Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Đỗ Ngọc Khánh My
Xem chi tiết
Trúc Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
12 tháng 10 2018 lúc 13:07

* Các vùng chăn nuôi lợn chính: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

* Lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng vì:

- Đây là vùng trọng điểm lương thực nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn lớn (ngô, sắn, lúa…).

- Ngoài ra, địa hình đồng bằng, khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào…là điều kiện để hình thành các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn nhờ có dân cư đông đúc, tập trung với mật độ cao nhất cả nước (đặc biệt là thị trường Hà Nội).



Bình luận (0)
Thời Sênh
12 tháng 10 2018 lúc 13:10

* Lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng vì:

- Đây là vùng trọng điểm lương thực nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn lớn (ngô, sắn, lúa…).

- Ngoài ra, địa hình đồng bằng, khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào…là điều kiện để hình thành các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn nhờ có dân cư đông đúc, tập trung với mật độ cao nhất cả nước (đặc biệt là thị trường Hà Nội


Bình luận (0)
Phuong Nghii
7 tháng 11 2023 lúc 23:10

Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng là do đây là vựa lúa lớn của nước ta nên có nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, đây cũng là nơi đông dân có thị trường tiêu thị rộng lớn.

Bình luận (0)
trần thanh
Xem chi tiết
CVThan a1
7 tháng 10 2018 lúc 11:27

Vì có nhiều điều kiện tự nhiên cho sự phát triển cây công nghiệp

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Tuyết Nung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
8 tháng 10 2018 lúc 20:44

Hiện nay trong nghành chăn nuôi của nước ta chưa được chú trọng, do :

- Không có nhiều đồng có tự nhiên

- Nguồn lương thực chưa đủ cho gia súc

- Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật chăn nuôi còn thiếu

- Chất lượng thức ăn chưa cao, cơ sở thú y còn kém

- Điều kiện khí hậu dễ gây dịch bệnh, dễ lây lan

- Giộng nội địa chất lượng chưa cao, giống ngoại đắt nhưng không phù hợp với khí hậu trong nước

_Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
21 tháng 9 2018 lúc 10:56

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2002 và 2014 (%)

Hỏi đáp Địa lý

Chúc em học tốt!

Bình luận (4)
Ngọc Hnue
21 tháng 9 2018 lúc 10:58

Cô thấy rất nhiều bạn cảm thấy sợ phần nhận xét nhưng thực ra lại rất đơn giản. Các em hãy quan sát xem trong các ngành ngành nào tăng, ngành nào giảm và tăng giảm bao nhiêu %. Nếu đề bài yêu cầu giải thích thì chúng ta sẽ giải thích lí do đối tượng đó tăng hoặc giảm.

Chúc em học tốt!

Bình luận (1)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Vũ Trung Đức
22 tháng 9 2018 lúc 21:15

a) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm

b) Nhận xét

Thời kì 1990 – 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.

+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).

+ Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng.

Giải thích:

+ Đàn gia súc, gia cầm tăng do:

– Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.

– Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao.

– Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

+ Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi.

* Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do:

– Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.

– Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.

* Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.

Bình luận (8)
nguyễn minh huệ
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
17 tháng 1 2019 lúc 17:59

Gặp điều kiện khí hậu thuận lợi , người dân dần có kinh nghiệm hơn trong trông trọt, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, thị trương nước ta dần ổn định , sản phẩm dần đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhu cầu tiêu dùng tăng cao...

Bình luận (0)
My Trang Tran
Xem chi tiết
trịnh thị kim dục
Xem chi tiết
O=C=O
25 tháng 12 2017 lúc 23:24

1. Ngành trồng trọt
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp
a. Sản xuất lương thực:
– Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
– Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực:
. Đất trồng : diện tích trồng cây lương thực năm 2005 là 7,3 triệu ha, phân bố tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL, DHMT; khả năng mở rộng diện tích còn nhiều đối với SX NN.
. Khí hậu : đặc điểm NĐAGM, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi tăng trưởng và phát triển quanh năm, năng suất cao.
. Nguồn nước : dồi dào cả trên mặt và nước ngầm tạo thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.
. Địa hình : thuận lợi cho phân bố SX lương thực, thực phẩm.
– Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh…

Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực
+ Diện tích : trồng lúa đã tăng mạnh : từ 5,6 triệu ha (1980), 6,04 triệu ha (1990), 7,5 triệu ha (2002), tăng lên 7,3 triệu ha (2005).
+ Cơ cấu mùa vụ : thay đổi phù hợp với từng địa phương, vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ mùa.
+ Do áp dụng thâm canh, sử dụng giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ đông xuân.
+ Sản lượng : lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 19,2 triệu tấn (1990) và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
+ Năng suất : lúa đạt 49 tạ/ha/năm (năm 1980 – 49 tạ/ha/năm, năm 1990 – 31,8 tạ/ha/năm).
+ Bình quân lương thực có hạt trên đầu người : đạt hơn 470 kg/người/năm.
+ Từ chỗ SX lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hiện nay Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 – 4 triệu tấn/năm.
+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.
+ Phân bố : ĐB sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước (chiếm trên 50% diện tích, trên 50% sản lượng lúa cả nước, BQLTĐN trên 1000 kg/người/năm), vùng lớn thứ 2 là ĐBSH (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).

Bình luận (1)
trịnh thị kim dục
Xem chi tiết
trịnh thị kim dục
24 tháng 12 2017 lúc 22:27

Tên bảng:DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Bình luận (0)