Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bảo Bảo

Hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả đôi mắt của mẹ

Anh Triêt
22 tháng 2 2017 lúc 21:00

Tham khảo rồi rút ý nha bạn:

=> Tôi là một đứa chuyên văn. Tôi có một cuốn tản văn dày cộm viết về những cảm nhận trong cuộc sống, nào là tình bạn, tình yêu rồi những cảm xúc chợt đến chợt đi. Bỗng một ngày đọc lại những gì mình đã viết tôi bỗng nhận ra thì ra lâu nay mình viết nhiều như thế nhưng chưa có một trang, một dòng nào để viết về mẹ. Tuy đây không phải là lần đầu tiên tôi viết về mẹ nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên tôi viết về mẹ với những cảm xúc chân thật nhất lòng mình, những gì tâm can nhất sau 15 năm được sống trong tình thương của người và lần này tôi viết về đôi mắt của mẹ. Tôi đã từng đọc rất nhiều bài văn, tản văn tả về đôi mắt mẹ. Có người nói “Đôi mắt mẹ lấp lánh như ánh sao đêm, nhìn con đầy trìu mến” có người lại kể “Đôi mắt mẹ trong veo…” còn đôi mắt mẹ tôi thì một mắt nhìn thấy một mắt không. Tôi đã từng quen với cái cảnh cứ mỗi lần đi theo mẹ là lại bị người ta nói này nói nọ. Có kẻ vô tâm nhìn rồi thốt lên như thấy gì lạ lắm “Bà ni chột mắt bây à?” có người ái ngại hỏi “Bị lâu chưa?” rồi đám trẻ con ngây thơ đến vô tội “Bây ơi,lại coi có bà chột mắt!” Tôi lúc ấy mặt đỏ như trái gấc, nếu có cái lỗ nào dưới đất tôi sẽ không ngần ngại mà chui xuống ngay một cách nhanh nhất. Nhưng rất tiếc không xuất hiện cái lỗ như thế nên tôi đành cúi gằm mặt xuống mà đi và vì cúi gằm mặt xuống chỉ toàn thấy mặt đường nên tôi không biết rằng ngay bên cạnh tôi mẹ đang phải chịu bao ê chề và chát đắng. Đáng lẽ người muốn trốn tránh những lời nói ấy nhất phải là mẹ mới phải chứ không phải tôi. Đáng lẽ tôi phải cầm lấy bàn tay đang run của mẹ mà nói rằng “Có sao đâu mẹ”. Đáng lẽ tôi phải nhìn thẳng vào sự thật chứ không phải là cúi đầu như một kẻ ăn cắp bị người ta bắt gặp. Đằng này tôi lại cố bước thật nhanh để mẹ một mình lủi thủi phía sau lưng, về đến nhà tỏ vẻ khó chịu như thể mẹ tôi làm điều sai trái. Nếu lúc ấy tôi can đảm hơn, nếu lúc ấy tôi suy nghĩ sâu sắc hơn và nếu lúc ấy tôi không hành động ngu ngốc như vậy. Nhưng thời gian có bao giờ trở lại để con người hối cải, ăn năn? Thời gian vẽ những vết nhăn trên trán người đời nhưng không thể nào xóa đi những hành động không đáng có. Tại sao lúc ấy tôi không biết rằng mẹ không hề muốn như vậy? Tại sao tôi không biết rằng mất đi một mắt mẹ đã đau khổ lắm rồi giờ lại bị người đời châm chọc, cạnh khóe thì lại càng đau đớn hơn, vậy mà đứa con bấy lâu nay mẹ chăm sóc nuôi dưỡng dành cả cuộc đời, dành cả tuổi thanh xuân và ước chừng có thể hy sinh cả tuổi thanh xuân cho nó thì giờ lại ngoảnh mặt làm ngơ, lại gắt lên với mẹ? Tại sao tôi không thể hiểu cho mẹ? Dù người ta có tốt có đẹp đi chăng nữa thì người ta vẫn là mẹ của những đứa trẻ khác, không thể yêu thương và càng không thể chăm sóc, nuôi nấng tôi. Thế thì tại sao tôi cứ phải để ý những điều ấy cơ chứ? Dẫu chỉ được một mắt nhưng mẹ vẫn hoàn thành tốt những việc trong nhà, vẫn giỏi giang với các công tác xã hội thì không phải đáng khen hơn những người phụ nữ khác hay sao? Đáng lẽ tôi phải tự hào chứ sao lại xấu hổ, tại sao phải cúi mặt lặng thinh? Những câu hỏi ấy chỉ càng làm sự ân hận trong tôi dâng trào hơn, nó như xoáy sâu vào con tim vốn đã ân hận nay lại càng ân hận hơn. Mẹ biết tất cả nhưng mẹ chưa bao giờ trách mắng tôi một lời nào hay phàn nàn rằng tại sao con lại làm như thế mà hình như mẹ cảm thấy có lỗi vì mẹ không được hoàn hảo như người ta. Càng ngày mẹ càng yêu thương tôi hơn, nuông chiều tôi hơn. Thà rằng mẹ cứ mắng chửi đánh đập thì tôi còn thấy nhẹ lòng hơn đằng này… Mẹ càng làm như thế tôi càng cảm thấy mình như một đứa con bất hiếu, thật tồi tệ, thật đáng trách, thật đáng trừng phạt.

