Hướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhà

Hồng Hà Thị
Xem chi tiết
nguyen trung hau
9 tháng 10 2018 lúc 19:47

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào

Bình luận (0)
nguyenthihuong
Xem chi tiết
Huyền Anh Lê
4 tháng 10 2018 lúc 15:30
Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

+ Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

+ Nhịp điệu: hài hòa,

Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

+ Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

+ Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

+ Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Luyện tập

Bài 1 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc đời thường

- Ngôn ngữ trong bài Sau phút chia ly là ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng

- Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang chỉ một mình bà với tình riêng của bà

Bình luận (0)
nguyễn thu thảo
15 tháng 10 2018 lúc 12:57

Hướng dẫn soạn văn

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), người thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Vì thi đã đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên có tên gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan chừng 10 năm, rồi cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hầu hết được sáng tác vào giai đoạn khi ông đã từ bỏ chốn quan trường. 2. Tác phẩm Bạn đến chơi nhà là một bài thơ trữ tình đặc sắc được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Với bài thơ này, tác giả đã cho ta thấy một trong những tình cảm quý giá nhất của con người ấy là tình bạn. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhận dạng thể thơ của bài thơ này? Gợi ý: Bằng những kiến thức đã biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hãy nhận diện bài thơ về số câu, số chữ, về cách hiệp vần vầ về luật đối. 2. Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. a) Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. b) Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất. c) Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy. d) Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Bài Qua Đèo Ngang diễn tả tâm trạng buồn nhớ da diết nên cần dọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Ngược lại, bài thơ này có giọng điệu vui, hóm hỉnh, cần chú ý những ý giải thích của tác giả: "khôn chài cá, cải chửa ra cây, cà mới nụ" để làm nổi bật ý trào lộng của tác giả. 2. a*) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn trích Sau phút chia li đã học. b) So sánh cum từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Gợi ý: a) Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng, mẫu mực. b) Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.
Bình luận (0)
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Linh Phương
11 tháng 10 2016 lúc 22:06

để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Bình luận (2)
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
27 tháng 10 2016 lúc 19:16

Trả lời

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với

ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

 

giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
khác nhau :
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:

+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

 

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự

gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

 

Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Chúc bn hok tốt !

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Dũng
27 tháng 10 2016 lúc 19:17

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Bình luận (0)
kudo shinichi
27 tháng 10 2016 lúc 19:21

cụm từ "ta vs ta "trong bạn đến chơi nhà là sự kết hợp của 2 người

cụm từ " ta vs ta " trong qua đèo ngang tô đậm thêm sự lẻ loi cô đơn của mk

haha

Bình luận (0)
Nơi Này Có Em
Xem chi tiết
Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:35

Bạn bè là nghĩa tương tri 
Sao cho sau trước một bờ mới nên 

Ra đi vừa gặp bạn hiền 
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 

Ai ơi nhớ lấy câu này 
Tình bạn là mối duyên thừa trời cho 

Ra đi vừa gặp bạn thân 
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 

Bắt con cá lóc nướng trui 
Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa 

Ra về nhớ bạn khóc thầm 
Năm thân áo vải ướt đầm cả năm 

Tình bạn là vạn bông hoa 
Tình bạn là vạn bài ca muôn màu 

Cho tôi tôi chọn hoa hồng 
Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung 

Mực xanh giấy trắng viết ngắn còn dài 
Mong rằng tình bạn nhớ hoài ngàn năm 

Sống trong bể ngọc kim cương 
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè 

Tình bạn tươi thắm như hoa 
Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời

Bình luận (0)
Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:35

TỤC NGỮ - CA DAO : 
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. 
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt. 
- Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly. 
- Học thầy không tày học bạn. 
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông 
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. 
- Bạn bè là nghĩa tương tri 
Sao cho sau trước một bề mới nên. 
- Thói thường gần mực thì đen 
Anh em bạn hữu phải nên chọn người. 
- Những người lêu lỏng chơi bời 
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa. 
- Quen nhau từ thuở hàn vi 
Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn. 
- Sông sâu sào vắn khó dò 
Muốn qua thăm bạn sợ đò không đưa.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền
13 tháng 10 2016 lúc 17:13

