Hướng dẫn soạn bài Con hổ có nghĩa

Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 20:23

Truyện trung đại là :

Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc. 
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau: 
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. 
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm

Bình luận (1)
Phạm Tuấn Kiệt
26 tháng 4 2016 lúc 20:24

mình cóp trên mạng ko biết có giúp đc cho bn ko:

Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc. 
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau: 
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. 
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Minh
26 tháng 4 2016 lúc 20:25

Truyện trung đại là truyện nhiều khi gắn với kí ( việc ghi chép sự việc ), sử ( ghi chép chuyện thật) và có thể hư cấu, thường mang tính giáo huấn. Cốt truyện nhìn chung đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua hành động và cốt truyện.

Bình luận (0)
Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
29 tháng 4 2016 lúc 19:07

Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích:

B. Đánh giá

Bình luận (1)
Nguyễn Quốc Việt
29 tháng 4 2016 lúc 19:32

 

Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích:

 B. Đánh giá cây tre

 

Bình luận (0)
ncjocsnoev
29 tháng 4 2016 lúc 18:58

" Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam " có mục đích " giới thiệu "

Bình luận (0)
Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
Chipu khánh phương
29 tháng 4 2016 lúc 19:07

A

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
29 tháng 4 2016 lúc 19:09

Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo:

A. là + một cụm danh từ

Bình luận (0)
ncjocsnoev
29 tháng 4 2016 lúc 19:14

 

Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như sau :

A. là + một cụm danh từ

Bình luận (0)
Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
30 tháng 4 2016 lúc 7:32

Ngoài bố mẹ, người mà em thân thiết nhất và yêu quý nhất chính là bà nội của em. Vì ông bà ngoại và ông nội đều đã mất cả, bà luôn nghĩ em thiệt thòi và thiếu vắng tình yêu của ông bà so với các bạn khác, nên bà lúc nào cũng yêu thương và cố gắng dành cho em những điều tốt đẹp nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Việt
30 tháng 4 2016 lúc 7:55

Đời người có biết bao nhiêu sóng gió. Người thân là động lực để ta vượt qua. Đỏ đô, bố và mẹ đã dành hết tình yêu thương cho em. Nhưng nó chỉ được một phần ba chặn đường. Để cho nó sẽ trở thành con đường hoàn thiện và vững chãi nhất, bà nội đã cho em tất cả tri thức và tình cảm mà bà có.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Việt
30 tháng 4 2016 lúc 8:00

Tích mình nhé các bạn

Bình luận (0)
Đỗ Diệu Linh
Xem chi tiết
Dương nguyễn hà ly
16 tháng 5 2016 lúc 8:31

mình có

Bình luận (0)
Đỗ Diệu Linh
16 tháng 5 2016 lúc 13:55

bảo di

Bình luận (0)
Dương nguyễn hà ly
16 tháng 5 2016 lúc 18:53

cần giúp gì mìh gúp cho !banhqua

Bình luận (0)
Dương nguyễn hà ly
Xem chi tiết
Alexandra
14 tháng 5 2016 lúc 15:06

Bạn phải lấy ví dụ rồi mới ứng xử được, và phải ứng xử cho phù hợp với luật pháp nhà nước. Nếu bạn đưa đề vậy thì có nhiều cách ứng xử lắm...hehe

 

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
28 tháng 5 2016 lúc 16:16

khỏi

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu
24 tháng 9 2017 lúc 8:55

phải có tình huống chứ

Bình luận (0)
trần minh thu
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
25 tháng 5 2016 lúc 18:09

Chắc hẳn đối với các bạn học sinh ai cũng có những kỉ niệm riêng với thầy cô giáo cũ của mình. Và em cũng vậy, mỗi một năm học là một năm đầy ắp những kỉ niệm với thầy cô. Có những kỉ niệm vui nhưng cũng có những kỉ niệm buồn nhưng tất cả đều làm ta nhớ mãi. Đối với em, kỉ niệm mà em không thể nào quên đó là một lần mắc lỗi với cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Hai của mình.

Cô giáo chủ nhiệm của em tên là Hiền, đối với cả lớp cô như là người mẹ thứ hai vậy. Tính cách cô rất hiền, đúng như cái tên của cô vậy, cô rất quan tâm và tận tình với các bạn trong lớp. Hàng ngày cô lên lớp đều đều, mang theo những bài giảng và cả tình yêu thương của cô nữa. Hàng ngày sau khi kết thúc bài học, cô đều giao bài tập về nhà cho các bạn để về nhà làm thêm và củng cố lại những gì đã học ở trên lớp.