Giờ này đang ở cách xa mẹ hàng chục cây số nghĩ đến mẹ mà nước mắt tuôn rơi. Không biết ở nhà mẹ có khỏe không như lời mà mẹ vẫn thường hay nói mỗi khi tôi hỏi? Không biết mẹ có “ham công tiếc việc” mà thức khuya hay không để rồi lại nhức mắt? Mẹ chỉ còn một con mắt nếu nó bị gì thì tôi biết phải làm sao. Tôi không cần mẹ phải để lại tài sản hay một thứ gì đó quý giá cho tôi mà tôi chỉ cần mẹ khỏe mạnh để làm điểm tựa cho tôi mỗi bước trên đường đời. Với tôi một đôi mắt đẹp không phải là “Đôi mắt lấp lánh như ánh sao đêm” cũng không phải là “Đôi mắt trong veo” như lời văn của bao người mà chính là đôi mắt của mẹ bởi đơn giản đó là đôi mắt của mẹ tôi dù như thế nào thì nó vẫn là đẹp nhất.

Dạ Nguyệt
22 tháng 2 2017 lúc 21:07

Có mấy ai đã một lần nhìn ngắm thật kĩ đôi mắt của mẹ? Bạn có biết không? Đối với tôi đó là đôi mắt tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy. Tôi biết nó không đẹp, không sáng lấp lánh như ánh sao đêm, cũng chẳng đen láy như bao bài thơ mà tôi vẫn thường đọc. Mà... đó là một đôi mắt với con ngươi đã mờ dần theo năm tháng, đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn tôi với vẻ triều mến, thiết tha mặc cho bao lo toan, bộn bề của cuộc sống có làm mẹ mệt mỏi. Đã bao lần tôi thấy mẹ cười, những nhếp nhăn hằn rõ lên trên khóe mắt. Nhưng nếp nhăn ấy cứ như một bằng chứng cho thấy sự vất vả của mẹ bao năm qua. Mẹ tôi đã già đi rất nhiều rồi, già tự lúc nào tôi không hay. Nhưng dù thời gian có trôi đi, mẹ vẫn mãi là mẹ của tôi, tôi vẫn yêu mẹ. Yêu lắm đôi mắt của mẹ tôi.

Bài này mình tự làm không chép mạng nha~ Bạn tham khảo. Câu văn của mình chưa mượt, cách dùng từ cũng chưa hay lắm ^^