TỤC NGỮ - CA DAO : 
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. 
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét. 
- Thêm bạn bớt thù. 
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt. 
- Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly. 
- Học thầy không tày học bạn. 
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông 
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. 
- Bạn bè là nghĩa tương tri 
Sao cho sau trước một bề mới nên. 
- Thói thường gần mực thì đen 
Anh em bạn hữu phải nên chọn người. 
- Những người lêu lỏng chơi bời 
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa. 
- Quen nhau từ thuở hàn vi 
Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn. 
- Sông sâu sào vắn khó dò 
Muốn qua thăm bạn sợ đò không đưa.

Bình luận (0)
Phuc Nguyen
Xem chi tiết
FAIRY TAIL
4 tháng 1 2018 lúc 19:39
~Nguồn : Internet~ Sinh ra và lớn lên trong gia đình, mỗi chúng ta được đón nhận bao tình cảm tốt đẹp nhất từ nơi ấy. Không chỉ là sự bao dung của người mẹ hay sự chỉ bảo ân cần của người cha trong văn bản “Mẹ tôi”, gia đình còn cho ta nhưng yêu thương thiêng liêng như “Chị ngã em nâng”, như tình mẹ dạt dào sóng nước, như công cha núi lớn ngất trời... Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính nhưng yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là đôi mắt lo lắng của mẹ khi ta bị ốm. Là lời động viên đầy sức mạnh của cha. Là nụ cười móm mém hiền từ của bà. Hay đơn giản chỉ là đôi mắt trong veo nhìn anh chị của đứa em nhỏ... Hạnh phúc mà gia đình mang đến bình yên và xúc động xiết bao!

Rời tổ ấm gia đình có người sẽ lo lắng bởi sợ rằng sẽ chẳng còn yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Nhưng nếu biết sống đủ đầy với mọi người thì ắt hẳn ta cũng nhận lại được những thương yêu. Tôi không thể nào quên hình ảnh đứa bạn cùng lớp bỏ hết nhưng giờ ra chơi để miệt mài ngồi chép bài cho người bạn cùng bàn bị ốm. Tôi cũng không quên những tấm thiếp “hand-made” xinh xắn đám bạn cùng tổ đã kì công làm tặng tôi ngày sinh nhật. Và càng không thể nào quên hình ảnh người thầy gượng dậy sau cơn ốm nặng đội mưa đến trường để tiếp tục dạy lớp tôi...

Tình cảm của những người bạn bè, những người thầy cô khiến mỗi chúng ta cảm thấy sung sướng vì được yêu thương một cách vô tư, chân thành.

Biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao - nhận ngọt ngào.
Bình luận (0)
lê anh tuấn
4 tháng 1 2018 lúc 19:43

Trong cuộc đời mỗi con người, niềm hạnh phúc lớn nhất là được sống trong tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ, tình cảm chân thành, mộc mạc của bạn bè. Đó là những tình cảm thiêng liêng của mỗi con người không có gì có thể thay thế được.

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, em đã được mẹ cha, người thân chăm sóc từng miếng ăn từng giấc ngủ, đến khi chập chững những bước đi đầu tiên thì cha mẹ cũng là những người dìu bước em đi, nâng em dậy mỗi khi em vấp ngã. Khi em ốm đau cha mẹ là người lo lắng cho em nhất, mẹ có thể thức cả đêm chăm sóc em, bón cho em từng thìa cháo, khuôn mặt mẹ đầy lo âu, những lúc đó mẹ có thể hi sinh tất cả để em được hạnh phúc. Nghĩa mẹ công cha đối với chúng ta vô cùng lớn lao: “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”, và ca dao của Việt Nam cũng có câu:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao hiển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

Câu thơ là lời nhắc nhở chúng ta hãy biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, đã cho ta sự sống, nuôi dạy ta nên người. Hơn bao giờ hết, chúng em thật sự là những người hạnh phúc được sống trong vòng tay của mẹ của cha. Mỗi ngày đi học về, em lại thấy mẹ mỉm cười thật tươi, mẹ hỏi hôm nay con được điểm mấy? Có vui không? Rồi mẹ bảo em đi ăn cơm, vừa ăn em vừa kể cho mẹ nghe những chuyện ở lớp học. Những lúc em buồn cha mẹ lại vỗ về an ủi em. Em còn nhớ có những lần em bị ốm, mẹ hì hụi nấu cháo và mang đến bón cho em từng thìa một, mẹ động viên, dỗ dành em hãy cố gắng ăn để nhanh chóng khỏi ốm. Mặc dù lúc đó không muốn ăn nhưng trước tình cảm của mẹ em lại cố gắng ăn để mẹ vui lòng. Với em, hạnh phúc lớn nhất là mỗi khi trở về nhà lại có cha mẹ bên cạnh. Cha mẹ luôn mang đến cho em sự bình yên và sung sướng.

Và em cũng hiểu rằng: chính vì em mà mẹ cha vất vả, ngày đêm làm việc kiếm tiền đổ nuôi em ăn học, em càng khôn lớn thì cha mẹ mỏi lúc lại già hơn:

Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.

Câu ca dao trên là một lời nhắc nhở chúng ta về công lao của mẹ cha đối với con cái và câu ca dao còn muốn nói đến một thực tế là cha mẹ không thể ở với chúng ta suốt đời, rồi một ngày nào đó lớn lên em phải xa bố mẹ hoặc đến lúc cha mẹ già khuất núi. Trong cuộc đời của mỗi con người, mọi thứ đều có thể thay thế trừ cha và mẹ. Cho nên bất hạnh lớn nhất của chúng ta là khi mất mẹ mất cha: “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhất, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Song đó là quy luật tự nhiên không ai có thể tránh được điều đó. Vậy nên theo em nghĩ những ngày được sống trong vòng tay của mẹ của cha, chúng ta cần yêu thương, kính trọng và là người con hiếu thảo biết vâng lời cha mẹ. Đặc biệt phải học tập thật tốt để cha mẹ vui lòng.

Ngoài tình cảm cha mẹ thì mỗi người còn có tình bạn bè, đó là tấm lòng chân thành, những tình cảm tự nhiên không màng đến vật chất. Tình cảm đó được Nguyễn Khuyến thể hiện rất rõ trong bài thơ Bác đến chơi nhà. Bài thơ thể hiện một tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Bạn đến chơi, nhưng nhà không có bất cứ một thứ gì để đãi bạn: chợ xa, ao sâu không bắt được cá, vườn rộng khó bắt gà, bầu mướp còn non, tóm lại chẳng có thứ vật chất gì để đãi bạn kể cả miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng tác giả lại có một thứ duy nhất và quý nhất để tiếp bạn, đó là tình cảm “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Thực ra đây mới chính là vấn đề mấu chốt, tác giả muốn khẳng định tình cảm chân thành của mình đối với bạn, đó là một thứ tình cảm nguyên vẹn không pha chút vật chất tầm thường..Từ bài thơ của Nguyễn Khuyến giúp em hiểu hơn về tình bạn và hơn thế còn sự là cảm nhận về niềm hạnh phúc khi được sống trong tình cảm chân thành của bạn bè. Tình bạn giúp em vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống tinh thần.

Mỗi khi buồn em lại có thể đến chia sẻ với người bạn thân của mình nhờ đó nỗi buồn của em như vơi đi một nửa. Ngày ngày đi học em và bạn lại cùng nhau đi chung trên một con đường có bạn con đường đi như ngắn hơn bởi tiếng cười luôn nở trên môi hai đứa. Chúng em còn thường xuyên đến nhà nhau để học nhóm, có những bài toán khó cả hai đứa cùng bạn bạc và đưa ra cách giải quyết hay nhất, hợp lí nhất. Có những người ban tốt em cảm thấy tự tin và vui vẻ hơn rất nhiều.

Tóm lai trong cuộc đời mỗi con người, tình cảm gia đình và tình bạn là thứ tình cảm quan trọng nhất, nó giúp chúng ta sống hạnh phúc và không bao giờ bị cảm giác cô đơn. Và muốn duy trì được tình cảm gia đình và bạn bè thì mỗi người phải sống thật tốt, chân thành với bạn bè, có hiếu với cha mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
4 tháng 1 2018 lúc 20:02


Bình luận (0)
Nguyễn Lan Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 1 2018 lúc 19:30

Ví dụ nếu thu hoạch lúa, dưa gang … trễ hạt bị rụng, hư nhiều do quá chín dẫn đến năng suất thấp. Nhưng thu hoạch quá sớm lúc còn xanh, chất lượng không tốt. Vì thế yêu cầu phải thu hoạch đúng lúc, đúng độ chín.

- Vì một lí do nào đó mà thu hoạch lúa, dưa hấu, thanh long … bị chậm dẫn đến hậu quả: khi gặt hạt bị rụng nhiều, do quá chín, hay gặp mưa gió lúa bị đỗ, hạt bị ngâm nước, dưa hấu bị thối ruột, thanh long bị nứt vỏ nên chất lượng kém. Vì thế yêu cầu phải thu hoạch nhanh gọn.

- Ví dụ khi thu hoạch cà chua, cam, quýt, … nếu không cẩn thận làm quả bị giập nát dẫn đến giảm chất lượng và sản lượng nông sản. Vì thế yêu cầu phải thu hoạch cẩn thận.

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Huỳnh
13 tháng 10 2016 lúc 18:35

Người bạn tốt là đôi khi hai người bạn có thể xảy ra cãi vã do suy nghĩ của mỗi người khác nhau nên bất đồng quan điểm. Những lúc như thế mỗi người hãy hạ mình xuống và nhận lỗi về mình bởi giữ tình bạn không quá khó như tình yêu. Điều quan trọng phải là tình bạn thực sự, không vụ lợi, không tính toán. Giữa những người bạn cần có sự yêu quý nhau. Như bức tranh phải để ở nơi sáng nhất mới thấy hết vẻ đẹp của nó, tình bạn cũng vậy, phải đặt ở nơi đẹp nhất trong lòng mỗi người, lúc đó ta mới biết một người bạn quan trọng và cần thiết với ta như thế nào.

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
2 tháng 11 2016 lúc 22:07

chả có ai tốt thật sự vs mk cả ^^

Bình luận (0)
phuc le
12 tháng 12 2016 lúc 12:27

-Người bạn tốt là những người như sau:

1. Trung thực

 

Ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy rất tức giận và bị tổn thương khi bị lừa dối. Một người bạn tuyệt vời sẽ trung thực về những gì họ nghĩ và họ cảm nhận về bạn. Bạn ấy sẽ thẳng thắn góp ý với bạn mà không sợ một cuộc cãi vã hay giận dỗi.

 

2. Dành thời gian cho bạn

 

Người bạn tốt là những người có thể dành thời gian ở bên bạn mà không chỉ đơn giản là thời gian để gọi điện và nhắn tin với bạn.

 

3. Sẵn sàng làm hòa

 

Như một người bạn lớn, người bạn tốt sẽ sẵn sàng làm hòa và thỏa hiệp với bạn để gắn kết hai bạn với nhau hơn.

 

4. Luôn ưu tiên bạn bè

 

Nếu bạn gọi điện cho bạn ấy vào giữa đêm, bạn ấy sẽ là người nghe điện thoại, dỗ dành, an ủi bạn, thậm chí đến gặp bạn, nếu bạn cần.

 

5. Vui với thành công của bạn

 

Một người bạn tốt sẽ thật lòng chúc mừng thành công của bạn và vui khi bạn sẽ thành công và hạnh phúc hơn mà không chút ghen tỵ. Đây là điều mà không phải người bạn nào cũng có thể làm được.

 

6. Tránh những mâu thuẫn nhỏ nhặt

 

Người bạn tốt sẽ cố gắng tránh những mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa hai bạn với nhau. Người bạn tốt hiểu rằng, những mâu thuẫn không đáng có sẽ làm giảm độ sâu và sức mạnh của tình bạn.

 

7. Không nói xấu sau lưng

 

Người bạn tốt sẽ không nói xấu sau lưng hay tiết lộ về những bí mật hay điều làm bạn thấy xấu hổ và mất mặt trước mọi người.

 

8. Nỗ lực để duy trì tình bạn

 

Tình bạn cũng như tình yêu, cần có nỗ lực để duy trì. Một người bạn tốt sẽ không ngại dành thời gian để gặp gỡ, trò chuyện và giúp đỡ bạn ở mức tốt nhất có thể.

 

9. Không ngại nói lời xin lỗi

 

Khi người bạn tốt mắc một sai lầm, bạn ấy sẽ không ngần ngại và xấu hổ khi nói lời xin lỗi và sửa sai.

1. Trung thực

 

Ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy rất tức giận và bị tổn thương khi bị lừa dối. Một người bạn tuyệt vời sẽ trung thực về những gì họ nghĩ và họ cảm nhận về bạn. Bạn ấy sẽ thẳng thắn góp ý với bạn mà không sợ một cuộc cãi vã hay giận dỗi.

 

2. Dành thời gian cho bạn

 

Người bạn tốt là những người có thể dành thời gian ở bên bạn mà không chỉ đơn giản là thời gian để gọi điện và nhắn tin với bạn.

 

3. Sẵn sàng làm hòa

 

Như một người bạn lớn, người bạn tốt sẽ sẵn sàng làm hòa và thỏa hiệp với bạn để gắn kết hai bạn với nhau hơn.

 

4. Luôn ưu tiên bạn bè

 

Nếu bạn gọi điện cho bạn ấy vào giữa đêm, bạn ấy sẽ là người nghe điện thoại, dỗ dành, an ủi bạn, thậm chí đến gặp bạn, nếu bạn cần.

 

5. Vui với thành công của bạn

 

Một người bạn tốt sẽ thật lòng chúc mừng thành công của bạn và vui khi bạn sẽ thành công và hạnh phúc hơn mà không chút ghen tỵ. Đây là điều mà không phải người bạn nào cũng có thể làm được.

 

6. Tránh những mâu thuẫn nhỏ nhặt

 

Người bạn tốt sẽ cố gắng tránh những mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa hai bạn với nhau. Người bạn tốt hiểu rằng, những mâu thuẫn không đáng có sẽ làm giảm độ sâu và sức mạnh của tình bạn.

 

7. Không nói xấu sau lưng

 

Người bạn tốt sẽ không nói xấu sau lưng hay tiết lộ về những bí mật hay điều làm bạn thấy xấu hổ và mất mặt trước mọi người.

 

8. Nỗ lực để duy trì tình bạn

 

Tình bạn cũng như tình yêu, cần có nỗ lực để duy trì. Một người bạn tốt sẽ không ngại dành thời gian để gặp gỡ, trò chuyện và giúp đỡ bạn ở mức tốt nhất có thể.

 

9. Không ngại nói lời xin lỗi

 

Khi người bạn tốt mắc một sai lầm, bạn ấy sẽ không ngần ngại và xấu hổ khi nói lời xin lỗi và sửa sai.

Vậy nên chúng ta hãy trân trọng người bạn tốt của mình , đừng để mấy đi tình cảm thiêng liêng mà không phải cũng có

Bình luận (0)
Chi Babi
Xem chi tiết
Đỗ Thu Trang
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 8 2019 lúc 23:52

Tham khảo:

Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Đức Trung
31 tháng 10 2017 lúc 21:09

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Bình luận (4)
Lê Ái
31 tháng 10 2017 lúc 21:12

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc.Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Bình luận (0)