Hướng dẫn soạn bài Danh từ (tiếp theo)

ngo phuong thao
Xem chi tiết
Taylor Hamony
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
4 tháng 1 2017 lúc 20:04

Theo các bạn khác thì mình không biết,nhưng mình phân biệt cụm DT theo các bước sau:

+Xác định các danh từ trong đoạn văn.

+Xem phía trước danh từ có các từ chỉ số lượng hay không.

+Xem phía sau có các từ ngữ chỉ nơi chốn,...hay không.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Trang
4 tháng 1 2017 lúc 19:40

là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để tạo thành một danh từ chung. Nó bao gồm từ hai đến vài danh từ. Mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới

Bình luận (0)
nguyen thi tra my
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
2 tháng 11 2017 lúc 20:44

- Tôi là học sinh.

- Họ là giáo viên.

- Đó là bông hóa.

- Anh ta là bác sĩ.

- Đây là cái bàn.

- Kia là quyển vở.

- Chúng ta là bạn.

Bình luận (1)
Phạm Dương Thùy
Xem chi tiết
Lê Trung Hiếu
1 tháng 11 2018 lúc 21:50

Vào chủ nhật tuần trước, em được bố mẹ dẫn về quê thăm ông bà. Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có cánh đồng lúa chín vàng. Các bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm, suốt tháng. Những đứa trẻ thổi sáo trên lưng trâu, những lũy tre xanh bát ngát, những dòng suối mát rượi và là nơi chứa đầy kỉ niệm của em và những đứa trẻ hàng xóm. Dòng suối uốn lượn như một tấm vải lụa dài xa đến tít tận trân trời, rồi mai sau em lớn lên, nhưng em sẽ luôn mãi nhớ đến quê hương của em.

Bình luận (0)
Đình Chính Nguyễn
Xem chi tiết
thám tử
14 tháng 10 2017 lúc 20:52

- Danh từ là nhưng từ chỉ người, sự vật, khái niệm, hiên tượng,...........

- Chức vụ chủ yếu của danh từ là chủ ngữ trong câu.

VD: Những bông hoa đang tỏa mùi hương ngào ngạt.

Danh từ trong VD trên là : những bông hoa

Bình luận (0)
Windy
16 tháng 10 2017 lúc 11:27
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại
- DT chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..)

- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió,mưa,…).

+ DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

+ DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

*Cụm DT:

- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:

Danh từ chung <> Danh từ riêng.
Danh từ số ít <> Danh từ số nhiều
Danh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thể
Chức năng
Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:

Làm
tân ngữ cho ngoại động từ.
Ví dụ: Thằng bé ăn kem. Dùng nội động từ không trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được) Ví dụ: Anh ta là bác sĩ. (Trong câu này "bác sĩ" là danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta") danh từ chỉ sự vật
Bình luận (2)
Nguyễn Trần Hạ Lam
14 tháng 10 2017 lúc 20:53

- Danh từ là từ dùng để chỉ tên người, sự vật, sự kiện, tình trạng hay cảm xúc.

- Danh từ giữ chức vụ chủ ngữ. Có trường hợp danh từ là vị ngữ khi đứng sau từ "là".

- VD: Hoa hồng rất đẹp

Tôi là học sinh...

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
5 tháng 9 2017 lúc 20:49

đường phố

Bình luận (1)
Minh Ánh Trần Thị
24 tháng 11 2017 lúc 10:04

đường á bạnvui

Bình luận (0)
Anime
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
2 tháng 7 2016 lúc 15:04

undefined

Bình luận (0)
Taylor Hamony
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
4 tháng 1 2017 lúc 20:05

Có.

Cái/giang sơn:cái là phần phụ trước;giang sơn là trung tâm.

Bình luận (0)
Trương Huy Hoàng
31 tháng 10 2017 lúc 22:39

Có. Tick mình đi nha Taylor Hamony.

Bình luận (0)
Trần Thị Trà My
4 tháng 1 2017 lúc 20:39

Có. Cái là t1, giang sơn là T2

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Băng
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
4 tháng 12 2016 lúc 20:19

Giống nhau:
+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian.( có tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản )
+ Đều có yếu tố kì ảo hoang đường
Khác nhau: về nội dung và nghệ thuật
+Về nội dung-ý nghĩa: Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sỹ, nhân vật dì ghẻ...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện, của công lí. Còn truyện truyền thuyết lại kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử nhằm thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó.
+Về nghệ thuật:
Truyện cổ tích sử dụng hoàn toàn yếu tố hư cấu
Truyền thuyết thì đan xen giữa yếu tố tưởng tượng, kì ảo hoang đường (Hư cấu ) và yếu tố thực (Chi tiết lịch sử có thật )

Bình luận (0)
Cửu vĩ linh hồ Kurama
4 tháng 12 2016 lúc 20:22

Giống : Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến thắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền

Bình luận (0)
Heartilia Hương Trần
4 tháng 12 2016 lúc 20:44

+ giống nhau :

- là truyện dân gian

- Sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo

- Đều có kết cấu 3 phần

+ khác nhau

- Truyền thuyết: - kể về kiểu nhân vật lịch sử, sự kiện

- thái độ cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật sự kiện lịch sử được kể

- Cổ tích : - Kiểu nhân vật bất hạnh, dũng sĩ, thông minh, động vật, có tài năng kì lạ, ngốc nghếch

- thể hiện ước mơ, niềm tin về lẽ công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác

 

Bình luận (0)
Kaito Kid
Xem chi tiết
oOo_Cô Bé Dễ Thương_oOo
13 tháng 11 2016 lúc 20:36

mk cx đag cần cái này nè

Bình luận (0)
Lê Phan Bảo Như
13 tháng 11 2016 lúc 21:07

một con cá
mấy học sinh
một người chồng
một con yêu tinh
một lưỡi búa

Bình luận (1)
Minh Tuyet
14 tháng 11 2016 lúc 18:38

một túp lều

một lưỡi búa

một chiếc rìu

một chàng trai

một học sinh

Bình luận (0)