Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 57
Điểm GP 1
Điểm SP 29

Người theo dõi (30)

Đang theo dõi (19)

阮芳邵族
Trà my
luuthihong
Vũ Thị Mai Anh

Câu trả lời:

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

Câu trả lời:

Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.

Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.

Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới

Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới

Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.

Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.

Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.

Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.

Câu trả lời:

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Câu trả lời:

Soạn bài đêm nay bác không ngủ của Minh Huệ

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Tóm tắt: Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.

Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ anh đội viên. Cách miêu tả đó sẽ nói lên được tình cảm tha thiết gắn bó và yêu thương của người cha và người con. Nó thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và thể hiện được tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Câu 3. Tình cảm của anh đội viên:

- Rất cảm phục, kính trọng và biểu hiện như tình yêu của người con với người cha.

- Anh lo, thương cho Bác vì biết Bác già rồi mà thức như vậy thì lấy sức đâu mà tham gia chiến dịch cho ngày mai.

+ Trạng thái tâm lí: bồn chồn, thổn thức, bề bộn, hốt hoảng, mơ màng như nằm trong giấc mộng.

+ Đối thoại với Bác: lễ độ và lo lắng. Bác ơi, Bác chưa ngủ Bác có lạnh lắm không? Mời bác ngủ, Bác ơi! Cứ mỗi lần thức, anh đội viên càng bộc lộ tình cam với Bác mạnh hơn, tha thiết hơn, tự hào hơn. Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm.

Câu 4. - Sau khi Bác khuyên anh đội viên an giấc và hé một chút tâm trạng “Bác ngủ không yên lòng” thì anh đội viên không ngủ được, cố gắng tìm hiểu vì sao Bác không ngủ. Anh hiểu sâu thêm tình thương của Bác dành cho bao nhiêu người đang gian khổ vì kháng chiến.

- Khổ thơ cuối là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”.

- Khổ thơ cuối cùng là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ ter mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”.

Câu 5. - Đây là thể thơ ngụ ngôn, mỗi dòng 5 tiếng, thường được gieo vần ở tiếng cuối cùng ở mỗi dòng thơ.

+ Trong một khổ 4 dòng thì vần ở dòng 2 và 3.

+ Trong hai khổ nối nhau thì vần ở dòng 4 khổ này với dòng 1 khổ kia.

- Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện. Câu 6. - Một số từ láy: Trầm ngâm, nhẹ nhàng, lồng lộng Bồn chồn, phăng phắc, nằng nặc.

- Có thể tra từ điển để thấy hết ý nghĩa của những từ này. II. Luyện tập Câu 1.

- Cần lưu ý cách ngắt nhịp: +

Chủ yếu là 3 / 2: Anh đội viên // thức dậy.

+ Có khi là 2 / 3: Đêm nay // Bác không ngủ