Hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
22 tháng 2 2018 lúc 14:27

Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!

Bình luận (1)
Bùi Thị Thu Hồng
22 tháng 2 2018 lúc 20:23

Nếu được sống những ngày tháng sôi sục năm 1284 – 1285 mà đọc Hịch tướng sĩ, hẳn không ai cầm được nước mắt. Kết thúc bài hịch, Trần Quốc Tuấn giãi bày: Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.

Phải chăng ông mong muốn người đọc, người nghe không chỉ thức tỉnh bởi những lí lẽ chặt chẽ, sắc bén mà còn thấm thìa, xúc động bởi tấm lòng người chủ soái đang bồi hồi lo lắng từng giờ từng phút cho vận mệnh sống còn của cả non sông Đại Việt. Ngày ấy, văn chương nghị luận chưa hoàn toàn tách khỏi lịch sử, triết học, chính trị (văn – sử – triết bất phân); văn nghị luận chưa tách khỏi văn tự sự, trữ tình. Thuyết phục bằng trí tuệ, lí lẽ, lập luận…bằng hình ảnh, sinh động và xúc cảm chân thành, mãnh liệt.

Có đoạn văn nhói lên đau đớn, xót xa, có đoạn ngùn ngụt căm hờn, lời văn nghẹn ngào, sôi sục. Mỗi chữ như một lời thề thiêng liêng, một quyết tâm sắc nhọn.

Đối với tì tướng, trái tim lớn ấy lại nhân hậu vô cùng. Sự quan tâm, chăm sóc của ông thật là tỉ mỉ, cụ thể, kịp thời, từng việc, từng người, nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác… như cha con, anh em ruột thịt một nhà. Khi phê phán, trách móc, chế giễu, sỉ nhục tướng sĩ dưới quyền khá nặng nề, vẫn thấy tấm lòng từ ái, độ lượng, bao dung và tầm nhìn xa rộng của Đại vương. Đặc biệt, ông luôn gắn mình với tướng sĩ: ta cùng các ngươi, chẳng những thân ta…mà các ngươi…cùng sống chết, cùng đau xót biết chừng nào, cùng vui cười… cao hơn tất cả cái sống, cái chết của mỗi người là khôi đoàn kết toàn quân, toàn dân mà Hưng Đạo vương là người có công đầu xây đắp. Đó chính là sức mạnh tinh thần quan trọng nhất để quân dân nhà Trần quyết đánh và quyết thắng.

Càng về cuối bài hịch, giọng văn càng thiết tha, mạnh mẽ. Từ tấm lòng, tình cảm chuyển dần sang ý chí, quyết tâm. Vị chủ soái đã thể hiện quyết tâm sắt đá, ý chí lớn lao, tin tưởng ở tướng sĩ, tin ở chính mình. Những lời răn dạy càng cụ thể, thiết thực: thái độ ứng xử, hành động khẩn trương… Ông đã truyền cho toàn quân khí thế Sát Thát hừng hực, một niềm tin tất thắng không gì lay chuyển nổi.

Bình luận (2)
Đạt Trần
22 tháng 2 2018 lúc 20:54

Em tâm đắc nhất đoạn phê phán bọn cường quyền và quyết tâm cao độ của vị chủ tướng. Đối với tì tướng, trái tim lớn ấy lại nhân hậu vô cùng. Sự quan tâm, chăm sóc của ông thật là tỉ mỉ, cụ thể, kịp thời, từng việc, từng người, nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác… như cha con, anh em ruột thịt một nhà. Khi phê phán, trách móc, chế giễu, sỉ nhục tướng sĩ dưới quyền khá nặng nề, vẫn thấy tấm lòng từ ái, độ lượng, bao dung và tầm nhìn xa rộng của Đại vương. Đặc biệt, ông luôn gắn mình với tướng sĩ: ta cùng các ngươi, chẳng những thân ta…mà các ngươi…cùng sống chết, cùng đau xót biết chừng nào, cùng vui cười… cao hơn tất cả cái sống, cái chết của mỗi người là khôi đoàn kết toàn quân, toàn dân mà Hưng Đạo vương là người có công đầu xây đắp. Đó chính là sức mạnh tinh thần quan trọng nhất để quân dân nhà Trần quyết đánh và quyết thắng.Ông đã truyền cho toàn quân khí thế Sát Thát hừng hực, một niềm tin tất thắng không gì lay chuyển nổi.

