Hướng dẫn soạn bài Hai cây phong - trích

Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
vương tuấn khải
3 tháng 11 2017 lúc 22:17
Trời đã về chiều, bầu trời trở lên u ám, báo hiệu một cơn mưa to đã đến. Mọi người nhanh chóng xu dọn vào để tránh cơn mưa kia. Tôi vội vàng đi xu quần áo, mẹ tôi chạy ra ngoài sân xu mấy lia cá mới phơi vào. Em trai tôi thì cũng nhanh nhảu đứng cổ vũ anh trai. Mọi việc vừa xong thì cơn mưa to cũng trút xuống. Mưa to đổ xuống ầm ầm như có cả biển nước từ trên trời hắt xuống. Mọi người đều hết sức lo lắng cho bố tôi. Bố tôi đang trên đường đi làm về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi điện cho bố nhưng đầu kia mãi không có ai nhấc máy. Mẹ như ngồi trên đống lửa, cứ đi đi lại lại trong nhà. Tôi đến an ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc mưa to quá bố không nghe thấy điện thoại đâu. Nói thế thôi, tôi cũng lo lắng không kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, những tia sét vẫn cắt ngang bầu trời, không chịu buông tha một ai. Đang cuộn trong dòng suy nghĩ , tôi đã thấy ai về trước cửa, lòng tôi bỗng vui như có hội, tôi chạy ra đón bố, đỡ cặp cho bố. Thật may mắn, bố tôi đã không bị cơn mưa ki quật ngã. Gia đình tôi là như thế đấy, mọi người đều hết sức yêu thương nhau, không bao giờ có thể bỏ mặc nhau được.
Bình luận (0)
Takahashi Eriko Mie
22 tháng 10 2019 lúc 12:10
Vào một buổi chiều trong lành, tôi đang dạo bước trên con đường đến trường. Tôi cảm thấy khá hồi hộp cho buổi sáng ngày hôm nay vì lớp tôi sẽ có bài kiểm tra Ngữ Văn học kì I, tôi khá lo lắng cho bài kiểm tra này vì tôi sợ bài sẽ rất khó đối với khả năng của tôi. Sau khi đến trường, tôi chạy nhanh như cắt lên lớp để ôn bài và tự hứa với mình rằng sẽ làm bài cho tốt . Khoảng một tuần sau, cô giáo trả bài và lòng tôi vui như mở hội khi mà tôi đã đạt điểm cao. Lúc ấy, tôi muốn nói hết ra cảm xúc của mình cho mọi người nhưng tôi vẫn phải giữ niềm vui này trong lòng. Về đến nhà, tôi nhanh như gió chạy vào nhà và khoe với mẹ điểm kiểm tra của mình, mẹ rất vui và mẹ cũng đã thưởng cho tôi thứ mà tôi thích nhất. Ngày hôm ấy tôi vui lắm.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thị Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Huế
18 tháng 10 2017 lúc 21:09

a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.

d. nở từng khúc ruột

e. vắt chân lên cổ

Bình luận (0)
nguyen thi vang
19 tháng 10 2017 lúc 14:38

b) điền thành ngữ cho sẵn vào ô trống /.../ trong các câu sau đây để tạo biện pháp tu từ nói quá:

- bầm gan tím ruột -chó ăn đá gà ăn sỏi

-nở từng khúc ruột - ruột để ngoài da

- vắt chân lên cổ

(1) Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

(2) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột .

(3) Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da .

(4) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột .

(5) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy .

Bình luận (0)
Huyền Trang
19 tháng 10 2017 lúc 19:03

1.Ở nói chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

2. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột

cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.

Bình luận (0)
Hoàng Thúy
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
16 tháng 10 2017 lúc 20:06

Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn ?

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

+ Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

+ Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.

Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi », cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?

- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn : + Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.

+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.

Chúc bn học tốt

Bình luận (4)
thu nguyen
16 tháng 10 2017 lúc 20:08

2.

a. Thế giới kì diệu :

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi’’, cái thu hút người kể chuyện và làm cho bọn trẻ ngây ngất đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt mọi trẻ khi từ ở những cành cao nhất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống :

- Tầm thấp : Đất rộng bao la khiến cho bọn trẻ phải nín trở ngồi lặng đi vì kinh ngạc, sửng sốt, chuồng ngựa nông trang vốn được coi là tòa nhà rộng nhất thế gian, thế mà giờ đây chỉ như một căn xép bình thường.

- Tầm xa : Nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa biết đến và thấy cả những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói.

- Tầm sâu : Chúng tôi nép mình suy nghĩ, chúng tôi nép mình lắng nghe đã phải là nơi tận cùng của thế giới chưa ? Lời thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn sau chân trời xa thẳm

= > mở ra chiều sâu của suy nghĩ, của trí tuệ, tâm hồn trẻ thơ.

= > Thế giới vừa mênh mông rộng lớn vừa huyền ảo bí ẩn, đánh thức khát vọng của con người.

b. Ngòi bút đậm chất hội họa :

Tính chất của hội họa được thể hiện trên hai phương diện màu sắc và đường nét :

- Đường nét :

+ Đất rộng bao la

+ Dải thảo nguyên hoang vu

+ Những dòng sông tận chân trời

+ Những đám mây, những đồng cỏ. Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.

- Màu sắc :

+ Màu trắng của làn sương mờ đục

+ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc

+ Màu bạc lấp lánh của những con sông.

= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).

Bình luận (0)
Biết để chi z bn
16 tháng 10 2017 lúc 20:09

nv kể chuyện mạch kể xưng tôi tự gt mih là họa sĩ.

- Nv kể chuyện trog mạch kể chuyện xưng tôi vốn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể là đứa trẻ trog bọn

- Mạch kể chuyện xưng "chúng tôi" là quan trọng hơn vì mang tính khách quan hơn

Bình luận (0)
lê mai anh
Xem chi tiết
Huy Bin
12 tháng 10 2016 lúc 20:51

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn ***g vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?
Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.
Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

Bình luận (1)
Trần Thu Hà
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 18:48
Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi , một cao nguyên , phía dưới là thung lũng Vàng. Phía trên làng , giữa một ngọn đồi , hai cây phong to lớn , hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi , như biểu tượng của tiếng nói riêng , như tâm hồn riêng của làng .
Vào năm học cuối , bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim , leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe .
Thuở ấy , nhân vât "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong , tìm đến nó để tìm đến âm thanh kì diệu , những kí ức gắn liền suốt tuổi thơ , và " tôi " cũng ko biết vì sao ở đó được gọi là " Trường Đuy-sen" .
Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình. 
Bình luận (3)
Khánh Hà
22 tháng 10 2016 lúc 17:22

SGK có bạn ơi !

Bình luận (0)
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 10:06

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi , một cao nguyên , phía dưới là thung lũng Vàng. Phía trên làng , giữa một ngọn đồi , hai cây phong to lớn , hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi , như biểu tượng của tiếng nói riêng , như tâm hồn riêng của làng .
Vào năm học cuối , bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim , leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe .
Thuở ấy , nhân vât "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong , tìm đến nó để tìm đến âm thanh kì diệu , những kí ức gắn liền suốt tuổi thơ , và " tôi " cũng ko biết vì sao ở đó được gọi là " Trường Đuy-sen" .
Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.o

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Huỳnh Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
28 tháng 10 2017 lúc 22:10

đoạn 1 : từ đầu -> gương thần xanh
Nội dung : 2 cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi
đoạn 2 : còn lại .
Nội dung : kí ức tuổi thơ về 2 cây phong

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
29 tháng 10 2017 lúc 6:43
Bố cục: 4 phần Phần 1: Từ đầu ==> phía tây: giới thiệu vị trí làng. Phần 2: Tiếp theo ==> gương thần xanh: nhớ về hình ảnh 2 cây phong, Cảm xúc của nhân vật tôi khi về thăm làng. Phần 3: Tiếp theo ==> biêng biếc kia: nhớ về những cảm xúc, tâm trạng thời trẻ thơ khi vui đùa cùng lũ bạ Phần 4: Còn lại: Nhân vật tôi nhớ lại người trồng 2 cây phong
Bình luận (0)
nguyen thi nhu quynh
Xem chi tiết
Descendants “Trúc Trần”...
13 tháng 10 2017 lúc 20:02

Đoạn văn:

(1)Từ "Phía trên làng"đến "chiếc gương thần xanh"

ND chính của đoạn văn: Nhớ về hình ảnh Hai cây Phong.Cảm xúc của nhân vật tôi khi về thăm làng

2)Từ "Vào năm học" đến biêng biếc kia:

ND chính của đoạn văn: Nhớ về những cảm xúc,tâm trạng thời Trẻ thơ cùng lũ bạn.

