Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Nguyễn Khánh Hạ
Xem chi tiết
trần hương ly
4 tháng 4 2018 lúc 21:33

cần phải diễn cảm , nhẹ nhàng , nhấn mạnh

chúc bạn học tốt yeu

Bình luận (1)
do thi huyen
5 tháng 4 2018 lúc 20:09

giọng văn thiết tha , giàu cảm xúc

Bình luận (0)
Đỗ Thị Huyền Trang
5 tháng 4 2018 lúc 20:40

Giọng văn tự hào,thiết tha,giàu cảm xúc

Bình luận (2)
Võ Hùng Hy
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
17 tháng 1 2018 lúc 14:15

b) Bài văn có bố cục 3 phần:

- Mở bài( từ đầu đến lũ cướp nước): nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài( tiếp theo đến lồng nồng nàn yêu nước): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài( phần còn lại) : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

+ Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công dân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên góp đất cho Chính phủ,…các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh nhân dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước.

d) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ….lũ bán nước ( so sánh cụ thể, độc đáo). Tác dụng: làm nổi bật sức mạnh của tinh thần yêu nước, giúp người đọc được giá trị của lòng yêu nước.

e) (1) Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

(2)Sắp xếp theo các trình tự, tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hệu phương; tầng lớp, giai cấp.

(3) Có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công dân, địa chủ..; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

g) Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ.

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian ( từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là 1 khái niệm trừu tượng.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
17 tháng 1 2018 lúc 14:16

bổ sung:

a. (1) Nói về tinh thần yêu nước của dân tộc ta. (2) Câu chủ đề chính: - Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý baud của ta + Đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước của dân tọc ta trong kháng chiến chống bão lũ, thiên tai. Và truyền thống đó vẫn đang được giữ gìn và bảo vệ
Bình luận (0)
nguyen minh quan
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Hương Giang
1 tháng 2 2018 lúc 19:45

văn bản nào ạ

Bình luận (1)
happy time
Xem chi tiết
Lê Thu Hằng
26 tháng 3 2018 lúc 12:44

trích trong bài báo cáo chính trị của chủ tịch hồ chí minh đọc tại đại hội lần 2 của đảng lao động việt nam [2-1951]

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 3 2018 lúc 13:01

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. Bác có tên thật là Nguyên Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 và mất ngày 2/9/1960 là một nhà lãnh đạo cách mạng tài ba sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, một chiến sĩ Cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế giới.

Mùa xuân năm 1951, tại một khu rừng Việt Bắc, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) lần thứ 2 được tổ chức. Hồ Chủ tịch đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn bàn về “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong báo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội thứ II của Đảng lao động Việt Nam( Đảng Cộng sản Việt Nam).

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạng văn nghị luận.Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,… tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,… của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.

Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,… Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có câu văn tóm tắt nội dung nghị luận là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" thể hiện dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc. và bài văn nghị luận được tác giả chia làm ba phần để làm sáng rõ luận điểm trên: Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đây là văn bản nghị luận tiêu biểu, mẫu mực cho kiểu văn bản chứng minh vấn đề chính trị xã hội. Văn bản tuy ngắn nhưng hoàn chỉnh. Từ đó cho ta thấy được nhân dân ta rất yêu nước một lòng chung với nước đoàn kết đấu tranh để có cuộc sống hòa bình, ấm lo, hạnh phúc.

Bình luận (1)
Tâm Phạm Công
Xem chi tiết
Từ Nguyễn Ánh
16 tháng 3 2018 lúc 23:24

Chào bạn !

-Để chứng minh cho nhận định " dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nỗi của cuộc kháng chiến chống Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. dẫn chứng đó được thể hiện như sau:

+ Thứ nhất trong lịch sử :những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,...

+ Thứ hai trong khánh chiến Pháp: đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước:" Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương ..." Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 1 2019 lúc 21:00
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay: Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước)
Bình luận (0)
Đạt Trần
31 tháng 1 2019 lúc 21:01

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiếc sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

Trình tự: Không gian và thời gian nha

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Hạnh Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
21 tháng 3 2018 lúc 21:25

tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
21 tháng 3 2018 lúc 21:26

tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nỗi của cuộc kháng chiến chống Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. dẫn chứng đó được thể hiện như sau:

+ Thứ nhất trong lịch sử :những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,...

+ Thứ hai trong khánh chiến Pháp: đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước:" Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương ..." Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.
Bình luận (0)
Trần Bích Hằng
Xem chi tiết
Hương Trần
22 tháng 2 2017 lúc 11:14

Lap luan: bo cuc ro rang, lap luan chat che

Dan chung: tieu bieu, phong phu co syc thuyet phuc

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
9 tháng 8 2017 lúc 16:47

- luận điểm : + nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước

- thời quá khứ: các tấm gương tiêu biểu , anh hùng dân tộc

lí lẽ: + Tự hào về những trang lịch sử vẻ vang ( kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ)

- hiện tại : rất giống với tổ tiên ngày trước , đoàn kết tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước

+ các lứa tuổi , từ cụ già đến em nhỏ

+ tuyên truyền và hậu phương , các chiến sĩ mặt trận, các công chức phụ nữ và các bà mẹ

+ các giới đồng bào và các tầng lớp xã hội , công nhân, nông dân, điền chủ

Bình luận (0)
Lê Thị Hồng Vân
21 tháng 3 2018 lúc 5:17

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi.
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn.

Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",

Bình luận (0)
Nguyễn Lý Thùy Trâm
15 tháng 4 2018 lúc 18:47

Khiêm tốn là thái độ hòa nhã, nhún nhường của con người có văn hóa trong ứng xử.Khiêm tốn là biết mình, biết người, luôn tỏ ra tôn trọng bản thân và người khác. Người khiêm tốn không bao giờ thỏa mãn với kết quả mình đã đạt được mà luôn cố gắng phấn đấu hơn nữa để đạt kết quả cao hơn.

Bình luận (0)
Hồ Trâm Anh
Xem chi tiết
Hiyoko
3 tháng 2 2017 lúc 21:03

*Hệ thống LĐ, LC:
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Nhận xét:
- Bố cục hoàn chỉnh.
- Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Quân
3 tháng 2 2017 lúc 21:08

*Hệ thống LĐ, LC:
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Nhận xét:
- Bố cục hoàn chỉnh.
- Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.

Bình luận (0)
Trần Như Hiền
3 tháng 2 2017 lúc 21:29

*Bài văn có 3 phần : Phần 1 – có 1 đoạn; phần 2 – có 2 đoạn; phần 3 – có 1 đoạn.

*Luận điểm chính :

-Phần 1 : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước – đó là truyền thống quý báu của dân tộc.

-Phần 2: 2 luận điểm :

+Lòng yêu nước trong quá khứ, lịch sử

+Lòng yêu nước trong hiện tại

-Phần 3 : nêu kết luận, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát huy lòng yêu nước.

*Cách lập luận :

-Hàng ngang :

+Đoạn 1 : lập luận theo quan hệ nhan – quả

+Đoạn 2 : lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp

+Đoạn 3 : lập luận theo suy luận tương đồng.

-Hàng dọc :

+Hàng 1 : suy luận tương đồng theo tác giả

+Hàng 2 : suy luận tương đồng theo tác giả

+Hàng 3 : Quan hệ nhân quả so sánh suy lí

=>Khả năng lập luận đa dạng, linh hoạt.

*Mạch lập luận :

-Từ luận điểm chính => chứng minh theo lịch sử và các bình diện khác nhau của cuộc khác chiến => nêu trách nhiệm, bổn phận trong việc phát huy lòng yêu nước

=>Lập luận chặt chẽ, hợp lí.

Bình luận (0)
Nhật Đinh
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
7 tháng 3 2018 lúc 20:36

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chứng Minh câu nói trên. Là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công.

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .

Chúng ta cùng đi tìm hiểu để làm rõ hơn nhận định trên

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược.

Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954…..

Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
7 tháng 3 2018 lúc 20:37

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cho dân tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báo. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mọi con người Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc như Bác Hồ đã nói ”Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mọi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Chúng ta đi làm rõ nhận định trên:

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Từ một đất nước nghèo nàng lạc hậu và dần dần trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lịch vật để cùng sánh vai với khác cường quốc năm châu.

Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước chảy qua bao nhiêu cuộc kháng chiến ông cha và bao lớp người đi trước đã hi sinh ko biết bao nhiêu xương máu để giữ vững hoà bình cho dân tộc. Từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu vs giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và bik bao nhiêu thế lực của địch đg trong phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng chiến tranh.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu, chiến thắng bọn xâm lược.

Trong lịch sử phong kiến Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười năm. Quang Trung đánh tan quân Thanh, khiến giặc phương Bắc trong nhiều thập kỉ không dám xâm phạm bờ cõi nước ta.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn,chính vì tinh thân đoàn kết chung sức vì một lòng với tổ quốc thân yêu đã giữ vững nên độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Trong giai đoạn hiện nay thì tinh thần yêu nước ấy vẫn đc giữ vững vừa là bảo vệ vừa là xây dựng đất nước.

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Ngân
7 tháng 3 2018 lúc 20:41

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cho dân tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báo. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mọi con người Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc như Bác Hồ đã nói ”Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mọi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Chúng ta đi làm rõ nhận định trên:

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Từ một đất nước nghèo nàng lạc hậu và dần dần trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lịch vật để cùng sánh vai với khác cường quốc năm châu.

Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước chảy qua bao nhiêu cuộc kháng chiến ông cha và bao lớp người đi trước đã hi sinh ko biết bao nhiêu xương máu để giữ vững hoà bình cho dân tộc. Từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu vs giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và bik bao nhiêu thế lực của địch đg trong phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng chiến tranh.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu, chiến thắng bọn xâm lược.

Trong lịch sử phong kiến Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười năm. Quang Trung đánh tan quân Thanh, khiến giặc phương Bắc trong nhiều thập kỉ không dám xâm phạm bờ cõi nước ta.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn,chính vì tinh thân đoàn kết chung sức vì một lòng với tổ quốc thân yêu đã giữ vững nên độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Trong giai đoạn hiện nay thì tinh thần yêu nước ấy vẫn đc giữ vững vừa là bảo vệ vừa là xây dựng đất nước.

Bình luận (0)