Bình luận (1)
Lucy Châu
Xem chi tiết
Linh Phương
28 tháng 2 2018 lúc 18:36

1. Thứ 7 này con có đi học không? - Câu Hỏi

2. Con được nghỉ học để các anh chị lớp 9 thi nghề mẹ ạ. - Câu trình bày

3. Vậy, con sang dọn dẹp nhà của giúp ông bà nhé. - Cầu khiến

4. Chắc hôm đó thì cậu An cũng về rồi, thế nào cậu chả nhớ mua cho con mấy quyển truyện mà con thích. - Dự đoán

5. Thật là tuyệt, thảo nào cậu bảo sẽ cho con một sự bất ngờ. - Bộc lộ cảm xúc

Bình luận (0)
Huyền Anh Kute
28 tháng 2 2018 lúc 18:38

Bài Làm:

1 - b ; 2 - e ; 3 - d ; 4 - c ; 5 - a.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
28 tháng 2 2018 lúc 19:16

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Huỳnh Trung Nguyêna6
Xem chi tiết
Ngô Thị Thu Trang
25 tháng 2 2018 lúc 19:33

Ngọc : bà ơi bà đi đâu đấy ạ ?

Bà : bà đi mua rau

Ngọc ; dạ vâng chá:u đnag dảnh cháu giúp bà nhé

Bà : cháu ngoan thật , đi với bà

### bà 2 lượt cháu 2 lượt

bà : vai trên

cháu : vai dưới

Bình luận (0)
Trần Yến Nhi
26 tháng 2 2018 lúc 20:17
Đây nhé cậu !
Hôm nay là buổi tổng kết năm học , vừa đọc điểm xong , Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe:
-Các cậu ơi ! Ngày mai nhà trường tổ chức cho các lớp 3 ngày đi nghỉ ở Vũng Tàu đó !
Cả lớp nhao nhao lên kháo nhau:
- Thật hả ? Thật hả ?
- Lớp trưởng ơi ! Cậu nói rõ kết hoạch cho bọn mình nghe nào !
- Thế này nhé : Vê phí xe và phòng trọ nhà trường đã chi hết rồi ! Còn chuyện ăn uống thì đã có hội phụ huynh lớp mình lo ! Sáng mai la ngày chủ nhật 5 giờ có mặt đầy đủ ! Thầy hiệu trưởng vừa phổ biến là đi sớm .. cho nó mát ') . Các cậu nhớ là phải mang đầy đủ quần áo tư tranh cần thiết nhé ! Nội dung chỉ có vậy thôi ! Lớp nghỉ !
Thế la cả bọn nhao lên :
-Ôi thích thế ! Nhà trương muôn năm !.. ')
* Câu nghi vấn: Thật hả? Thật hả?
* Câu cảm thán: Ôi thích thế ! Nhà trương muôn năm !
* Câu trần thuật: Hôm nay là buổi tổng kết năm học , vừa đọc điểm xong , Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe
* Câu cầu khiến: Lớp trưởng ơi ! Cậu nói rõ kết hoạch cho bọn mình nghe nào !
Bình luận (0)
Thời Sênh
15 tháng 1 2019 lúc 20:35

Đồng hồ điểm chuông 6 giờ 30 phút sáng....Có tiếng bước chân vào phòng.

- An, dậy đi con. Muộn học bây giờ!

- Mẹ để con ngủ thêm tí nữa.

- Không ngủ nghỉ gì hết. Dậy đánh răng rửa mặt rồi đi sửa xe mà còn đi học.

