và ước chừng có thể hy sinh cả tuổi thanh xuân cho nó thì giờ lại ngoảnh mặt làm ngơ, lại gắt lên với mẹ? Tại sao tôi không thể hiểu cho mẹ? Dù người ta có tốt có đẹp đi chăng nữa thì người ta vẫn là mẹ của những đứa trẻ khác, không thể yêu thương và càng không thể chăm sóc, nuôi nấng tôi. Thế thì tại sao tôi cứ phải để ý những điều ấy cơ chứ? Dẫu chỉ được một mắt nhưng mẹ vẫn hoàn thành tốt những việc trong nhà, vẫn giỏi giang với các công tác xã hội thì không phải đáng khen hơn những người phụ nữ khác hay sao? Đáng lẽ tôi phải tự hào chứ sao lại xấu hổ, tại sao phải cúi mặt lặng thinh? Những câu hỏi ấy chỉ càng làm sự ân hận trong tôi dâng trào hơn, nó như xoáy sâu vào con tim vốn đã ân hận nay lại càng ân hận hơn. Mẹ biết tất cả nhưng mẹ chưa bao giờ trách mắng tôi một lời nào hay phàn nàn rằng tại sao con lại làm như thế mà hình như mẹ cảm thấy có lỗi vì mẹ không được hoàn hảo như người ta. Càng ngày mẹ càng yêu thương tôi hơn, nuông chiều tôi hơn. Thà rằng mẹ cứ mắng chửi đánh đập thì tôi còn thấy nhẹ lòng hơn đằng này… Mẹ càng làm như thế tôi càng cảm thấy mình như một đứa con bất hiếu, thật tồi tệ, thật đáng trách, thật đáng trừng phạt.

Giờ này đang ở cách xa mẹ hàng chục cây số nghĩ đến mẹ mà nước mắt tuôn rơi. Không biết ở nhà mẹ có khỏe không như lời mà mẹ vẫn thường hay nói mỗi khi tôi hỏi? Không biết mẹ có “ham công tiếc việc” mà thức khuya hay không để rồi lại nhức mắt? Mẹ chỉ còn một con mắt nếu nó bị gì thì tôi biết phải làm sao. Tôi không cần mẹ phải để lại tài sản hay một thứ gì đó quý giá cho tôi mà tôi chỉ cần mẹ khỏe mạnh để làm điểm tựa cho tôi mỗi bước trên đường đời. Với tôi một đôi mắt đẹp không phải là “Đôi mắt lấp lánh như ánh sao đêm” cũng không phải là “Đôi mắt trong veo” như lời văn của bao người mà chính là đôi mắt của mẹ bởi đơn giản đó là đôi mắt của mẹ tôi dù như thế nào thì nó vẫn là đẹp nhất.

Bình luận (0)
Dạ Nguyệt
22 tháng 2 2017 lúc 21:07

Có mấy ai đã một lần nhìn ngắm thật kĩ đôi mắt của mẹ? Bạn có biết không? Đối với tôi đó là đôi mắt tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy. Tôi biết nó không đẹp, không sáng lấp lánh như ánh sao đêm, cũng chẳng đen láy như bao bài thơ mà tôi vẫn thường đọc. Mà... đó là một đôi mắt với con ngươi đã mờ dần theo năm tháng, đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn tôi với vẻ triều mến, thiết tha mặc cho bao lo toan, bộn bề của cuộc sống có làm mẹ mệt mỏi. Đã bao lần tôi thấy mẹ cười, những nhếp nhăn hằn rõ lên trên khóe mắt. Nhưng nếp nhăn ấy cứ như một bằng chứng cho thấy sự vất vả của mẹ bao năm qua. Mẹ tôi đã già đi rất nhiều rồi, già tự lúc nào tôi không hay. Nhưng dù thời gian có trôi đi, mẹ vẫn mãi là mẹ của tôi, tôi vẫn yêu mẹ. Yêu lắm đôi mắt của mẹ tôi.

Bài này mình tự làm không chép mạng nha~ Bạn tham khảo. Câu văn của mình chưa mượt, cách dùng từ cũng chưa hay lắm ^^

Bình luận (8)
Thảo Nguyễn Karry
22 tháng 2 2017 lúc 21:14

Ngày qua tháng , tháng qua năm rồi từ năm này sang năm khác , tôi vẫn được mẹ sát cánh và dẫn dắt theo con đường đúng đắn . Mẹ tôi vốn vất vả từ khi tôi trào đời , mẹ là người ẵm bế tôi nhiều nhất . Mẹ cũng đã vui vì tôi , buồn vì tôi khiến cho đôi mắt của mẹ chẳng thể trẻ trung mãi như thời mới lấy bố . Với tôi , đôi mắt của mẹ đủ để ánh lên sự thương yêu và hết lòng vì con đến nhường nào . Đôi mắt của mẹ ẩn chứ bên trong là những sâu thẳm của thời gian vụt qua thoe năm tháng , mẹ đã khóc nhiều lần vì tôi , đã dùng đôi mắt đó nhìn tôi để tôi nhận ra mình đang làm một việc có lỗi với mẹ , mẹ cũng đã nhìn tôi thật trìu mến , hạnh phúc khi tôi lọt lòng , khi tôi làm một việc gì đó thành công . Tôi là một đứa chẳng ngoan mấy khiến cho mẹ chẳng thể yên tâm , vì nguyên nhân đó mà hai bên mắt mẹ hiện lên những vết nhăn sao mà để tôi thấy ân hận và có lỗi quá ! Tôi đã nhiều lần ước sao cho mình không để mẹ lo lắng đến vậy , để mẹ buồn đến vậy , để mẹ khóc nhiều đến thế . Tôi biết lỗi và yêu sao đôi mắt trìu mến mà cương nghị của mẹ - đôi mắt mà khiến tôi tỉnh ngộ ra , mình chưa làm được gì để mẹ vui !