Thảo Nguyễn Karry
22 tháng 2 2017 lúc 21:14

Ngày qua tháng , tháng qua năm rồi từ năm này sang năm khác , tôi vẫn được mẹ sát cánh và dẫn dắt theo con đường đúng đắn . Mẹ tôi vốn vất vả từ khi tôi trào đời , mẹ là người ẵm bế tôi nhiều nhất . Mẹ cũng đã vui vì tôi , buồn vì tôi khiến cho đôi mắt của mẹ chẳng thể trẻ trung mãi như thời mới lấy bố . Với tôi , đôi mắt của mẹ đủ để ánh lên sự thương yêu và hết lòng vì con đến nhường nào . Đôi mắt của mẹ ẩn chứ bên trong là những sâu thẳm của thời gian vụt qua thoe năm tháng , mẹ đã khóc nhiều lần vì tôi , đã dùng đôi mắt đó nhìn tôi để tôi nhận ra mình đang làm một việc có lỗi với mẹ , mẹ cũng đã nhìn tôi thật trìu mến , hạnh phúc khi tôi lọt lòng , khi tôi làm một việc gì đó thành công . Tôi là một đứa chẳng ngoan mấy khiến cho mẹ chẳng thể yên tâm , vì nguyên nhân đó mà hai bên mắt mẹ hiện lên những vết nhăn sao mà để tôi thấy ân hận và có lỗi quá ! Tôi đã nhiều lần ước sao cho mình không để mẹ lo lắng đến vậy , để mẹ buồn đến vậy , để mẹ khóc nhiều đến thế . Tôi biết lỗi và yêu sao đôi mắt trìu mến mà cương nghị của mẹ - đôi mắt mà khiến tôi tỉnh ngộ ra , mình chưa làm được gì để mẹ vui !

Lê Thiên Anh
23 tháng 2 2017 lúc 9:10

Tôi ngồi đây trong một buổi chiều mùa thu Hà Nội, đưa mắt nhìn ra ô cửa sổ lấp ló những bóng nắng đang mải mê rót mật xuống hiên nhà. Chợt nhắm mắt lại, tôi cảm thấy như có một làn gió nhẹ mát vừa thoáng qua, đưa tôi trở về với những kỉ niệm ngày thơ ấu. Đây đã là một thói quen của tôi vào mỗi chiều thứ bảy cuối tuần. Đi học xa nhà, đôi lúc cảm thấy chạnh lòng với một nỗi buồn man mác trong tim. Ô cửa sổ bé tí nơi có có giàn gấc đỏ với đàn gà con là nơi làm bạn với tôi mỗi khi buồn hay có tâm trạng cần sự tĩnh lặng một mình, đó cũng là khoảng không gian thanh bình hiếm có nơi trung tâm Hà Nội náo nhiệt và vội vã này. Không giống như những lần trước, khi nhắm mắt lại tôi không còn được thấy những chiều rong chơi thả diều với thằng bạn hàng xóm trên trần nhà hay mê mải một cuốn truyện hay mà để quên nồi canh đang cạn sôi trên bếp. Thật khác lạ, chỉ có duy nhất một hình ảnh quen thuộc đã hằn in vào tâm thức của tôi mỗi khi nhớ về, chính là một ánh mắt, một ánh mắt quen thuộc đến gần gũi, một ánh mắt luôn nhìn ra xa xăm nơi có khoảng không gian đậm nỗi u buồn đến trống trải – ánh mắt của mẹ tôi.

Như có gì đó thôi thúc, tôi chợt mở mắt ra và bắt đầu “ thốt lên’’ những dòng thơ đầu tiên miêu tả ánh mắt ấy của mẹ mình:

“ Đôi mắt ấy đôi mắt của mẹ tôi

Đôi mắt âu lo, nhọc nhằn, mong mỏi

Đôi mắt ấy suốt một đời còm cõi

Đôi mắt ưu tư còn lại đến bây giờ’’.

Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình thuộc vào loại nghèo nhất phố. Nghèo chắc có lẽ là cái bối cảnh chung của đất nước lúc bấy giờ, nhưng nghèo mà còn đông con,cha mẹ không làm nhà nước, sống lụp xụp trong một căn nhà dựng tạm trên đống rác thì đúng là khó khăn chồng chất khó khăn. Ngay từ nhỏ mẹ chỉ được đi học đến hết năm lớp 3 vì gia đình khó khăn, lại phải chật vật kiếm sống nên ông bà ngoại cho mẹ nghỉ học. Cho đến giờ, mỗi lần đọc hay viết sai chính tả mẹ lại buồn nhớ lại chuyện ngày xưa. Mẹ kể, mẹ phải phải đi làm từ lúc còn rất nhỏ, bán kem, bán bánh, bán nước chè… quanh rạp chiếu bóng thành phố hay tất tả ngược xuôi buôn bán khắp các chợ làng, chợ huyện khắp nơi trong tỉnh. Mẹ không trách ông bà ngoại không cho mẹ đi học vì năm mẹ sinh (1968) cũng là năm chiến tranh ác liệt, gia đình đông người phải chạy lo từng bữa nên mẹ phải nghỉ học sớm. Các câu chuyện cũng chính là những hồi ức được mẹ kể một cách chậm rãi, đôi lúc bị ngắt quãng bởi ánh mắt đang nhìn xa xăm của mẹ, những giọt lệ không rơi mà rưng rưng trên khóe mắt mẹ càng làm tôi thương mẹ hơn. Dường như cái cuộc sống thời ấu thơ đó đã hằn in trong tâm trí của mẹ để rồi một lúc nào đó bất chợt ngồi nhớ lại, cảm xúc ấy lại trào dâng một thời nhọc nhằn, vất vả không thể quên. Mẹ thường kể cho tôi nghe nhiều chuyện thời thơ ấu của mình, nhưng chuyện buồn thường nhiều hơn vui. Thật vậy, lấy đâu ra niềm vui giữa một không gian với những tiếng bom, tiếng súng, giữa những bộn bề chuyện áo cơm cho cả gia đình. Cuộc sống ấu thơ không chỉ dừng lại ở đó, mọi thứ như không lúc nào ngơi sóng gió, đôi lúc vượt quá sức chịu đựng của con người, nhưng con người ta vẫn phải gắng gượng để sống, để đối mặt với những tháng ngày tiếp theo mà không biết sẽ ra sao. Tất cả như khắc nghiệt hơn khi đúng vào mùa mưa lũ năm ấy ông ngoại tôi qua đời trong một cơn ho mãn tính vì phổi bị tổn thương do lao lực. Mẹ kể, ông mất đúng vào mùa mưa một năm trước khi tôi chào đời, gia đình khó khăn khi những đồng tiền dành giụm cuối cùng bà ngoại đem mua cỗ quan tài cho ông, nước mắt đau xót cho người vừa nằm xuống hòa cùng giọt lệ mưa tuôn như muốn gào thét, muốn quật ngã tất cả. Mẹ tôi nói rằng cũng vì chính sau đợt ấy, mắt mẹ mờ dần đi nhiều. Chôn chặt những kí ức đau buồn vào trong tim, đôi mắt ấy của mẹ lại sắp phải chịu đựng những giông bão cuộc đời chuẩn bị ập tới khi mẹ ngậm ngùi bước chân về nhà chồng. Không như những người bạn khác lấy chồng và có một cuộc sống sung túc, hạnh phúc, cái khổ, cái vất vả vẫn luôn đeo bám mẹ. Bố tôi không phải là người chăm chú đến việc làm ăn kiếm tiền, bố luôn tỏ ra khinh mẹ chỉ vì nhà mẹ nghèo, mẹ ít học, những trận đòn đêm cứ ám ảnh tôi từ lúc bé cho đến bây giờ. Hằng đêm, không lúc nào tôi nguôi lo sợ mẹ bị bố đánh, chỉ vì một bức xúc gì đó, bố quay sang mắng mẹ và đánh mẹ, những lý do tưởng chừng như vô lý ấy lặp đi lặp lại suốt một thời gian dài cho đến khi tôi và em tôi lớn khôn. Khóc hết nước mắt vì một thời thơ ấu cơ cực, nay lại một lần nữa vì chuyện gia đình, đôi mắt mẹ không còn sáng trong như trước mà luôn nặng trĩu đôi hàng lông mày rủ xuống như kéo theo biết bao nỗi buồn, nỗi cơ cực trong tim. Kinh tế cũng chính là nguyên nhân của mỗi cuộc cãi vã giữa mẹ và bố. Kiếm được đồng tiền giữa thời buổi này đâu có dễ, phải là con người có đầu óc biết buôn bán lãi lời mới mong khá được, và đó cũng chính là nguyên nhân bố quay sang nói mẹ, chê mẹ là người ít học, ít hiểu biết nên mặc dù có buôn bán cũng không kiếm ra tiền. Nhà tôi ngày trước sống chung với ông bà, có một cái sân nho nhỏ, cứ chiều chiều là gió mát lộng, mỗi lần gội đầu xong tôi lại thấy mẹ ngồi ngoài bậu cửa, xõa hàng tóc dài mượt mà thơm mùi nước lá bưởi chải đầu. Mẹ ngồi đó, vừa chải đầu vừa nhìn ra xa, đến một góc vô định nào đó và cũng chính khoảnh khắc ấy, tôi hiểu rằng mẹ đang buồn. Chắc có lẽ tôi tự thấy mình là một đứa con trai luôn quan sát và lặng nhìn theo mẹ, tôi biết mẹ đang nghĩ gì, những lúc như thế tôi thường lại gần và ngồi vào lòng mẹ, mẹ chỉ mỉm cười và lại nhìn ra xa. Trải qua biết bao chuyện vui buồn, qua bao năm tháng nhọc nhằn ánh mắt mẹ vẫn luôn nhìn ra xa như vậy mỗi lúc buồn hay suy nghĩ . Đôi mắt ấy đã phải chứng kiến, đã trải qua không ít thăng trầm trong cuộc sống, đôi mắt ấy cũng ngày càng mờ đi theo năm tháng. Giờ đây, khi đã đi qua gần hết nửa cuộc đời, đôi mắt mẹ đã không còn nhìn rõ như trước nữa, nheo lại, chùng xuống cùng với khuôn mặt gầy gò và làn da sạm đi theo thời gian. Trước đây khi chưa lên đại học, tôi thường ngồi một mình, lặng đi để quan sát người mẹ tần tảo của mình. Mẹ luôn thức để làm mọi việc cho đến khuya, một mình thôi và cũng thức dậy rất sớm ngồi lụi cụi nhóm bếp, những làn khói đục bay nghi ngút làm hoen đôi mắt mẹ, những lúc ấy tôi lại thấy thương mẹ nhiều hơn. Có lần, thấy mẹ dậy sớm, tôi chợt hỏi mẹ: “ Mẹ ơi, sao hôm nào mẹ cũng dậy sớm thế’’. Mẹ chỉ trả lời với một tâm trạng buồn bã: “ Tiền nó thúc mẹ dậy sớm đấy’’. Vậy đấy, vẫn là vì miếng cơm manh áo cho cả gia đình, mẹ dậy sớm làm mọi việc từ chuẩn bị hàng cho ngày hôm đó, đi chợ, nhóm bếp, quét dọn nhà cửa… mẹ dậy trong lúc các con vẫn say sưa bên giấc ngủ . Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại ánh mắt ấy tôi lại muốn chạy về ngay với mẹ, ôm mẹ thật lâu để không bao giờ phải xa mẹ nữa. Kỉ niệm về những câu chuyện, về ánh mắt buồn của mẹ chợt vụt tắt khi đâu đó vang vọng lên những câu hát mượt mà làm tôi không sao kìm nén được cảm xúc của mình: “…mẹ ngồi ru con đong đưa vọng buồn, mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh lạy trời mưa tuôn, lạy trời mưa tuôn cho đất sợi mềm hạt mầm vun lên, mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình’’.