- Xe con có làm sao đâu mà phải sửa hả mẹ?

- Bị thủng xăm.

- Đâu ạ! Hôm qua con đi vẫn bình thường.

- À! - Mẹ dừng lại một chút rồi nói tiếp:

- Ban nãy mẹ lấy xe con ra chợ đi mua thịt, về đến đầu cổng không may va vào hòn đá... Nên xe thủng xăm rồi.

=> Vai xã hội của các nhân vật:

Mẹ: bề trên

An: bề dưới (con)

Bình luận (0)
Pé Nguyên Kính Cận
Xem chi tiết
Trần Yến Nhi
26 tháng 2 2018 lúc 20:15
Đây nhé cậu !
Hôm nay là buổi tổng kết năm học , vừa đọc điểm xong , Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe:
-Các cậu ơi ! Ngày mai nhà trường tổ chức cho các lớp 3 ngày đi nghỉ ở Vũng Tàu đó !
Cả lớp nhao nhao lên kháo nhau:
- Thật hả ? Thật hả ?
- Lớp trưởng ơi ! Cậu nói rõ kết hoạch cho bọn mình nghe nào !
- Thế này nhé : Vê phí xe và phòng trọ nhà trường đã chi hết rồi ! Còn chuyện ăn uống thì đã có hội phụ huynh lớp mình lo ! Sáng mai la ngày chủ nhật 5 giờ có mặt đầy đủ ! Thầy hiệu trưởng vừa phổ biến là đi sớm .. cho nó mát ') . Các cậu nhớ là phải mang đầy đủ quần áo tư tranh cần thiết nhé ! Nội dung chỉ có vậy thôi ! Lớp nghỉ !
Thế la cả bọn nhao lên :
-Ôi thích thế ! Nhà trương muôn năm !.. ')
* Câu nghi vấn: Thật hả? Thật hả?
* Câu cảm thán: Ôi thích thế ! Nhà trương muôn năm !
* Câu trần thuật: Hôm nay là buổi tổng kết năm học , vừa đọc điểm xong , Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe
* Câu cầu khiến: Lớp trưởng ơi ! Cậu nói rõ kết hoạch cho bọn mình nghe nào !
Bình luận (0)
Thời Sênh
18 tháng 2 2019 lúc 19:43

Đồng hồ điểm chuông 6 giờ 30 phút sáng....Có tiếng bước chân vào phòng.

- An, dậy đi con. Muộn học bây giờ!

- Mẹ để con ngủ thêm tí nữa.

- Không ngủ nghỉ gì hết. Dậy đánh răng rửa mặt rồi đi sửa xe mà còn đi học.

- Xe con có làm sao đâu mà phải sửa hả mẹ?

- Bị thủng xăm.

- Đâu ạ! Hôm qua con đi vẫn bình thường.

- À! - Mẹ dừng lại một chút rồi nói tiếp:

- Ban nãy mẹ lấy xe con ra chợ đi mua thịt, về đến đầu cổng không may va vào hòn đá... Nên xe thủng xăm rồi.

=> Vai xã hội của các nhân vật:

Mẹ: bề trên

An: bề dưới (con)

Bình luận (0)
vo le trinh
21 tháng 2 2019 lúc 17:33

Lan: - Kìa Hoa, cậu đi đâu mà vội thế? (hỏi)

Hoa: - Con chó nhà tớ vừa chạy đâu mất, tớ đang đi tìm. (trình bày)

Lan: - Vậy để tớ về nhà cất cặp sách rồi đi tìm cùng cậu nhé. (hứa hẹn)

Hoa: - Ôi, thế thì tốt quá! (bộc lộ cảm xúc) Cảm ơn cậu.