Bình luận (2)
Đặng Hoài An
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
22 tháng 2 2017 lúc 20:51

Bạn tham khảo nha~

Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhò rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bán hoà âm sôi động.

Bình luận (0)
Công Tử Họ Phạm
22 tháng 2 2017 lúc 20:56

Mk có sử dụng 1 vài tên trog đoạn văn nhak

Giờ ra chơi, sân trường thật là nhộn nhịp. Các trò chơi đuợc diễn ra sôi nổi. Cũng như các bạn của mình. Hồng Thắm và Yến Nhi rủ nhau ra chơi nhảy dây dưới bóng mát của gốc cây phượng vĩ.

– Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!

– A! Mình thắng rồi, nhảy trước nhé!

Hồng Thắm reo lên, rồi nhanh nhẹn cầm dây nhảy, mặt tươi như hoa. Ban đầu, bé nhảy chậm, dần dần nhanh hơn. Dáng người của Thắm thon thả, nhỏ nhắn. Đôi bàn tay bé trắng hồng, cầm chắc hai đầu dây quay đều. Hai bím tóc như hai đuôi gà đen mượt nhảy tót lên vai. Được một lúc dường như đã thấm mệt, Thắm nhảy chậm lại nhưng miệng vẫn mấp máy đếm. Bỗng “uỵch”, Thắm vấp dây, lỡ đà khụy xuống. Đến lượt Yến Nhi thoăn thoắt lướt qua vòng dây. Tiếng dây quất xuống đất đen đét, nghe đanh và gọn. Yến Nhi có khuôn mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, làn da ngăm ngăm màu nâu, đôi mắt đen tròn, sáng long lanh như hai hạt thủy tinh và hàng mi dày cong cong.


Bình luận (0)
Trần Mỹ Linh
Xem chi tiết
Phương Thảo
22 tháng 2 2017 lúc 21:10

Lần đầu chợt thức giấc, anh chiến sĩ ngạc nhiên, sững sờ và xúc động khi thấy trời đã khuya lấm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa sưởi ấm cho chiến sĩ. Niềm xúc động dâng cao khi anh chứng kiến Bác Hồ nhẹ nhàng dém chăn cho từng người. Lòng yêu thương hoà lẫn với niềm tôn kính, anh cảm nhận được sự lớn lao mà gần gũi của vị lãnh tụ tối cao. Rồi anh tha thiết mời Bác đi nghỉ. Anh nằm ngủ không yên vì nỗi lo cứ bề bộn trong lòng về sức khoẻ của Bác.

+Lần thứ ba thúc dậy, trời đã sắp sáng, anh chiến sĩ thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Sự lo lắng đã chuyển thành hốt hoảng thực sự. Nếu ở lần đầu, anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ Bác thì lần này, anh năn nỉ khẩn cầu mời Bác đi nghỉ. Anh mong sao Bác chợp mắt được một chút để giữ gìn sức khoẻ. Tình thương yêu Bác dâng lên đến điểm đỉnh trong anh thì cũng là lúc anh thấu hiểu được tấm lòng cao đẹp của Bác. Bác không ngủ vì Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng... Điều ấy đã giúp anh đội viên hiểu rõ tấm lòng nhân ái mênh mông của lãnh tụ đối với nhân dân.

Bình luận (1)
Thảo Vy
13 tháng 2 2020 lúc 15:14

Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên với Bác:

– Lần đầu thức dậy:

+ Ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm mà Bác vẫn còn thức.

+ Xúc động khi hiểu rằng Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các đồng chí.

+ Niềm xúc động càng lớn khi thấy Bác đi dém chăn cho từng người.

+ Trong sự xúc động cao độ anh đội viên thổn thức cả nỗi lòng và thốt lên những câu hỏi thầm thì yêu thương và lo lắng với Bác: Bác có lạnh lắm không?

– Lần thứ 3 thức dậy:

+ Trời sắp sáng anh đội viên vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh, sự lo lắng của anh đã thành sự hoảng hốt thực sự.

+ Nếu lần thứ nhất chỉ dám thì thầm hỏi thì lần này anh hết sức năn nỉ vội vàng ,nằng nặc mời Bác đi ngủ.

+ Câu trả lời của Bác khiến anh có được niềm hạnh phúc lớn lao.

Tác giả không kể lần thức dậy thứ hai, bởi khi kể về lần thức thứ ba, người đọc có thể hình dung rằng trong lần thứ hai Bác vẫn ngồi đó, anh đội viên vẫn nhìn Bác và nghĩ có thể lát nữa Bác sẽ ngủ. Nhưng rồi lần thứ ba Bác vẫn không ngủ càng làm anh lo lắng thêm. Và anh cảm nhận được tấm lòng của Bác sâu đậm hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bảo Bảo
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
22 tháng 2 2017 lúc 20:51

Bạn tham khảo nha~

Bài tham khảo 1

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Bài tham khảo 2

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

Bài tham khảo số 3

Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.

Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.

Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.

Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.

Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.

Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!

Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.

Bình luận (2)
Thảo Vy
13 tháng 2 2020 lúc 15:19

Bài 1:

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương đến lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với mỗi người. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông. Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "Ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đã xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy! Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Vậy đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

Bài 2:

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời ru ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy màu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sáo vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông, uẩn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đổ ra biển cả. Nước sông xanh mát lành gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh, lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc, gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Ngọc Mai
Xem chi tiết
Anh Triêt
22 tháng 2 2017 lúc 20:43

Các cậu ơi tham khảo nha:

=> Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

Bình luận (0)
Tâm Phạm Công
Xem chi tiết
บาร์ต ตำนาน
Xem chi tiết