Ai trong mỗi chúng ta đều có mẹ, nhưng mỗi người lại có một hoàn cảnh khác nhau và đã bao giờ trong cuộc sống, chúng ta vô tình bắt gặp một ánh mắt nào đó chứa chan bao cảm xúc như ánh mắt của mẹ? Đối với tôi, ánh mắt ấy không đẹp như ánh mắt của một vị thần hay của một nghệ sĩ nào khác, mà nó luôn đượm buồn, mơ màng và sâu lắng bao nỗi nhọc nhằn, vất vả của một đời người sống trong cam chịu, thương yêu. Không một họa sĩ, nhạc sĩ hay một nhà thơ nào có thể sáng tác một tác phẩm nói lên hết vẻ đẹp của ánh mắt người mẹ, bởi nó đơn giản là một tuyệt tác mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi đứa con chúng ta, và chỉ có sự rung động, tình thương yêu từ chính con tim mỗi người con mới có thể hình dung và cảm nhận hết vẻ đẹp từ đôi mắt của người mẹ, một đôi mắt luôn ám ảnh chúng ta cho đến suốt cuộc đời.


Các câu hỏi tương tự
Tại Sao Lại Vậy
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Lê Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn thị xuân mai
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
Wang KaiYuan
Xem chi tiết
Cao thi khanh linh
Xem chi tiết
Thiên thần của ánh sáng
Xem chi tiết
Nguyễn Công Thịnh
Xem chi tiết