Bình luận (0)
Bùi Thùy
Xem chi tiết
Quỳnh Nhi
20 tháng 2 2018 lúc 19:44
Bố cục Nội dung chính
Phần 1: từ đầu đến " còn lưu tiếng tốt ! " Nêu những tấm gương anh hùng trong sử sách để khích lệ tướng sĩ
Phần 2: từ " Huống chi ta cùng các ngươi" đến " ta cũng vui lòng . " Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
Phần 3: Từ " các ngươi ở cùng ta " đến " không muốn vui vẻ phỏng có được không ? " Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
Phần 4: đoạn còn lại
Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

#HỊCH_TƯỚNG_SĨ

Bình luận (0)
meo con
24 tháng 2 2018 lúc 12:45

Phần 1: Từ đầu ... còn lưu tiếng tốt: Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử.

Phần 2: Tiếp .... vui lòng: Nhận định tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng

Phần 3: Các ngươi .... vui vẻ phỏng có được không?: Lời phân tích phải trái, làm rõ đúng sai cho tướng sĩ thấy

Phần còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu

Bình luận (0)
Thời Sênh
11 tháng 2 2019 lúc 20:57
Bố cục Nội dung chính
Phần 1:từ đầu đến còn lưu tiếng tốt! Nêu những tấm gương anh hùng trong sử sách để khích lệ tướng sĩ
Phần 2:từ ''huống chi ta cùng các ngươi đến ta cũng vui lòng Tình hình đất nước hiện tại và nỗi lòng chủ tướng
Phần 3:Các ngươi ở cùng ta...muốn vui vẻ phỏng có được không? Phân tích,phê phán những biểu hiện sai trái không phù hợp trong hàng ngũ tướng sĩ để họ thấy rõ điều hay lẽ phải.
Phần 4:Nay ta chọn binh pháp...biết bụng ta Nêu nhiệm vụ cấp bách,cụ thể,khích lệ tinh thần chiến đấu và quyết thắng của tướng sĩ.

Bình luận (0)
Snow Snow Golem
Xem chi tiết
Nguyen Khanh Van
Xem chi tiết
Quỳnh Nhi
12 tháng 2 2018 lúc 14:05

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
halinhvy
25 tháng 2 2019 lúc 12:54

Đặc điểm của hịch là thể văn kích động tình cảm và tinh thần người nghe,lời lẽ thống thiết,gây đau đớn,căm giận,phẫn nộ,khiến người có lương tâm không thể ngồi yên.Hịch không phải là thể văn thời bình,càng không thể văn đời thường.Đó là thể văn được viết ra vào thời điểm khủng hoảng,khi tổ quốc lâm nguy,gian đảng tiếm quyền hay tai họa khủng khiếp đe dọa tính mạng dân chúng,đòi hỏi mọi người đồng lòng,đồng sức đứng lên để khắc phục.Nội dung của hịch thường cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi tinh thần đấu tranh chống thù trong giặc ngoài,thường khích lệ tình cảm,ý thức của người nghe,có tính chiến đấu cao.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
25 tháng 2 2019 lúc 13:10

Đặc điểm của hịch là thể văn kích động tình cảm và tinh thần người nghe,lời lẽ thống thiết,gây đau đớn,căm giận,phẫn nộ,khiến người có lương tâm không thể ngồi yên.Hịch không phải là thể văn thời bình,càng không thể văn đời thường.Đó là thể văn được viết ra vào thời điểm khủng hoảng,khi tổ quốc lâm nguy,gian đảng tiếm quyền hay tai họa khủng khiếp đe dọa tính mạng dân chúng,đòi hỏi mọi người đồng lòng,đồng sức đứng lên để khắc phục.Nội dung của hịch thường cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi tinh thần đấu tranh chống thù trong giặc ngoài,thường khích lệ tình cảm,ý thức của người nghe,có tính chiến đấu cao.

