1. Ngành trồng trọt
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp
a. Sản xuất lương thực:
– Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
– Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực:
. Đất trồng : diện tích trồng cây lương thực năm 2005 là 7,3 triệu ha, phân bố tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL, DHMT; khả năng mở rộng diện tích còn nhiều đối với SX NN.
. Khí hậu : đặc điểm NĐAGM, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi tăng trưởng và phát triển quanh năm, năng suất cao.
. Nguồn nước : dồi dào cả trên mặt và nước ngầm tạo thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.
. Địa hình : thuận lợi cho phân bố SX lương thực, thực phẩm.
– Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh…
Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực
+ Diện tích : trồng lúa đã tăng mạnh : từ 5,6 triệu ha (1980), 6,04 triệu ha (1990), 7,5 triệu ha (2002), tăng lên 7,3 triệu ha (2005).
+ Cơ cấu mùa vụ : thay đổi phù hợp với từng địa phương, vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ mùa.
+ Do áp dụng thâm canh, sử dụng giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ đông xuân.
+ Sản lượng : lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 19,2 triệu tấn (1990) và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
+ Năng suất : lúa đạt 49 tạ/ha/năm (năm 1980 – 49 tạ/ha/năm, năm 1990 – 31,8 tạ/ha/năm).
+ Bình quân lương thực có hạt trên đầu người : đạt hơn 470 kg/người/năm.
+ Từ chỗ SX lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hiện nay Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 – 4 triệu tấn/năm.
+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.
+ Phân bố : ĐB sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước (chiếm trên 50% diện tích, trên 50% sản lượng lúa cả nước, BQLTĐN trên 1000 kg/người/năm), vùng lớn thứ 2 là ĐBSH (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).