Trên lớp, em là một học sinh được cô nhận xét là khá chăm chỉ học bài và có tinh thần xây dựng bài, chưa một lần nào mắc lỗi cả. Nhưng rồi chuyện này đã xảy ra với em cũng chỉ vì sự ham chơi của mình em đã làm cô buồn. Em vẫn còn nhớ đó là ngày đầu tuần, buổi học diễn ra rất sôi nổi và kết thúc sau tiếng trống tan trường, như thường lệ cô giao cho các bạn bài tập về nhà gồm một bài viết chính tả và học thuộc bài thơ đã được cô dạy trên lớp. Cả lớp đồng thanh vâng lời và kết thúc buổi học.

Hôm đấy cũng là ngày sinh nhật của em, bố mẹ em đã chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho em vào buổi tối. Cũng là mới đầu năm học nên em chưa quen biết nhiều các bạn trong lớp nên em quyết định chỉ tổ chức một buổi sinh nhật nhỏ với ông bà, bố mẹ, em trai và mấy cô bác hàng xóm cùng các bạn cạnh nhà. Buổi chiều hôm đó, em cùng mẹ đi mua một vài thứ chuẩn bị cho buổi sinh nhật và đặt bánh kem.

 

Buổi sinh nhật diễn ra rất vui vẻ với sự tham gia của tất cả mọi người, em và các bạn chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ gửi tới ông bà, bố mẹ và các cô bác hàng xóm, hôm đấy em nhận được rất nhiều quà cùng những lời chúc sinh nhật rất ý nghĩa. Em rất vui, và dường như niềm vui quá nhiều đã làm em quên hẳn đi số bài tập về nhà mà cô giáo đã giao trên lớp sáng nay. Em bóc quà và trèo lên giường đi ngủ ngon lành vì đã quá mệt vì buổi sinh nhật hôm nay.

Sáng hôm sau em lên lớp bình thường như mọi khi và vẫn không nhớ gì đến bài tập phải làm cho đến khi cô giáo bước vào lớp và kiểm tra bài cũ. Lúc đấy em mới sững sờ và nhớ ra những bài tập cô giao, các bạn không thể tưởng tượng được lúc đấy em lo lắng đến như thế nào, tim thì đập rất nhanh và chân tay run lẩy bẩy. Vẫn câu hỏi của cô quen thuộc như mọi khi: “Các em đã làm bài tập hết chưa?” và cả lớp đồng thanh “Rồi ạ!”, chỉ có em là ngồi im và không dám nói câu gì. Thật sự lúc đó em rất muốn đứng dậy nhận là mình chưa làm bài tập nhưng vì xấu hổ nên em đã không làm điều đó. Một học sinh được cô khen là chăm chỉ mà bây giờ đứng dậy tự nhận mình chưa làm bài tập thì chắc chắn các bạn trong lớp sẽ cười. Và đã đến lúc cô giáo đi kiểm tra, tim em càng đập nhanh hơn, cô kiểm tra đến chỗ em, nhìn trang vở trắng thế là cô đã biết, nhưng thật lạ cô không nói gì mà tiếp tục đi kiểm tra các bạn khác cho đến khi đến bạn cuối cùng.

Suốt giờ học hôm ấy, em luôn cảm thấy bồn chồn lo lắng và mong thật nhanh hết giờ để lên nhận lỗi với cô, em biết cô không muốn chỉ ra lỗi của em trước lớp. Và cuối cùng, giờ học cũng đã kết thúc, em rón rén lên và xin lỗi cô. Lúc này em rất sợ và không biết cô sẽ phạt mình gì đây? Nhưng cô đã không làm vậy, cô hỏi rõ lí do vì sao em không làm bài tập, em trình bày cho cô nghe về buổi sinh nhật tối hôm qua, cô chỉ nhắc nhở và còn chúc mừng sinh nhật em. Lúc này em mới thật sự cảm thấy nhẹ nhõm và hứa với cô sẽ không bao giờ có lần thứ hai em tái phạm lại lỗi này nữa.

Lần mắc lỗi đó chắc chắn sẽ không bao giờ em có thể quên được, đó như là một lần nhắc nhở em phải chăm chỉ học tập hơn để không phụ với tận tình, quan tâm của cô giáo.

