Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nịna Hatori
30 tháng 1 2017 lúc 16:02

giúp j bạn?

‪‪‪‪‪‪‪‪‪‪
1 tháng 2 2017 lúc 10:30

giúp cái gì vậy

nguyễn thị ngọc khánh
10 tháng 1 2018 lúc 15:33

Có chuyện gì vậy bạn

Chi Chi
Xem chi tiết
Bam Bam
1 tháng 2 2017 lúc 19:42

Tóm tắt nội dung:

- Khái quát vđề: Dân ta có 1 lòng lồng nàn yêu nước đó là truyề thống quý báu.

-Chứng minh truyền thống yêu nc của nhân dân theo dòng thời gian lịch sử

- Chứng minh luận điểm: "Đồng bào ta ngày nay cx r xứng đáng vs tổ tiên ta ngày trước" bằng thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Nhiệm vụ of Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nc of toàn dân:

+Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau of Đảng

+Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến.

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:33

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và đó là truyền thống quý báu của dân ta, luôn luôn sôi sục trong lòng mỗi người dân VN. Từ xưa đã có bao vị anh hùng không quản khó khăn, hi sinh tính mạng vì nền độc lập tự do của dân tộc: bà trưng, Bà Triệu,....Rồi ngày nay, tinh thần ấy vẫn đang cháy rực trong lòng mỗi ngưòi dân VN. Các tầng lớp trong xã hội, không kể tuổi tác, giai cấp, địa vị,... tất cả đều hăng say làm việc, ủng hộ chiến trường...... Tinh thần như 1 thứ của quý cần được phát huy và gìn giữ

Vũ Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
1 tháng 2 2017 lúc 13:31

Bạn tham khảo nhé

“Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.

Oanh Tống Kiều
3 tháng 2 2017 lúc 21:35

dễ quá không phải trả lời

Diệu Đỗ 😘😘
30 tháng 1 2018 lúc 7:55

Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Chúc bạn học tốt...!!

Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 16:28

Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Nó không phải là những gì quá to tát hay cần phải phô trương, mà là những việc bình dị hằng ngày, ai cũng có thể làm được để thể hiện lòng yêu nước.

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, lòng yêu nước được đo bằng điểm học tập và rèn luyện. Đối với các bạn thanh niên nông thôn, đô thị, yêu nước là chăm chỉ lao động, sản xuất, làm giàu chính đáng. Đối với các bạn thanh niên công chức, viên chức, làm việc trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Đối với các bạn thanh niên trong lực lượng vũ trang, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ, chính là biểu hiện của tinh thần yêu nước. Có những việc rất nhỏ, như: không vứt rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn tài sản công cộng và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tôn trọng với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, không sính dùng từ “ngoại”, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Lòng yêu nước còn thể hiện ở những hành động “sống đẹp, sống có ích” như hiến máu cứu người, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tham gia giao thông có văn hóa, gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tình nguyện xung phong về làm việc tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, xây dựng các công trình thanh niên vì cuộc sống cộng đồng. Chúng ta yêu nước khi chúng ta thực hiện phương châm “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khi chúng ta thành kính trước lá cờ Tổ quốc và hát vang bài Quốc ca trong Lễ chào cờ, khi chúng ta giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam, hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế…

Đỗ Vũ Thiên Ân
2 tháng 2 2017 lúc 18:58

1. học tập thật tốt

2 tích cực cải thiện bản thân

3. cải thiện , nâng cao mk sau đó lan tỏa ra mọi người xung quanh

4. yêu nước là yêu những cá thể trong lưu vực đó

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:26

Những ngày này, cả nước đang tưng bừng trong ngày hội Quốc khánh. Nhớ lại trang sử hào hùng của dân tộc ta, cách đây 70 năm, trong một sáng mùa thu lịch sử Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từng lời Bác dặn mỗi người con Việt luôn khắc cốt ghi tâm. Trải qua 70 năm đất nước ta ngày càng phát triển, thế hệ trẻ luôn hăng say học tập làm theo gương Bác.

Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Đó có thể là những hành động nhỏ như cố gắng học tập tốt, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Có khi đơn giản chỉ là một hành động vì môi trường, không vứt rác bừa bãi. Hoặc thậm chí đơn giản hơn chỉ là nở một nụ cười với vị khách nước ngoài khi ta vô tình gặp trên đường mà thôi…

Cùng chúng tôi dạo một vòng xem các bạn học sinh - thế hệ tương lai nói gì về ngày trọng đại này và suy nghĩ của các bạn ấy về lòng yêu nước nhé!

