Hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

An Pham
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
17 tháng 4 2017 lúc 20:22

a.Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.

Bình luận (3)
 Aeri Baekhyun EXO
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
12 tháng 3 2017 lúc 12:19

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt đông cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liêm huyện Nam Đàn, tình Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội.

Bác Hồ là một người có lòng yêu nước bao la , Bác đã nhiều lần hi sinh vì đất nước

Bác cũng là một nhà văn , nhà thơ nổi tiếng

Bác là một người có đức tính giản dị ( trích mấy câu trong văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ'' )

Bình luận (0)
nguyen thi thuy le
Xem chi tiết
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
8 tháng 3 2017 lúc 14:27

Câu 4 :

- Câu nói : '' Tôi nói đồng bào có nghe rõ không '' trong khi Bác đọc Bản tuyên ngôn độc lập.

- Người nói rất ngắn gọn: "Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". Người hay dùng cách so sánh bằng hình ảnh để diễn đạt lý luận. Ví như: "Lý luận như cái kim chỉ nam", "không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi", "Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ"...

- "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?"

- "Các chú còn hay mắc cái tật nói chữ nhiều. Người ốm các chú gọi là "bệnh nhân". Làm bệnh nhân thì oai hơn người ốm phải không? Giúp đỡ thì các chú không thích bằng "tương trợ"... Tiếng Việt ta rất phong phú, ta phải làm giàu thêm cho tiếng của ta, nhưng không nên vay mượn lu bù để lòe thiên hạ"

Bình luận (0)
Quang Duy
8 tháng 3 2017 lúc 12:55

1.Những câu nói ngắn gọn của Bác:

- Trung với nước hiếu với dân

- Không có gì quý hơn độc lập, tự do

2.Bài thơ ''Bác ơi'' của Tố Hữu

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế.
Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Bác sống như trời đất của ta
Mong manh áo vải hồn muôn trượn 3.Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn không muốn làm phiền người khác.Những việc mà Bác làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ.Vì thế xung quanh Bác có rất ít người giúp việc
Bình luận (0)
Quang Duy
8 tháng 3 2017 lúc 13:01

5.Các bài thơ mà Bác viết: Cảnh khuya,rằm tháng Giêng,cảnh rừng Việt Bắc,chơi trăng,trung thu............

Bình luận (0)
Ngô Thị Trà
Xem chi tiết
Tờ Gờ Mờ
18 tháng 3 2017 lúc 23:04

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, vào ngày 16 tháng 8 năm 1945, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính. Tuy nhiên ông để lại dấu ấn nhiều trong lĩnh vực ngoại giao.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, ông được bầu làm Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen), đi sau chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Paris,Pháp, 1946.

Ngày 31 tháng tháng 5 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp)[7] thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại do Pháp không trả lời dứt khoát về việc ấn định thời hạn thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ.

Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Những đóng góp của đoàn Việt Nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa Hội nghị tới thành công. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rất căng thẳng và phức tạp, với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam, ngày 20/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tháng 9 năm 1954, ông kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.

Trong thời gian làm thủ tướng chính phủ, ông và Nguyễn Văn Linh là người đã giải oan cho đạo diễn Trần Văn Thủy trong sự kiện về bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai.[8]

Vào năm 1972 khi "mùa hè đỏ lửa" đang diễn ra quyết liệt, Phạm Văn Đồng có 1 chuyến đi cùng đoàn xe chở chủ tịch Cuba ở vùng giới tuyến. Tại đây, ông bắt gặp 1 nữ du kích bị tai nạn và cho tùy tùng cứu sống nữ du kích huyện đội Vĩnh Linh.

Bình luận (0)
Bùi Thị Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Đoàn Như Quỳnhh
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
27 tháng 2 2017 lúc 21:52

Dưới ngòi bút sâu sắc, chọn lọc và tinh tế của nhà văn Phạm Văn Đồng, đức tính giản dị của Bác Hồ như hiện lên đôi mắt tôi. Ông làm tôi nhớ lại một người cha, một vị lãnh tụ dân tộc, một người con có lòng yêu nước nồng nàn, có nhiều đức tính tốt, trong đó có giản dị và tiết kiệm. Cách giản dị của Người đẹp cả trong cách sống, mối quan hệ xã hội đến lời nói, văn thơ trữ tình. Bác sống giản dị, nhưng giản dị theo kiểu sôi nổi, phong phú, sống trọn đời vì dân, vì nước. Là một vị chủ tịch nước vĩ đại, Bác không tham vọng hào quang, phú quý, mà làm tròn trọng trách của mình, quan tâm hết mình đến nhân dân,..... Giống người bạn đồng hành, một người đồng chí chiến đấu của Bác, Phạm Văn Đồng có những lời nhận xét về đức tính giản dị của Bác vô cùng sâu sắc, đúng đắn, chính xác, bày tỏ long biết ơn của mình, nhân dân đối với Bác. Đức tính giản dị của Bác được đời đời noi gương, nó phù hợp với mọi thời đại, mọi hoàn cảnh. Đến nét viết cuối cùng của nhà văn, tôi học được ở Bác đức tính giản dị, tính tiết kiệm, lòng yêu nước, yêu thương mọi người. Bác mãi là tấm gương sáng cho tất cả mọi người trên thế giwosi noi theo.

Bình luận (6)
Thảo Phương
5 tháng 3 2017 lúc 12:29

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Bình luận (1)
Khanh Linh Nguyen Tran
Xem chi tiết
Tạ Thùy Linh
Xem chi tiết
Tú Linh
3 tháng 3 2017 lúc 19:54

Văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ " của tác giả Phạm Văn Đồng

Bình luận (0)
than thi phuong thao
Xem chi tiết
Tú Linh
3 tháng 3 2017 lúc 16:12

Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở:

_Giản dị trong lối sống:

+ Ăn uống: chỉ có vài ba món, trong khi ăn Bác không để rơi vãi, thức ăn thừa được sắp xếp tươm tất.

+ Nơi ở: Bác ở nhà sàn chỉ vẻn vẹn ba phòng, luôn lộng gió, phảng phất hương thơm của hoa rừng.

_Giản dị trong quan hệ với mọi người;

+Bác trồng cây trong vườn

+ Viết một bức thư cho một đồng chí

+ Nói chuyện với các cháu miền Nam

+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ phòng ngủ đến nhà ăn

_Giản dị trong cách nói và bài viết;

*Tác giả đã dẫn ra những câu nói của Bác:

+ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

+"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn , song chân lí ấy vẫn không bao giờ thay đổi"

+ Vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhó được và làm được.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Kim Teahuyng
28 tháng 2 2018 lúc 21:34

Đức tính của Bác được thể hiện trên 2 phương diện:

- Trong lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

- Trong cuộc sống hàng ngày

+ Bữa cơm: Chỉ vài ba món giản đơn

+ Nhà ở: Căn nhà xiêu vẹo chỉ có vài ba phòng nhỏ bé

+ Công việc: Trong đời sống của mình, việc gì bác tự làm được thì không cần người giúp

+ Quan hệ với mọi người: viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...

Bình luận (0)