Bình luận (0)
Phương Uyên
Xem chi tiết
Ngô Thị Thu Trang
31 tháng 1 2018 lúc 21:14

Cảm nghĩ của em về bài Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
31 tháng 1 2018 lúc 21:12

Hịch tướng sĩ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng tài ba, uy phong lẫm liệt, văn tài võ lược thời nhà Trần, người có công lao hàng đầu trong đại thắng ba lần chống quân Nguyên- Mông, mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ông còn là một nhà chính trị, một nhà văn chính luận xuất sắc với những lập luận sắc bén, hùng hồn. Sự mạnh mẽ, đanh thép nhưng không kém phần sâu sắc của văn chương chính luận Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nét thông qua tác phẩm “Dụ chư tì tướng hịch văn” hay còn được gọi với một tên khác, đó là “Hịch tướng sĩ”.

Mở đầu tác phẩm, Trần Quốc Tuấn đã kể lại những tấm gương lớn về lòng yêu nước, trung quân “ Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ…” Đây đều là những nhân vật nổi tiếng về sự anh dũng, về tấm lòng trung quân ở Trung Quốc. Đưa ra những luận cứ này là cách để Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh vào tình hình cấp bách của thời thế, vào sự cần thiết của sức mạnh toàn dân để chống lại móng ngựa của lũ quân xâm lược. Tác giả đã trình bày một cách mạnh mẽ, sự phẫn nộ về những hành vi ngông cuồng của lũ giặc: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham khôn cùng”.

Những hành động ngông cuồng, ức hiếp, bóc lột dân ta một cách trắng trợn khiến dân ta gặp bao lầm than, đau khổ. Nếu vẫn cứ tiếp tục nhẫn nhịn thì cũng chỉ làm cho lũ giặc thêm ngông cuồng, tàn nhẫn: “ Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau”. Là một vị chủ tướng có trách nhiệm song, cũng là một người dân yêu nước, thương dân nên khi chứng kiến những hành động ngông nghênh, coi thường của lũ giặc, Trần Quốc Tuấn đã trăn trở, suy nghĩ đêm ngày. Đồng thờ cũng ấp ủ mối hận to lớn với lũ giặc và quyết tâm muốn tiêu diệt hết quân cướp nước ấy: “ Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa thì ta cũng vui lòng”

Trần Quốc Tuấn đã sử dụng hàng loạt các động từ mạnh như “xả thịt”, “lột da”, “ăn gan”, “uống máu” để thể hiện sự căm phẫn, uất hận đối với lũ giặc cướp nước. Và để đánh đuổi được lũ giặc ra khỏi bờ cõi thì tác giả cũng sẵn sàng hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Qua đó ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm, trách nhiệm cùng chí khí ngút trời của vị chủ tướng tài năng. Sau khi thể hiện sự quyết tâm của mình thì Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành vi, thái độ chưa đúng của tướng sĩ: “Nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển….”

Sự phê bình đối với quân lính ở đây của Trần Quốc Tuấn không phải nhằm mục đích đề cao mình, hạ thấp binh lính mà đó là những lời tâm sự rất chân thành của vị chủ tướng, chỉ ra cái sai để chấn chỉnh, chỉ ra cái sai để mà sốc lại tinh thần, nghĩa khí của một dân tộc yêu hòa bình. Không chỉ nói về lẽ phải- trái, đúng- sai mà Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra cái hậu quả mà nếu “khuất mắt trông coi” với những hành động của lũ giặc: “ Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con của các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên”. Những lời lẽ của tác giả sắc bén mà động đến được lòng tự tôn dân tộc, khơi dậy được ý chí chiến đấu của những người lính.

Trần Quốc Tuấn nói với những binh lính của mình không phải là giọng điệu của một người chủ với lính mà thân thiết, gần gũi như những người có chung cảnh ngộ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, …lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.”

Như vậy, bằng những lập luận chặt chẽ, giọng điệu mạnh mẽ, đanh thép, Trần Quốc Tuấn không chỉ vạch ra được tội ác của quân giặc,lòng căm thù, ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của mình. Mà thông qua những lời tâm sự chân thành, gần gũi mà cũng đầy rứt khoát với những người lính, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy thành công tinh thần, ý chí đánh đuổi giặc, bảo vệ dân tộc, giống nòi ở những người lính. Có lẽ cái ý chí ấy, tinh thần ấy của toàn dân tộc đã mang lại những chiến thắng vẻ vang của ba lần đại phá quân Nguyên Mông.

Bình luận (1)
Thien Nguyen
23 tháng 4 2020 lúc 21:29

Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Bài hịch ra đời trước khi cuộc chiến chống quân Nguyên nổ ra lần thứ hai tại nước Nam. Qua bài hịch chúng ta thấy được hình tượng anh hùng Trần Quốc Tuấn gan dạ, yêu nước thương dân hơn cả tính mạng của mình. Đồng thời thấy được tinh thần mang đậm hào khí của quân và dân ta.

Trần Quốc Tuấn hiện lên là một người yêu nước và thương dân nồng nàn cháy bỏng. Tình yêu đó được thể hiện qua sự trằn trọc, suy nghĩ và ý chí muốn đánh đuổi quân xâm lược để mang lại chủ quyền, độc lập cho dân tộc ta. Khi nhìn thấy những tội ác của quân giặc phơi bày trên đất nước ta, ông đã đanh thép và nghiêm giọng "ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem than dê cho mà bắt nạt tể phụ". Với câu chữ sắc bén, mạnh mẽ và dứt khoát, Trần Quốc Tuấn đã vạch mặt sự độc ác, gian trá của quân giặc cũng như sự mê muội của triều đình. Hành động của quân giặc đã khiến cho Trần Quốc Tuấn căm phần, dồn nén cảm xúc vào bên trong.

Trần Quốc Tuấn còn lấy một loạt dẫn chứng về tội ác tàn bạo, những hành động vô liêm sỉ của bọn quân giặc mà thêm căm phẫn "thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi mua ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vưng mà thu bạc vàng, để vơ vét của dân". Những hành động vô liêm sỉ và tàn bạo, trơ trẽn đó đã khiến cho nhân dân và tướng sĩ căm phẫn đến cực độ. Trần Quốc Tuấn đã khéo léo gợi nên lòng căm thù và phẫn uất đối với nhân dân, tăng thêm ý chí chiến đấu của nhân dân.

Người đọc sẽ nhận ra nỗi lo lắng, trằn trọc của Trần Quốc Tuấn khi thấy cảnh đất nước lâm vào nước mất, nhà tan đến đau lòng "Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Một con người khiến người khác ngưỡng mộ và khâm phục vì tình yêu nước và thương nhà đến mãnh liệt như vậy. Ông nguyện vì dân vì nước để sống và cống hiến hết mình.

Với những câu thơ đau lòng nhưng đanh thép Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sự cống hiến hết mình "dẫu cho trăm thây phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui". Ông đã căm phẫn đến cực độ, có thể hi sinh chính bản thân mình để dành lại độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình và ấm no nhất.

Tình yêu thương của ông dành cho nhân dân cho quân sĩ được bộc lộ một cách sâu sắc ở trong bài Hịch "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa". Tấm lòng của ông thật đáng ngưỡng mộ, một con người gần gũi và chân tình.

Bên cạnh tình yêu của mình dành cho quân và dân thì ông cũng hết sức căm phẫn khi có những người chỉ biết hưởng thụ, không biết cống hiến "thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức". Ông đã gay gắt phê bình những tư tưởng sai lầm, lệch lạc đi ngược lại với ý muốn của dân tộc.

Ông luôn nêu cao tinh thần và ước muốn của nhân dân ta. Sống và cống hiến hết mình cho đất nước chính là lý tưởng sống của con người cao cả, vĩ đại ấy.

Hịch tướng sĩ được viết theo thể hịch đã truyền tải được nội dung cũng như ý chí của tác giả. Giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hào hùng, căm phẫn đến cực độ đã khơi gợi tinh thần yêu nước cũng như ý chiến chiến đấu quyết liệt nhất. Trần Quốc Tuấn đã khiến cho người đọc thấy khâm phục trước tấm long đối với nước với dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Oanh
Xem chi tiết