Khi được hỏi về ý nghĩa của ngày Quốc khánh, bạn Phó Hỷ Dinh, lớp 10A10 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) cho biết: “Ngày Quốc Khánh là ngày hội lớn của Việt Nam ta, là ngày khẳng định Việt Nam ta là một nước độc lập, tự do”.

Tương tự, bạn Ngô Duy Hoàng, học sinh lớp 12A trường THPT Nguyện Thị Diệu cũng trả lời: “Ngày Quốc khánh là ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân hoàn toàn được giải phóng khỏi ách nô lệ của thực dân”.

Còn khi được hỏi về lòng yêu nước, hầu hết các bạn đều cho rằng yêu nước không nhất thiết là phải làm những việc quá lớn lao, nó có thể xuất phát từ những việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa cao đẹp.

Với cô bạn Thanh Vy, học sinh lớp 10 A10, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai thì yêu nước đơn giản là: “Khi gặp người nước ngoài hãy niềm nở và giới thiệu cho họ về nền văn hóa tốt đẹp của nước mình”.

Còn với bạn Thành Huy, học sinh lớp 12A8 thì: “Mỗi ngày đến trường, chúng ta nên chăm chỉ học tập và làm những việc có ích để sau này trở thành một người tài giỏi. Đó cũng là một việc thể hiện lòng yêu nước”.

Cô bạn Thúy Quyên trường THPT Nguyễn Thị Diệu thì lại có tư tưởng: “ Yêu nước là chúng ta phải vào Đảng và phấn đấu học để xây dựng đất nước”.

Anh chàng mọt sách Gia Kỳ có câu trả lời khá thú vị và đáng để nhiều bạn khác phải suy nghĩ khi đề cập đến việc “dân ta phải biết sử ta”: “Yêu nước trước tiên là phải trau dồi về đạo đức và cần cố gắng trong học tập. Trong đó cần phải tăng cường học hỏi cũng như tìm hiểu các môn về lịch sử để tăng thêm sự hiểu biết về nguồn gốc dân tộc”.

Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 2 2017 lúc 16:47

MỐI QUAN HỆ GIỮA BỐ CỤC VÀ LẬP LUẬN

Bài văn có ba phần lớn.

I. Mở bài; II. Thân bài; III. Kết bài.

- Mỗi phần I và III có một đoạn văn. Riêng phần II có 2 đoạn văn.

* Ở đây, có một luận điểm lớn xuất phát: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Để nêu bật tầm quan trọng của nó, tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu, và có vai trò giữ nước.

* Tiếp đó là luận điểm nhỏ:

+ Lòng yêu nước trong quá khứ (truyền thống). Tác giả dẫn ra các ví dụ lịch + lòng yêu nước trong hiện tại. Tác giả dẫn chứng bằng cách liệt kê đi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược).

* Tiếp đó, tác giả rút ra kết luận “Bổn phận của chúng ta...”, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến ”


Chúc bạn học tốt!!!!

Nguyễn Ngọc Minh
6 tháng 2 2017 lúc 19:38

bạn xem thử của mik nhé

- Mở bài: Nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta- luận điểm lớn.

- Gồm: 1 đoạn.

- đoạn mở bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân- kết quả.

- Thân bài: Nêu cụ thể hóa luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ.

+ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ

+ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong tương lai.

- Gồm: 2 đoạn.

- Thân bài: lập luận theo tổng phân hợp.

- Kết bài: Khẳng định những luận điểm đã trình bày: bổn phận của chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

- Gồm: 1 đoạn.

- kết bài: Lập luận theo quan hệ tổng tương đồng.

phan thanh lâm
21 tháng 1 2019 lúc 20:35

Với văn bản “Lòng yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ luận điểm xuất phát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

Để làm được điều đó, tác giả đã sử dụng hệ thông lập luận chặt chẽ với một bố cục gồm ba phần tương đối rõ ràng:

Mở bài: Giới thiệu truyền thông yêu nước quý báu của dân tộc ta.

Thân bài: Chứng minh bằng cách nêu lên những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

Kết bài: Khẳng định vai trò của lòng yêu nước và nêu lên trách nhiệm, bổn phận của mỗi công dân.

- Mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài đều tương ứng với một đoạn và mỗi đoạn văn đều tương ứng với các luận điểm sau:

Mở bài gồm đoạn vãn đầu tiên và tương ứng với luận điểm xuất phát là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

Thân bài gồm hai đoạn văn tương ứng với hai luận điểm:

- “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”.