3)Từ "Tôi lắng nghe" đến hết

ND chính của đoạn văn:Nhân vật tôi nhớ lại người trồng Hai cây Phong

Bình luận (1)
Lộ Mạn Mạn
22 tháng 10 2017 lúc 14:22

(1) ND: nhớ về hình ảnh hai cây phong ở đầu làng và cảm xúc, tâm trạng của tôi khi mỗi lần về thăm làng, thăm cây

(2) ND: nhớ về cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi hồi trẻ thơ với lũ bạn bè, khi chơi đùa, trèo lên hai cây phong nhìn ngắm quê làng

(3) ND: nhân vật tôi nhớ đến người trồng hai cây phong ấy gắn liền với trường Đuy-sen

Bình luận (3)
Tung Quan Nguyen
Xem chi tiết
Vũ Kiều Trang
17 tháng 10 2017 lúc 21:59
STT Ví dụ Ý nghĩa
1

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Nói quá về sức người, nhưng rất đúng : bàn tay con người có thể biến sỏi đá thành cơm

2 Anh cứ yên tâm ,vết thương chỉ sướt da thôi.Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – ngay cả đi lên đến tận chân trời.
3 Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. « Thét ra lửa » là nói quá về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

Bình luận (2)
Đoàn Thị Van Anh
20 tháng 10 2017 lúc 18:44

1. " Sỏi đá cũng thành cơm " : Lao động mang lại cho con người cuộc sống ấm no .

2. " Đi lên đến tận trời " : Không quản ngại khó khăn , gian khổ .

3. " Thét ra lửa " : Có thế lực , có uy quyền .

Bình luận (0)
Cô Hồn
25 tháng 10 2018 lúc 21:05

1. Nếu bt làm lụng thì kể cả khi trắng tay ta vx có cái ăn, nói quá về sức lao động của con ng nhưng rất hợp lí

2. nói quá về sức ng, sự việc nhằm an ủi người kia

3. nói quá cho thấy cụ Bá là 1 ng khó tính, uy quyền

Bình luận (0)
Oanh Kim
Xem chi tiết
Hoa Phạm Thanh
15 tháng 10 2017 lúc 20:25

- Kêu như trời đánh

- Dữ như cọp

- Ngàn cân treo sợi tóc

- Vắt chân lên cô

Bình luận (0)
Đoàn Thị Van Anh
16 tháng 10 2017 lúc 19:36

- Bầm gan tím ruột

- Chó ăn đá , gà ăn sỏi

- Nở từng khúc ruột

- Ruột để ngoài da

- Vắt chân lên cổ

- Nghiêng nước nghiêng thành

- Vắt cổ chày ra nước

- Nói khoác một tấc lên trời

Bình luận (0)
nguyen thi vang
19 tháng 10 2017 lúc 14:41

B) Nói quá là biện pháp tu từ Phong đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm. Ví dụ : -Xương đồng da sắt.

+ Nghiêng nước nghiêng thành

+ Dời non lấp biển

+ Lấp biển vá trời

+ Mình đồng da sắt

+Nghĩ nát óc

+ Bầm gan tím ruột

+ Vắt chân lên cổ

+ Ruột để ngoài da

+ ...

Bình luận (0)
Tú Quyên
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
30 tháng 10 2017 lúc 21:37

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi , một cao nguyên , phía dưới là thung lũng Vàng. Phía trên làng , giữa một ngọn đồi , hai cây phong to lớn , hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi , như biểu tượng của tiếng nói riêng , như tâm hồn riêng của làng .
Vào năm học cuối , bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim , leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe .
Thuở ấy , nhân vât "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong , tìm đến nó để tìm đến âm thanh kì diệu , những kí ức gắn liền suốt tuổi thơ , và " tôi " cũng ko biết vì sao ở đó được gọi là " Trường Đuy-sen" .
Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

Bình luận (0)