Bình luận (0)
sherk
25 tháng 5 2016 lúc 19:53

sao viết ngắn vậy

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Thế
25 tháng 5 2016 lúc 19:55

Guồng quay của thời gian vẫn cứ trôi đi lặng lẽ và âm thầm, có những kỉ niệm đã lãng quên vào quá khứ nhưng có những kỉ niệm sống mãi cùng thời gian. Với tôi, mỗi khi nghe những giai điệu du dương ngọt ngào: Như dòng suối ra sông như dòng sông ra biển rộng, trang sách hồng ước mơ, thầy cô cho em mùa xuân từ bên kia mái trường đang tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là lòng tôi lại xao xuyến bùi ngùi nhớ lại những kỉ niệm ngày nào – còn là một cậu học sinh nghịch ngợm. Nhất là kỉ niệm về một lần bị ốm và cô Hạnh – chủ nhiệm năm lớp 5 đã đến chăm sóc tôi.

Cô Hạnh là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Cô có mái tóc dài đen bóng, khuôn mặt trái xoan, làn da ngăm ngăm vì lửa đạn chiến trường. Chiếc nón lá, tấm áo bà ba và chiếc xe đạp thống nhất cũ là tất cả. Những gì dung dị nhất trong cô mà mỗi chúng tôi cảm nhận được. Nghe bố mẹ tôi kể lại, trước kia cô là thanh niên xung phong, do bị thương nên cô được về địa phương. Bắt đầu từ đó cô đi học lớp tại chức và trở thành giáo viên. Do hoàn cảnh nên cô không thể có con. Vì thế cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, chăm lo dạy dỗ chúng tôi tận tình chu đáo. Cô thường hay kể chuyện những ngày kháng chiến cho chúng tôi nghe. Cô là bạn của bố mẹ tôi nên cũng hay đến nhà tôi chơi. Tôi vốn là cậu học trò hiếu động, nghịch ngợm nhưng lại yếu. Chẳng vậy mà bạn bè gọi tôi với cái tên "sóc con" rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại đầy cá tính. Vì lần ấy bố mẹ tôi phải lên Lạng Sơn nên để anh em tôi ở nhà. Trước khi đi, bố mẹ tôi còn nhờ cô thỉnh thoảng đến chơi và trông nom giúp tôi. Mùa hè đã bắt đầu với cái nắng chói chang, nóng bức. Vốn là người thích bóng đá nên tôi chơi suốt cả buổi trưa cùng các bạn mà không đội mũ, nón. Chiều về tôi đã bị ốm. Nghe bạn tôi kể, buổi

chiều hôm đó thấy tôi không đi học, cô đã hỏi các bạn và biết tôi bị ốm. Sau buổi học cô đã đến nhà tôi, thấy tôi nằm trên giường, cô khẽ bước đến:

-    Nam, em có mệt lắm không? Cô đã bảo đi ra ngoài phải đội mũ, đội nón vào rồi mà lại không nghe…

  

Tôi hiểu rằng cô nói vậy thôi chứ cô thương tôi lắm. Đã từ lâu cô coi tôi như con của mình. Tôi ốm thế này chắc cô buồn lắm. Cô nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Lúc bấy giờ, nhìn cô tôi củng thấy nghẹn ngào và khẽ cất tiếng:

-   Em xin lỗi cô, em không sao ạ, một lát là khỏi thôi.

Cô đưa tay vuốt lên mái tóc tôi. Dường như tôi có cảm giác ấm áp đến khó tả, rưng rưng, nồng đượm. Cô lấy thuốc cho tôi uống và bảo tôi nằm xuống để cô đi nấu cháo.

Hàng ngày, đôi bàn tay gầy gầy ấy thường nắn nót viết trên bảng dòng chữ: Tập đọc, hay bắt tay bầy trẻ thơ rèn chữ, thì nay, lại khéo léo nhẹ nhàng vuốt ve một cậu học trò, như người mẹ gần gũi với con. Cô đưa bát cháo cho tôi và ngắm nhìn tôi ăn. Chao ôi! Phải chăng đó là tình cảm chân thành cao cả của một người đã chở bao chuyến đò, đưa bao người con của quê hương sang sông đang trao cho đứa con này tất cả sự trìu mến thiêng liêng đến thế. Trong ánh mắt ấy, cả tình yêu thương con trẻ, và bao mong mỏi chờ đợi. Tất cả những câu hỏi đó dồn dập xuất hiện trong tôi khiến tôi xao xuyến, xúc động. Cô ngồi cạnh tôi như người mẹ hiền đứng nhìn đứa con thơ dại đang ngủ say trong giấc mơ hồng.

Hôm sau, tôi đỡ hơn và đi học. Vừa bước vào lớp, cô đã hỏi tôi:

-   Nam, em đã khỏi hẳn chưa?

Tôi đứng lên rụt rè:

-   Thưa cô, em đã đỡ nhiều rồi ạ!

Cô cho tôi ngồi xuống và nhắc nhở cả lớp:

Bây giờ đang là mùa hè, trời rất là nóng, nắng gắt. Vì vậy các con đi đâu cũng phải đội mũ vào; mà đừng có đá bóng vào buổi trưa. Các con rõ chưa?

Cả lớp chúng tôi đồng thanh:

-   Dạ, thưa cô chúng con nhớ rồi ạ!

Và thế là bài giảng bắt đầu. Ngồi trong lớp, tôi cố gắng lắng nghe những gì cô nói. Giờ đây tôi mới cảm thấy cái giai điệu ngọt ngào trong bài giảng của cô. Nó giống như giọng mẹ tôi khi kể chuyện cho tôi nghe.

Từ đó, tôi hay sang nhà cô chơi, giúp cô một số công việc nhà, hỏi cô cách làm bài toán khó hay một bài văn hay.

Chắc sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cô, người đã cho tôi những hành trang kiến thức, đạo làm người ngày hôm nay. Vì chúng tôi, cô đã hi sinh cả cuộc đời làm nghề giáo, dìu dắt lớp măng non của đất nước vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Các thầy cô giáo đã chắp cánh ước mơ cho chúng tôi bay vào đời. Và chúng tôi nguyện sẽ mãi cống hiến, noi gương các thầy cô.

Cô là người mẹ thứ hai của tôi, như ngọn đèn soi sáng cho chúng tôi mỗi bước đi. Những bài học cô dạy như hành trang giúp tôi vững vàng bay vào đời và chắc rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cô với những kỉ niệm ấy. Nó là điểm tựa cho tôi ngày hôm nay tiếp bước theo "sự nghiệp trồng người" vĩ đại, là kỉ niệm hằn sâu trong kí ức tôi.



 

Bình luận (0)
trần minh thu
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
28 tháng 5 2016 lúc 8:31

                                                          " Trích câu thơ ns về mẹ"

" Nếu ai hỏi tôi rằng người mà mk yêu thương nhất là ai?" thì có lẽ câu trả lời của tôi là " Người mẹ thân yêu của mk". Tình cảm mà mẹ dành cho chúng ta ko thể ns thành lời, ko bao h có thể đong đếm dc. Và dù ở đâu, có xa cách như thế nào thì chúng ta luôn dc bảo vệ và chở che bởi cha mẹ của mk.

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
28 tháng 5 2016 lúc 9:08

Duong Thi Nhuong TH Hoa Trach- Phong GD va DT Bo Trach đừng nên viết tắt nhiều

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
28 tháng 5 2016 lúc 9:24

''Ngày xưa khi còn thơ bé
Con vẫn hay đòi mẹ khóc nhè
Để được mẹ dỗ dành
Và kể con nghe những câu chuyện cổ tích
Từng đêm mẹ vẫn ngồi đây
Để con được những giấc ngủ say
Luôn yên bình trong những giấc mơ đêm về
Tình yêu thương bao la mẹ dành tất cả cho con''

Khi nghe xong câu hát này tôi lại nhớ tới hình ảnh của mẹ.

* Đây là mk tự làm hơi dở nên các bạn chiếu cố giùm.haha
 

Bình luận (0)
trần minh thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
29 tháng 5 2016 lúc 9:04

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

CHÉP MẠNG ĐÓ BẠN! leuleu

Bình luận (0)
Lê Thị Anh Thương
29 tháng 5 2016 lúc 10:29

  Bài văn tả bà                                       

                                                                        Bài làm :

         Nhìn ngoài trời, những hạt mưa rơi tí ta tí tách. Tôi nhìn mà nhớ đến những hồi ức của ngày xưa, những kỉ niệm giữa tôi và người bà quý mến. Nhìn lại những hình ảnh của ngày xưa về người bà quý mến, tôi nhìn mà bà. Bà ơi !

         Năm nay, bà cũng khoảng tầm đã được bảy mươi tuổi - một cái tuổi của vầng trăng xế. Tuy đã già rồi, nhưng lưng của bà vẫn chưa còng lắm so với những người già khác. Ngày ngày, đơn giản với bà chỉ là những bộ bà ba trông thật đơn sơ mà mộc mạc biết bao ! Chỉ có những hôm đi đâu xa bà mới mặc những bộ quần áo mới. Mái tóc trông thật khác xưa , bây giờ nó đã không được một màu đen như trước nữa mà đã được thay vào là một mái tóc đã mờ hơi sương. Đôi mắt đã không còn được rõ như xưa, làm việc gì bà cũng phải mang cho thấy rõ.  Làn da bây giờ đã hiện lên nhiều nếp nhăn nhưng trông bà vẫn còn trẻ lắm ! Tôi vẫn nhớ làm sao đôi bàn tay ấy, tuy đã chai xạm và thô ráp nhưng đối với tôi nó thật mềm mị làm sao ! Chính đôi  bàn tay này mà bà đã chăm sóc cho tôi từ khi mới lọt lòng cho đến tận bây giờ. Có một điều tôi luôn nhớ rằng, dẫu mai này có đi đâu về đâu thì tôi vẫn nhớ mãi lới ru tiếng hát của bà, nó thật hay làm sao !  Tiếng hát ấy trông như tiếng đàn, vĩ cầm,....... du dương , trầm bỗng đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm và sâu lắng mà không một bút tích nào tả nỗi.

          Đã về già rồi, nhưng bà rất hay làm, hết làm việc nhà rồi bà lại ra vườn chăm lo cho các cây rau, củ. Bố mẹ thấy vậy nên nói với bà rằng : " Mẹ ơi, già rồi nên mẹ hãy nghỉ ngơi cho khỏe, đừng làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đó ạ ! " Bố mẹ nói vậy thì bà bảo rằng : "Đẻ mẹ làm cho khỏe cái chân cái tay, chứ không làm là bà không chịu nổi" Bà tôi là vậy đó, rất hay làm ! Đặc biệt lắm, bà rất thương con cháu, mỗi khi có của ngon vật lạ nào thì bà luôn để phần cho con cháu. Vào những đêm rằm hay những đêm trăng sáng thì bà đợi chúng tôi làm bài xong rồi bà cháu chúng tôi cùng ngồi kể co nhau nghe nhiều câu chuyện. Qua mỗi câu chuyện bà kể, tôi hiểu rằng bà muốn răn dạy chúng tôi phải trở thành những người có ích cho đất nước.

            Tôi yêu bà tôi lắm ! Bà thật đẹp trong mắt chúng tôi, nhất là tôi. Trong đôi mắt của tôi bà không chỉ là một người bà mà còn là một người đồng minh luôn che chở cho tôi. Nếu có một điều ước, tôi sẽ ước rằng bà sẽ mãi mãi ở bên chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện bổ ích và răn dạy chúng tôi trở thành một người có ích cho đất nước. Bà ơi, con yêu bà lắm ! 

         

Bình luận (0)
Bùi Trung Hiếu
15 tháng 11 2016 lúc 21:16

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

nguoi-ba

Bà là người bà tuyệt vời nhất

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-ke-ve-nguoi-ba-kinh-yeu-cua-em/#ixzz4Q5SDQ6yQ

Bình luận (0)
trần minh thu
Xem chi tiết
Quốc Đạt
29 tháng 5 2016 lúc 10:52

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để ba em được vui lòng.

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
29 tháng 5 2016 lúc 10:56

mk chỉ viết mở bài cho bn thui, còn thân bài vs kết bài bn tự lm nhé, bi h mk phải đi chơi đây

Bố, bố là tất cả
Bố ơi, bố ơi, bố là tất cả
Bố là tất cả, bố ơi bố ơi
Nhưng lúc bố mệt, bố là bố thôi...

Mỗi lần nghe câu hát này tôi lại nhớ đến người bố đã khuất của tôi. Một người bố rất hiền từ và nhân hậu.

 

 

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
29 tháng 5 2016 lúc 10:58

z là phải chép mạng đó bn, mk có bik 1 bài hay và xúc động lém

để mk viết cho

“Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng, một tình yêu thương ngọt ngào thì cha lại như một sự nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc. đối với em cha không chỉ là một người trụ cột của gia đình, không chỉ là một người cha mà còn là một anh hùng, một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo.

Cha em như một vị anh hùng trong mắt em vậy. cha em không cao lắm chỉ có một mét sáu bảy thôi thế nhưng thân hình ấy lại hơi mập đủ có thể che chở cho em trước những nguy hiểm. Nhớ có lần cả một cành cây khô rơi xuống cha đã lấy thân hình của mình để đỡ lấy cái đau ấy. Cha em mập là vậy nhưng cha lại rất nhanh  nhẹn trong công việc. Không những thế cha còn có cả một khuôn mặt chữ điền vuông vắn có phúc, em biết điều đó vì được nghe rất nhiều người khen cha và thật tự hào về cha của mình. Cha có nước da trắng mà khiến nhiều người phụ nữ cũng phải ghen tị vì nước ấy. Những buổi đi làm đồng về cùng nhau rửa chân tay lấm bùn trên con mương nhỏ ai cũng phải trầm trồ vì làn da ây. Rồi có người lớn khéo chửi đùa “ Sư mày đàn ông con trai gì mà trắng hơn cả đàn bà thế”. Nước da trắng ấy không phải là da trắng bạch mà đủ độ trắng với một người đàn ông phong độ như cha em.

Mắt cha em to tròn và ướt nước, nhìn ban đêm thì thật lấp lánh hiền từ như những ngôi sao ngoài trời đêm. Đôi môi đẹp lắm và cả những hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của cha trở nên đẹp lạ thường. Mà đặc biệt mỗi khi cha cười em thấy hạnh phúc biết bao, đó là một nụ cười rạng rỡ, một nụ cười hiền lành chất phác của một người nông dân. Đặc biệt hơn nữa là đôi bàn tay cha, đôi bàn tay ngày ngày chăm lo em, đôi tay vuốt má, đôi tay ẵm em và cả đôi tay đòn roi đau đớn nữa. Bàn tay cha không mềm mại như bàn tay của nhiều người khác bởi quê hương nghề chính là đồng ruộng vì vậy mà đôi bàn tay của cha chai đi vì cày bừa, chai đi vì mưa nắng ngoài ruộng. Thế nhưng đôi bàn tay vẫn tràn đầy yêu thương khi vỗ về những đứa con nhỏ, vẫn xoa đầu hay vuốt mà chúng đầy ngọt ngào. Và cũng chính vì thế em hiểu được phần nào những nỗi vất vả mà cha đã phải chịu vì em. Không những thế bàn tay chai, khô cằn, ngắn ngủn đó lại em có thể viết rất đẹp và làm ra những đồ vật thật đẹp mắt trong nhà. Bàn tay ấy còn làm nên những ngôi nhà đẹp đẽ, nhìn những viên gạch đỏ lừ được xếp thành hàng bên cạnh những hàng vữa thật sự thích mắt.

Và giờ đây khi em đã khi thời gian và những nhọc nhằn mà cha đã trải qua đã khắc tạc trên khuôn mặt mái tóc cha em. Mới ngày nào mà mái tóc đã ngả sang màu khói. Đó không hẳn là trắng cũng không hẳn đã là đen, đó là một màu tóc của sương sớm, là màu tóc của những ánh nắng gắt gỏng trên cánh đồng ban trưa và là màu của cơn mưa rào nọ. tất cả những nhọc nhằn sóng gió của cuộc đời cũng như những vất vả khi chăm sóc những đứa con trưởng thành như hằn in trên những vết nhăn trên mắt cha. Mỗi lần cha cười những vết nhăn ấy lại lộ ra rõ hơn hay cũng có khi em nhận bắt gặp những nếp nhăn ấy nhưng không phải cười mà là cha đang suy nghĩ về điều gì đó. Dẫu thời gian có mang tuổi thanh xuân cảu cha đi nhưng cho đến bây giờ cha vẫn luôn là người bảo vệ em khỏi những nguy hiểm của cuộc sống, cha vẫn là điểm tựa vững chắc và bàn tay nâng đỡ khi em vấp ngã.

Em rất  yêu mến cha của em nếu có một điều ước em luôn mong sức khỏe đến cho cha để cha sống với em mãi mãi. Nếu như mẹ giống như một thiên thần một bà tiên trong mắt em thì cha lại giống như một vị anh hùng, một ông tiên hiền lành không chỉ mang đến những phép màu cho cuộc đời em mà mang đến cả một tình phụ tử thiêng liêng đầy che chở.

 
Bình luận (0)