- “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Kết bài gồm một đoạn văn tương ứng với các câu văn mang luận điểm: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý đem ra trưng bày”.

- Với bố cục và các luận điểm như trên, tác giả đã lập luận theo các cách như sau:

+ Lập luận hàng ngang (1) theo quan hệ nhân quả: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (nguyên nhân) -> nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước (kết quả).

+ Lập luận hàng ngang (3) theo quan hệ tổng phân hợp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (Kết quả) -> Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ...(cụ thể) -> Đều giong nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (kết quả).

+ Lập! luận hàng ngang (4) theo quan hệ tương đồng: Bổn phận của chúng ta -> giải 1 thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo —> làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc kháng chiến.

+ Lập luận hàng dọc (1) theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước -> Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại -> đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước —> Bổn phận của chúng ta.

Như vậy, với bố cục và cách lập luận như trên, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ luận điểm đến các luận chứng để cuối cùng đi đến kết luận. Các luận điểm có quan hệ chặt chẽ với các luận chứng, tạo nên sự thống nhất giữa bố cục và lập luận.

Bài viết : http://www.loptruong.com/soan-bai-bo-cuc-va-phuong-phap-lap-luan-trong-van-nghi-luan-36-2638.html

chúc bn học tốt

duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:23

a)

Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?

Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

Đỗ Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
5 tháng 2 2017 lúc 19:53

b) Bài văn có bố cục 3 phần:

- Mở bài( từ đầu đến lũ cướp nước): nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài( tiếp theo đến lồng nồng nàn yêu nước): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài( phần còn lại) : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

+ Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công dân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên góp đất cho Chính phủ,…các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh nhân dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước.

d) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ….lũ bán nước ( so sánh cụ thể, độc đáo). Tác dụng: làm nổi bật sức mạnh của tinh thần yêu nước, giúp người đọc được giá trị của lòng yêu nước.

e) (1) Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

(2)Sắp xếp theo các trình tự, tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hệu phương; tầng lớp, giai cấp.

(3) Có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công dân, địa chủ..; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

g) Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ.

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian ( từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là 1 khái niệm trừu tượng.

Đỗ Ngọc
2 tháng 2 2017 lúc 21:35
Trần Như Hiền
3 tháng 2 2017 lúc 21:55

Này bạn ơi bạn vào trang web: Soạn văn 7 (Đơn giản wá) đó nha bạn

Lê Công Thành
Xem chi tiết
Hồ Trâm Anh
Xem chi tiết
Hiyoko
3 tháng 2 2017 lúc 21:03

*Hệ thống LĐ, LC:
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Nhận xét:
- Bố cục hoàn chỉnh.
- Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.

Nguyễn Ngọc Quân
3 tháng 2 2017 lúc 21:08

*Hệ thống LĐ, LC:
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Nhận xét:
- Bố cục hoàn chỉnh.
- Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.

Trần Như Hiền
3 tháng 2 2017 lúc 21:29

*Bài văn có 3 phần : Phần 1 – có 1 đoạn; phần 2 – có 2 đoạn; phần 3 – có 1 đoạn.

*Luận điểm chính :

-Phần 1 : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước – đó là truyền thống quý báu của dân tộc.

-Phần 2: 2 luận điểm :

+Lòng yêu nước trong quá khứ, lịch sử

+Lòng yêu nước trong hiện tại

-Phần 3 : nêu kết luận, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát huy lòng yêu nước.

*Cách lập luận :

-Hàng ngang :

+Đoạn 1 : lập luận theo quan hệ nhan – quả

+Đoạn 2 : lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp

+Đoạn 3 : lập luận theo suy luận tương đồng.

-Hàng dọc :

+Hàng 1 : suy luận tương đồng theo tác giả

+Hàng 2 : suy luận tương đồng theo tác giả

+Hàng 3 : Quan hệ nhân quả so sánh suy lí

=>Khả năng lập luận đa dạng, linh hoạt.

*Mạch lập luận :

-Từ luận điểm chính => chứng minh theo lịch sử và các bình diện khác nhau của cuộc khác chiến => nêu trách nhiệm, bổn phận trong việc phát huy lòng yêu nước

=>Lập luận chặt chẽ, hợp lí.

Huyền Phương Vũ
Xem chi tiết
Lê Công Thành
21 tháng 3 2017 lúc 11:47

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu